K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2021
Ánh trăng – sự thức tỉnh của người lính sau chiến tranhMở bài:

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ đặc sắc do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ… của người nghệ sĩ trước thực tại bằng những hình tượng nghệ thuật.

Trong bài Tiếng nói của văn nghệ,Nguyễn Đình Thi cũng đã từng viết: “Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” là muốn khẳng định sự kết nối bền chặt giữa tư tưởng của tác giả và tâm tưởng người đọc. Ý nghĩa ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.

Thân bài:

Giải thích nhận định:

Mỗi tác phẩm văn chương chính là kết tinh của tâm hồn người sáng tác.

Đứng trước cuộc đời, người nghệ sĩ có những rung động tinh tế. Họ luôn khao khát được biểu hiện những rung động ấy dưới một hình thức nghệ thuật nào đó. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời là kết quả sâu sắc của  những cảm xúc ấy. Bởi thế, nghệ thuật chính là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.

Nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo trong hiện thực khách quan. Hiện thực ấy được phản ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của người nghệ sĩ. Tức tác phẩm là tiếng nói riêng của mỗi nhà văn trước hiện tương. Nó bao gồm những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giả về hiện thực đó.

Khi nói đến nội dung của tác phẩm, nhà nghiên cứu văn học Secnưxepki nhấn mạnh bản chất của ấy. Nó “tái hiện các hiện tượng hiện thực mà con người quan tâm”. Ông cũng viết: “Thể hiện sự phán xét đó trong tác phẩm là một ý nghĩa mới của tác phẩm nghệ thuật. Nhờ đó nghệ thuật đứng vào hàng các hoạt động tư tưởng, đạo đức của con người”.

Tác phẩm nghệ thuật còn đóng vai trò “là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Bởi nó làm lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn con người cũng qua con đường tình cảm. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Người đọc cũng yêu, ghét, vui, buồn như cảm xúc của nhà văn trước hiện tượng.

Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng giải trí, nghệ thuật còn là phương tiện để kết nối tâm hồn và tư tưởng giữa nhà văn và người đọc; kết nối thế giới lại với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật nhất định.

Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng:

Bài thơ “Ánh trăng” là lời tâm sự thiết tha sâu lắng, chân thành từ trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ; là kết tinh của tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời.

Trăng vốn luôn có ở trong cuộc sống. Trăng xuất hiện và gắn bó với con người qua thời gian. Trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ. Ánh sáng vầng trăng tỏa sáng bàng bạc cả một thời niên thiếu.

Vầng trăng còn gắn bó với người lính cả trong những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người tự nhủ với lòng mình sẽ chung thủy, sắt son với trăng. Con người tự hứa sẽ “không bao giờ quên” cái vầng trăng tươi đẹp, hiền hòa và tình nghĩa ấy.

Không gian và thời gian đó là khi con người còn ở trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Khi mà giữa con người và thiên nhiên có một mối giao cảm lớn. Thiên nhiên che chở cho đời sống con người. Con người nương tựa vào thiên nhiên để tìm kiếm nguồn sức mạnh sinh tồn.

Khi hoàn cảnh thay đổi, tất cả đều diễn biến theo chiều hướng tất yếu của nó. Kẻ thù bị tiêu diệt, chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình. Rời khỏi nhiệm vụ, rời khỏi hoàn cảnh khốn khó, tình cảm của con người đối với thiên nhiên cũng đổi khác.

Vầng trăng – người bạn chung tình thuở trước, đã trở thành “người dưng qua đường”. Con người đã không còn tha thiết và gắn bó với vầng trăng thiên nhiên nữa. Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng. Một dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Trước cuộc sống đầy tiện nghi, con người trở nên ích kỉ. Họ miệt mài đi tìm cuộc sống giàu có và đắm mình trong sự hưởng thụ ấy. Vầng trăng tình nghĩa năm xưa đã bị lãng quên một cách phũ phàng.

Và khi sự cố mất điện sảy đến. Bất ngờ, con người trở lại với không gian quen thuộc ngày xưa. Họ chợt nhận ra sự vô tình của mình khi nhìn thấy vầng trăng trên trời cao. Ánh trăng tình nghĩa vẫn tròn đầy, không hao khuyết. Ánh trăng vẫn như thuở nào, không có gì thay đổi.

Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt lớn trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối. Nó gợi cho nhà thơ biết bao kỉ niệm nghĩa tình. Khiến cho ông vừa vui mừng, vừa tủi hổ. 

Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu, có sức mạnh cảnh tỉnh mọi tâm hồn. Nó khiến con người thấy “rưng rưng” nước mắt. “Rưng rưng” của những niềm thương nỗi nhớ. Ngậm ngùi của những lãng quên, lạnh nhạt với người bạn cố tri. Xót xa của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị. “Rưng rưng” của nỗi ân hận, ăn năn về thái độ của chính mình đã quá hững hờ trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng cuộn thắt. Tất cả đã làm nên thổn thức mãnh liệt trong sâu thẳm trái tim người lính. Cái cảm giác ray rứt ấy cũng đánh thức trong lòng người đọc bao sự đồng cảm sâu xa.

Ánh sáng của vầng trăng sáng giống như một thứ nước màu soi rọi và làm hiện hình những điều ẩn khuất, bị chìm lấp bấy lâu. Ánh trăng đánh thức những kỷ niệm xa xưa. Vầng trăng khắc nhớ về quá khứ xa và gần. Vầng trăng gợi nhớ về quê hương và đất nước; về thiên nhiên và cuộc sống. Đối diện với vầng trăng là đối diện với những phần đời đẹp nhất.

“Ánh trăng” là lời tự nhủ và nhắn gửi về thái độ sống tri ân, tình nghĩa cùng quá khứ:

Trăng vẫn chiếu sáng trên bầu trời, mặc cho thời gian trôi đi. Trăng cứ“tròn vành vạnh”, dẫu cho “người vô tình”. Cái tròn đầy của trăng là biểu tượng cho nghĩa tình, thủy chung. Cái im lặng của trăng là sự bao dung, độ lượng và thái độ nghiêm khắc. Nó làm con người trăn trở, suy ngẫm. Để rồi họ nhận ra sự vô tình, bội bạc của mình.

Chính cái “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức tâm hồn con người. Nó làm xáo động trái tim người lính năm xưa. Người lính“giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách. Người lính “rưng rưng” là sự trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp. Đó là lời ăn năn, day dứt, có giá trị làm đẹp con người.

 

Vượt lên trên tất cả, ánh trăng còn nhắc nhở người đọc về thái độ sống thủy chung, ân nghĩa trong cuộc đời này. Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ. Đó còn là chuyện của nhiều người, nhiều thế hệ, của nhân dân, của đất nước. Nó có ý nghĩa gợi nhắc và cảnh tỉnh cho mọi người phải sống tốt đẹp; sống xứng đáng với những người đã khuất; sống trung thực với chính mình. Sống phải biết trân trọng quá khứ để vững bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng là để nói chuyện đời, chuyện người, chuyện tình nghĩa của kiếp người đó thôi.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều

Nhận xét, đánh giá chung:

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ gợi nhắc về lối sống đẹp, ân nghĩa, thủy chung. Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Ý thơ gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Qua những rung động chân thành mà thiết tha của Nguyễn Duy, người đọc cũng tự nhận ra chính mình trong dòng thời gian khắc nghiệt. Đã biết bao lần ta cũng vô tình, lãng quên như thế. Đã biết bao lần ta đã vô tâm, thờ ơ, lạnh nhạt với quá khứ nghĩa tình. Biết bao lần ta nhẫn tâm phủ nhận truyền thống. Thậm chí là dẫm đạp lên những giá trị mà trước đây vốn đã mang đến cho ta biết bao tốt đẹp. 

Người đọc cũng như Nguyễn Duy vội vàng và hoang mang đi tìm. Họ sững sờ khi nhìn lại chính mình trong tủi hổ và xót xa. Tất cả cùng “rưng rưng” muốn khóc khi đối diện với chính mình trong một niềm tâm cảm dạt dào.

Nguyễn Duy qua những câu thơ bình dị đã truyền được suy nghĩ của ông trước cuộc đời đến người đọc. Một nỗi niềm suy tư quá quen thuộc nhưng mấy ai nghĩ đến. Và có biết bao người cũng đã “rưng rưng” khi nhìn ngắm vầng trăng hay một biểu tượng nào đó của quá khứ nghĩa tình. Không cần nói nhiều lời, chỉ bằng hình tương,  tác phẩm đã “truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.

Kết bài:

Ý kiến của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa với cả người sáng tác và bạn đọc. Nó nhắc nhở người cầm bút phải có trách nhiệm trong công việc và trước cuộc đời. Không những là tạo ra tác phẩm nghệ thuật, gửi gắm vào đó những tâm tư mà còn phải khơi gợi được trong lòng người đọc sự đồng cảm cảm lớn lao. Nó nhắc nhở người đọc phải biết sống nghĩa tình dù cuộc sống chẳng bao giờ mang lại cho ta đầy đủ những gì ta muốn.


 

24 tháng 7 2018

   Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.

     Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.

     Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

    Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.

    Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.

     Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
 


 

    

 

16 tháng 10 2019

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

26 tháng 2 2021

Mùa xuân nho nhỏ:

 Phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc - “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế đi lên.

*Bổ sung nghệ thuật trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" cho bạn Trần Mạnh :

Nghệ thuật ẩn dụ (2 câu cuối của bài ) chuyển đổi cảm giác được sử dụng tài tình khiến cho tiếng chim như đọng thành hình thành khối, long lanh thánh thót rơi xuống đôi bàn tay trân trọng, nâng niu của nhà thơ.

  
3 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

1,

- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn

- Hai tác phẩm khác: Ánh trăng, Sang thu

2, 

- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân với “dòng sông xanh", “bông hoa tím", "từng giọt long lanh rơi" bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác

- đảo ngữ 'mọc' đứng đầu câu như một sự đột hiện, sự ngạc nhiên vui thú trước tín hiệu xuân về, đồng thời nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.

3, 

“Ơi” là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi khi nghe tiếng chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót như khúc nhạc đồng quê. Hai tiếng “hót chi” rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của con người cố đô. Âm thanh rộn rã của tiếng chim gợi một nét vui. Qua tiếng chim hót, ta cảm nhận được cái không khí rộn ràng, cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của người con xứ Huế.

26 tháng 10 2019

1- b, 2 – a,3 - d, 4 - c

10 tháng 2 2021

Văn chương luôn cho con người nhiều điều bổ ích. Nó mở rộng tâm hồn ta, cho ta nhiều xúc cảm. Nó giúp ta hiểu về chính mình, con người và xã hội. Gặp các tác phẩm lớn, ta lại càng được mở mang thêm nhiều điều, khai thác đầy đủ các khía cạnh khác nhau của một chủ đề. Khẳng định vai trò lớn lao ấy, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết:

“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.

Chỉ với một câu văn mà ông đã gợi ra trong tôi nhiều điều suy ngẫm. “Tác phẩm lớn” là tác phẩm mang dấu ấn của thời đại, hiện thực, xã hội,…; hướng con người đến những điều tốt đẹp. “Một ánh sáng riêng” là quan niệm, tình cảm, tư tưởng… mà tác giả cất công lồng ghép vào tác phẩm của mình. Mỗi tác giả đặt ra mỗi vấn đề, có cách nghĩ khác nhau, có cách diễn đạt khác nhau. Vậy nên, ánh sáng của mỗi tác phẩm là mỗi “ánh sáng riêng”. Với câu văn giàu hình ảnh so sánh, nhà văn đã khẳng định: Đọc các tác phẩm lớn, ta sẽ tiếp thu các tư tưởng, nội dung… mang bản sắc riêng của từng tác giả. Đó có thể là những hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Đó có thể là nhạc điệu trữ tình khiến ta vui, buồn, giận, ghét… Nhưng vô hình chung, chúng đều hướng người đọc đến cái “chân – thiện – mỹ”. Từ đó, các tác phẩm sẽ để lại giá trị lâu dài và ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tôi là một người yêu văn. Và tôi cũng đã từng đọc nhiều “tác phẩm lớn”. Tâm hồn tôi trải dài theo từng trang văn, trải rộng theo các từ ngữ diệu kì. “Ánh sáng riêng” trong tôi là những gam màu đặc sắc. Có lẽ “ánh sáng” lung linh nhất chiều vào tôi đến từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn người Mĩ O-hen-ri.

Truyện ngắn lấy không gian là một nhà trọ ở gần Oa-sinh-tơn với cốt truyện xoay quang ba họa sĩ nghèo (Xiu, Giôn-xi, cụ Bơ-men). Với bối cảnh đơn giản ấy, tác phẩm đã “rọi” vào trong tôi rất nhiều thứ “ánh sáng”, đến ngay lăng kính bảy màu của Niu-tơn cũng không thể sánh bằng.

“Ánh sáng riêng” đầu tiên mà tôi nhận được từ O-hen-ri là bài học về sự lạc quan: Sống trong đời, con người cần yêu cuộc sống; có niềm tin yêu, sự lạc quan và nghị lực để vươn đến sự sống. Chúng ta có thể thấy rõ “ánh sáng” ấy toát lên từ nhân vật Giôn-xi rất nhiều. Cô bị bệnh phổi và cô buông mình chờ chết, không còn niềm tin để khát khao sống tiếp. Ví như chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô cũng “rụng” theo. Có thể chính nỗi tuyệt vọng và buồn bã ấy đã khiến bệnh tình ngày một thêm nặng. Nhưng sau khi chứng kiến cảnh chiếc lá vẫn còn thì mọi chuyện khác hẳn. Cô yêu cuộc sống trở lại, muốn được “vẽ vịnh Na-plo khi khỏi bệnh”. Cũng đúng thôi! Một chiếc lá nhỏ bé, sau một cơn bão khủng khiếp, vẫn cố gắng bám níu cành cây để tiếp tục được sống. Tại sao con người như chúng ta lại không thể? Tác giả đã truyền cho chúng ta niềm tin và tình yêu vào cuộc sống. Dẫn chứng là việc Giôn-xi thuyên giảm bệnh tình sau khi lạc quan trở lại. Phải chăng con người và cuộc sống đều đáng và cần được lạc quan như vậy? Vì đời đẹp và con người là đáng quý. Hãy mỉm cười và đừng bao giờ quay lưng với cuộc đời: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

