Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các chất kích thích nói chung đó thì đều :
+ Làm cho hệ thần kinh của con người bị tê liệt hoặc bị phá hủy dần dần, dễ dẫn đến các bệnh như tai biến, đột quỵ, xuất huyết não
+ Làm cho các nội quan như dạ dày, thận, ..... bị nhiễm độc, bào mòn, gây ra nhiều bệnh khác nhau làm cơ thể yếu dần và chết
Câu 1:
- Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại có hại cho hệ hô hấp
- Oxit cacbon (CO): Làm giảm hiệu quả hô hấp,có thể gây chết nếu nồng độ cao và kéo dài thời gian
- Nicôtin: Làm tê liệt các lông rung của phế quản,làm giảm khả năng lọc sạch bụi không khí,có thể gây ung thư phổi
Câu 2:
Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài:
- Có thể lấy vào khí \(O_2\) và thải khí \(CO_2\) nhờ hệ hô hấp
- Lấy chất dinh dưỡng, nước nhờ hệ tiêu hóa
- Thải nước tiểu ra ngoài nhờ hệ bài tiết
- Thải phân nhờ hệ tiêu hóa
Ý nghĩa:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài giúp cơ thể tồn tại và phát triển
Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường bên trong:
- Môi trường cung cấp \(O_2\) và chất dinh dưỡng cho tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải ra môi trường trong đưa tới cơ quan bài tiết,khí \(CO_2\) được đưa tới phổi để thải ra ngoài
Ý nghĩa:
Mọi tế bào đều phải thực hiện trao đổi chất với máu và nước mô (môi trường trong) để tồn tại và phát triển
Câu 3:
Tiêu hóa lí học ở miệng:
- Tiết nước bọt: làm ướt và mềm thức ăn
- Nhai: làm nhuyễn thức ăn
- Đảo trộn thức ăn: làm thức ăn thấm đẫm nước bọt
- Tạo viên thức ăn: Tạo viên vừa nuốt
Tiêu hóa hóa học ở miệng:
- Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt -> Biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường đôi mantôzơ
- Tinh bột + enzim amilaza \(\xrightarrow[t^037^0C]{pH7,2}\) Đường mantôzơ
Biến đổi lí học ở dạ dày:
- Thức ăn chạm vào dạ dày kích thích tiết dịch vị giúp hòa loãng thức ăn
- Sự co bóp các lớp cơ giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn thấm dịch vị
- Khi thức ăn chạm vào niêm mạc thì dạ dày co bóp mạnh
Biến đổi hóa học ở dạ dày:
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải thành đường mantôzơ
- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (3-10 axit amin)
Câu 4:
Ăn uống không hợp lí:
- Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng
- Ăn không đúng giờ
- Ăn nhanh
- Ăn quá nhiều đồ ngọt
Tác hại khi ăn uống không hợp lí:
- Nghẹn thức ăn
- Tăng cân
- Có khả năng mắc bệnh béo phì
Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm phần trung ương nằm trong não, tủy sống và phần ngoại biên là các dây thần kinh và hạch thần kinh. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ giao cảm. và đối giao cảm, 2 phân hệ này hoạt động đối lập nhau nhờ đó mà mà hệ thấn kinh này điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội quan trong cơ thể.
Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm phần ...trung ương..... nằm trong não, tủy sống và phần .....ngoại biên........ là các dây thần kinh và .....hạch thần kinh... Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm 2 phân hệ .......giao cảm...... và đối giao cảm, 2 phân hệ này hoạt động .....đối lập... nhau nhờ đó mà mà hệ thấn kinh này .....điều hòa...... được hoạt động của các cơ quan ........nội quan...... trong cơ thể.
Đáp án B
Hệ nội tiết và hệ thần kinh có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.
Đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4 lần. Nguy cơ này còn tăng lên gấp 10 lần trong các trường hợp xảy ra tai nạn giao thông.
Nếu bạn uống nhiều rượu trong một thời gian dài, rượu có thể gây ảnh hưởng đến kích thước và hoạt động của bộ não. Các tế bào não bắt đầu thay đổi, thậm chí còn nhỏ hơn bình thường. Uống rượu say thực sự có thể thu nhỏ não của bạn. Và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ của bạn. Nó cũng có thể làm cho việc giữ nhiệt độ cơ thể ổn định và kiểm soát chuyển động của bạn trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, dùng quá nhiều rượu khiến bạn có thể mắc bệnh thoái hóa tiểu cầu não, do các tế bào nơron ở tiểu não bị phá hủy và chết do tác động của rượu. Bị thoái hóa tiểu não khiến não bộ không thể kiểm soát được chức năng vận động và giữ thăng bằng, với một loạt các dấu hiệu như rung tay, chân, rung giật nhãn cầu....
Tham khảo:
Ngoài ra, ma túy còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp. Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc,…. Ma túy cũng có thể gây các tai biến như: Co giật, xuất huyết dưới màng nhện, đột quỵ…
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều.... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Dễ thấy và cảm nhận nhất là lúc bạn bị một luồng gió đột ngột quất qua cơ thể đang đẩm nước của bạn, bạn biết lạnh, nếu năng lượng cơ thể yếu bạn sẽ rùng mình một cái để quân bình nhiệt độ cơ thể và sự phản ứng sẽ tiếp là nổi da gà nếu cái rùng mình kia chưa đủ cân bằng nhiệt. Tất cả mọi phản ứng đó là do hệ thần kinh chi phối. Thân.
- Lâu nay người ta thường nghĩ rượu chỉ gây “cháy gan, cháy phổi”, có nghĩa là chỉ làm hư gan, xơ gan, hư phổi.
Nhưng thực chất rượu không chỉ gây độc cho gan, phổi mà nó còn rất độc đối với hệ thần kinh trung ương, não, làm hủy hoại tế bào não. Vì vậy uống rượu càng nhiều, liều càng cao thì sự hủy hoại bộ não càng nặng. Rượu hủy hoại tế bào não nên mới có hiện tượng say rượu; hiện tượng không còn ý thức được hành vi trong khi say rượu. Điều đó dẫn đến tình trạng người nghiện rượu dễ bị suy thoái về mặt suy nghĩ, làm cho bản thân người nghiện rượu trở thành người chẳng ra gì. Chưa kể là khi ở mức độ nghiện rượu nặng, kéo dài sẽ gây ra bệnh loạn thần do rượu.
khi uống rượu nhiều sẽ ảnh hưởng đến tiểu não mà tiểu não có chức năng điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp,giữ thăng bằng co the, nếu rượu kích thích tới tiểu não sẽ làm cơ thể giảm khả năng thăng bằng dẫn đến hiện tượng chân nam đá chân chiêu