Câu 1: Kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau nhờ tính chất nào sau đây?
A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẻo. D. Có ánh kim.
Câu 2: Các kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Trong số các kim loại vàng, bạc, đồng, nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Đồng. B. Vàng. C. Bạc. D. Nhôm.
Câu 3: Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp là:
A. Ag, Cu. B. Au, Pt. C. Au, Al. D. Ag, Al.
Câu 4: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là
A. Đồng. B. Bạc. C. Sắt. D. Sắt tây.
Câu 5: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim. D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.
Câu 6: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là
A. Hg. B. Cr. C. Pb. D. W.
Câu 7: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là
A. đồng. B. lưu huỳnh. C. kẽm. D. thuỷ ngân.
Câu 8: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?
A. Mg. B. Na C. Cu. D. Fe.
Câu 9: Kim loại Cu không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng, nóng. B. HNO3 loãng, nguội. C. H2SO4 loãng, nóng. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 10: Các kim loại chỉ tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng mà không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là
A. Cu và Fe. B. Fe và Al. C. Mg và Al. D. Mg và Cu.
Câu 11: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 12: Cho các kim loại: Ag, Al, Cu, Ca, Fe, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 13: Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 14: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây? A.
Fe(NO3)3. B. CuCl2. C. Zn(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 15: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là A. Fe và Au. B. Al và Ag. C. Cr và Hg. D. Al và Fe.
Câu 16: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Cu là
A. MgSO4 và ZnCl2. B. FeCl3 và AgNO3. C. FeCl2 và ZnCl2. D. AlCl3 và HCl.
Câu 17: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hiđro là:
A. K, Ca. B. Zn, Ag. C. Mg, Ag. D. Cu, Ba.
Câu 18: Cho dãy các kim loại: Be, Na, Fe, Ca. Số kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 19: Cho hai thanh kim loại M hoá trị 2 với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dung dịch CuSO4 và thanh 2 vào dung dịch Pb(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh 1 giảm và khối lượng thanh 2 tăng. Kim loại M là
A. Ni. B. Fe. C. Mg. D. Zn
bạc là kim loại có khả năng dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong mọi kim loại, hơn cả vàng, hơn cả đồng. Đồng là kim loại dẫn điện tốt thứ hai, chỉ sau bạc. Vàng dẫn điện còn kém hơn cả đồng.
Nguyên nhân của sự khác biệt này có lẽ do sự sắp xếp cấu hình electron trong phân tử. Đồng, bạc, vàng đều thuộc nhóm 11 trong bảng tuần hoàn, đều có 1 electron lớp ngoài cùng, và hơn cả là đều có liên kết kim loại rất mạnh. Điều đó khiến cho cả khối phân tử bạc hay vàng có mật độ electron chuyển động cao, tạo ra khả năng dẫn điện và nhiệt tốt hơn các kim loại chuyển tiếp khác.
Còn về việc bạc dẫn điện tốt hơn vàng chắc là do độ lớn của hạt nhân nguyên tử. Bạc có hạt nhân nguyên tử vừa phải, không to như vàng cũng như không nhỏ như đồng; tui đoán chắc đó là nguyên nhân chính
Bài 19. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất