Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quần áo ướt sẽ có màu sắc trở nên đậm hơn, nguyên nhân bởi mắt nhìn thấy được vật thể là do ánh sáng chiếu vào vật thể được phản hồi trở lại mắt. Quần áo sau khi ngấm nước, do các sợi lông ngấm nước bị bết lại phản chiếu ít ánh sáng, đồng thời do lớp nước bao phủ lên bề mặt quần áo nên chỉ có một phần ánh sáng xuyên qua lớp nước này phản chiếu trở lại. Do vậy, quần áo sau khi ướt sẽ có màu sắc đậm hơn . (hết rồi nhìn j ? )
Trả lời :
Vì quần áo có màu đen, nâu, xanh,... những màu sẫm
vì hình quần áo bị phản chiếu bởi bóng đèn chiếu thẳng xuống quần áo, nên quần áo xuống mặt nc nên có màu sẫm.
Hok tốt !! ^_^
Vì bò tót bị mù màu , nên chúng chỉ bị kích do tiếng reo hò ồn ào và do bản năng tự nhiên của chúng .
( ^_^ )
Thực tế, bò tót, giống như các gia súc khác, đều mù màu đỏ. Do vậy, con vật sẽ không thể phân biệt được mảnh khăn nhử trước mặt mình màu gì để yêu hay ghét. ... Câu trả lời là màu đỏ giúp các dũng sĩ đấu bò che giấu máu của con vật bị thương khi chiến đấu, và có thể cũng là máu của chính các đấu sĩ.
câu 1 tôi trả lời dần dần
Tài phi của ngựa thì ai cũng biết vì ngựa có thân hình thon dài, bốn chân vững chắc. Nhưng ngựa có đặc tính không giống với các loài động vật khác, đó chính là thích ngủ đứng vào ban đêm. Ban đêm bất luận đi thăm nó lúc nào, nó luôn luôn đứng, nhắm mắt ngủ.
Ngựa ngủ đứng là theo tập tính sinh hoạt của ngựa hoang dã. Ngựa hoang dã sống ở các vùng thảo nguyên, sa mạc rộng lớn. Thời cổ xưa, ngựa vừa là đối tượng săn bắn của con người, lại là món ăn ngon của động vật ăn thịt như sói. Ngựa không giống bò, dê có thể dùng sừng chiến đấu với kẻ địch, chỉ có một cách, chỉ có thể dựa vào việc chạy nhanh để chạy trốn kẻ địch. Mà những động vật ăn thịt như sói... đều kiếm ăn vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn nấp trong các bụi cỏ, hang động để nghỉ ngơi, ban đêm mới ra ngoài kiếm ăn.
Dù là ban ngày, ngựa cũng đành phải đứng duy trì cảnh giác cao độ, đề phòng bất trắc.
Ngựa hoang dã để nhanh chóng kịp thời chạy trốn kẻ địch, ban đêm không dám thoải mái ngủ yên không cần lo nghĩ. Dù là ban ngày, ngựa cũng đành phải đứng duy trì cảnh giác cao độ, đề phòng bất trắc. Ngựa tuy không phải gặp sự săn đuổi của con người và kẻ địch như ngựa hoang, nhưng chúng là do ngựa hoang dã thuần hoá. Nhưng tập tính đứng ngủ của ngựa hoang vẫn được bảo lưu lại.
Ở trong chuồng, ngựa có thể không gặp nhiều nguy hiểm bị thú ăn thịt săn mồi, nhưng chúng vẫn ngủ đứng giữa ban ngày.
Trong số các loài động vật, ngoài ngựa ra, lừa cũng có tập tính ngủ đứng vì môi trường sinh hoạt của tổ tiên chúng gần giống với ngựa hoang.
Theo các chuyên gia, sở dĩ loài ngựa có thể làm được điều này là bởi chúng sở hữu một thứ gọi là “Bộ máy đứng”, gồm hệ thống các dây chằng và gân cho phép khóa các khớp xương ở chân khi chúng ngủ, để duy trì tư thế đứng thẳng.
Khi ngựa bắt đầu “làm liều” chợp mắt, chúng khởi động bộ máy nghỉ bằng cách uốn cong một trong các chân của chúng, chính xác là chân sau, và “khóa” chân lại ở phần đầu gối. Ba chân còn lại gánh trọng lượng của con ngựa. Sau một thời gian, ngựa sẽ chuyển trọng lượng của mình lên một chân khác để đỡ mỏi.
Có một điều thú vị là không phải lúc nào ngựa cũng ngủ đứng, trong trường hợp cần ngủ sâu để hồi phục sức khỏe, chúng cũng sẽ nằm ngủ như hầu hết các loài thú khác. Lúc này, đàn ngựa sẽ thực hiện chiến thuật làm việc nhóm. Cụ thể, một chú ngựa nhận nhiệm vụ canh gác trong khi cả đàn chợp mắt.