 

Sống để được thương yêu và yêu thương người khác. Đó là “ánh sáng” thứ hai mà tác giả “rọi” vào tâm hồn tôi. Như Giôn – xi với căn bệnh hiểm nghèo, cô được mọi người quan tâm, săn sóc và thậm chí hi sinh vì cô. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao khi sống giữa tình thương của mọi người, song ban đầu cô lại không nhận ra mà lại chực chờ cái chết. Như Xiu và cụ Bơ-men với tình yêu thương bao la, họ yêu thương Giôn-xi như người ruột thịt. Xiu như chị gái của Giôn-xi, chăm sóc em hết lòng dù cô cũng nghèo như ai cả. Cụ Bơ-men lại có thể hi sinh vì Giôn-xi, chín cụ đã đứng giữa trời mưa gió để vẽ chiếc lá vốn đã bị gió cuốn đi. Cụ ra đi vì bệnh sưng phổi nặng, để đổi lại cho Giôn-xi cuộc sống vẹn toàn. Nhưng trong Xiu, Giôn-xi và tôi, cụ sẽ không chết vì tấm lòng “vàng” của cụ vẫn còn. “Chết như sống”, liệu đó có phải là nghệ thuật sống đẹp đẽ nhất khi ta hi sinh vì người khác?

“Ánh sáng” cuối cùng mà O-hen-ri truyền đạt khi viết truyện ngắn này là quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm này đã đưa “Chiếc lá cuối cùng” trở thành “bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương”. Nghệ thuật có hai mục đích cơ bản” “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Ở O-hen-ri, ta bắt gặp cả hai mục đích tốt đẹp ấy. Cụ Bơ-men mong muốn vẽ được một kiệt tác, cuối cùng, tâm nguyện ấy đã thành hiện thực. Chiếc lá cụ vẽ ra thật và đẹp đến nỗi họa sĩ trong nghề như Xiu và Giôn-xi cũng không nhận ra đó là “tranh vẽ”. Phải chăng đó là “Nghệ thuật vị nghệ thuật”? Song giá trị nhân văn của truyện là ở chỗ chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Và cái giá đắt phải trả là mạng sống của cụ già tội nghiệp – chủ nhân bức tranh. Nhưng cụ hóa thân bất tử vào chiếc lá để nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu thương. Cụ chưa từng chết! Một người nghệ sĩ chân chính như cụ biết cách để hòa mình bất tử vào cuộc sống để giúp đời, giúp người. Quả không sai khi có thể xem chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác. Quan niệm của O-hen-ri như được tôn cao thêm vì chiếc lá: Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người, vì cuộc sống.

Bằng cách kể chuyện hấp dẫn và cảm động, kết hợp đảo ngược tình huống hai lần, truyện ngắn đã truyền vào tôi những “ánh sáng” diệu kì. Tôi có quan niệm đẹp về nghệ thuật và tôi sẽ viết nó vào trang đầu tiên trong nhật kí làm văn. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên truyện ngắn ấy cùng nhà văn ấy. “Chiếc lá cuối cùng” sẽ sống trong tôi như một nghệ thuật, như một linh hồn.

Giờ đây, tôi lại thấm thía thêm nội dung câu văn của Nguyễn Đình Thi. Mỗi lần đọc lại bài “Tiếng nói của văn nghệ”, gặp đến câu văn ấy, tôi lại dừng lại, suy tư, ngẫm nghĩ. “Chiếc lá cuối cùng”, “Cô bé bán diêm”, “Tắt đèn”, “Lão Hạc”… ùa về trong tôi lúc nào không hay. Để rồi tôi quên rằng mình đã dừng lại cả tiếng đồng hồ. Vì sao tôi lại thế? Có phải vì các tác phẩm ấy rất “lớn” và từng “ánh sáng” ấy rất riêng? Hay là vì tôi đã hóa thân vào văn chương diệu kì? Tôi không hay biết.