Ngựa không phải là loài duy nhất trong vương quốc động vật biết “chợp mắt” và tư thế ngủ thẳng đứng. Chúng là một phần của một nhóm nhỏ động vật có thể ngủ đứng. Các loài động vật có vú khác như hươu cao cổ, voi và lạc đà có bộ máy lưu trú cho phép chúng ngủ đứng. Nhiều loài chim cũng ngủ thẳng đứng và bằng một chân. Ví dụ phổ biến nhất là chim hồng hạc, nhưng nhiều loài chim khác sử dụng cơ chế đậu độc đáo để ngủ trên cành mà không bị ngã.
Chiếc áo blouse trắng là hình ảnh quen thuộc gắn liền với các bác sĩ. Trang phục này còn giúp đảm bảo môi trường vô trùng và xoa dịu tâm lý của các bệnh nhân tạo cho người bệnh cảm giác tin tưởng và yên tâm.
Nhưng khác với việc trực phòng khám hay điều hành, khi vào phòng phẫu thuật các bác sĩ lại khoác trên mình bộ quần áo blouse màu xanh. Vì khi thực hiện phẫu thuật đòi hỏi sự tập trung cao độ và tỉ mỉ tuyệt đối từ phía các y bác sĩ. Chính vì vậy mà đồng phục cho bác sĩ phẫu thuật được thiết kế với tông màu xanh, rộng và mát nhằm làm tăng sự thoải mái, tránh bị mỏi mắt và kiệt sức.
Đồng phục cho bác sĩ phẫu thuật được thiết kế với tông màu xanh
Theo nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu thị lực học tại đại học California, ông John Werner, nhìn vào màu xanh nhiều sẽ khiến cho thị lực vẫn duy trì và không bị bão hòa. Từ đó cũng có thể quan sát màu sắc một cách chi tiết hơn.
Vì trong suốt thời gian phẫu thuật, các bác sĩ phải đối mặt với nội tạng của cơ thể bệnh nhân. Và dĩ nhiên, họ sẽ phải nhìn máu trong khoảng thời gian khá lâu. Ban đầu, họ có thể dễ dàng nhận biết sự khác biệt giữa màu máu đỏ tươi, đỏ thẫm hay chuyển sang bầm đen.
Nhưng càng về sau, khi não hoạt động quá lâu, nó sẽ bị bão hòa và việc nhận dạng, phân tích màu sắc trở nên khó khăn hơn. Và ngay cả việc quan sát sắc thái của các gam màu khác cũng không chính xác.
Màu xanh tốt hơn cho mắt bác sĩ khi ở trong phòng phẫu thuật
Tông màu xanh này giúp làm mát mắt và chống mỏi mệt. Hơn nữa, vì màu xanh lá gần với màu đỏ nên khi bị dính máu cũng không quá tương phản, giúp bác sĩ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, khi chúng ta nhìn liên tục vào màu đỏ rồi nhìn sang màu trắng, chúng ta hay thấy những bóng màu xanh lục. Hiện tượng này xảy ra vì ánh sáng trắng có chứa tất cả các màu sắc, bao gồm đỏ và xanh lá cây. Và điều này hoàn toàn không tốt khi bác sĩ đang thực hiện ca phẫu thuật cứu người đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.
Chính vì vậy mà vào những năm đầu thế kỷ XX, các bác sĩ phòng mổ phải thay đổi đồng phục từ trắng thành màu xanh, để có thị lực tốt và cảm thấy thư giãn hơn trong quá trình phẫu thuật căng thẳng. Mặc dù, có rất nhiều màu khác nhau nhưng có lẽ màu xanh lục vẫn là lựa chọn tối ưu nhất cho đồng phục của bác sĩ phẫu thuật.
Xi Măng Có Những Tính Chất Gì?
A. Màu xám hoặc màu nâu, trắng
B. Được làm từ đất sét, đá vôi
C. Dùng để xây nhà, cầu
D. Khi trộn với nước trở nên dẻo, rất chóng bị khô
Đáp án : D. Khi trộn với nước trở nên dẻo, rất chóng bị khô
Mật ong vốn có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng óng, màu xanh nhạt, màu nâu cánh gián, màu nâu đen, nâu thẫm,… là do nguồn hoa mà ong hút mật. ... Nhiệt độ bảo quản càng cao, ánh sáng chiếu trực tiếp càng nhiều thì mật càng mau bị ngả đen và đặc biệt nếu nhiệt độ > 40ºc thì mật ngả đen rất nhanh.
hok tốt