Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Địa điểm | Đặc điểm chế độ nhiệt | Đặc điểm chế độ mưa | |
E-Ri-at | Nhiệt độ trung bình năm cao, tháng có nhiệt độ cao nhất trên 30 độ C từ tháng 5 đến tháng 9 | Lượng mưa trong năm rất thấp, 82mm, các tháng không mưa 5,7,8,9,10 | |
Y-an-gun | Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 25 độ C |
|
Giải:
Địa điểm | Đặc điểm chế độ nhiệt | Đặc điểm chế độ mưa |
E Ri-át | Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. | Lượng mưa trung bình năm 82 mm. Mưa tập trung vào các tháng 1, 2, 3 nhưng rất ít. |
Y-an-gun | Nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. | Lượng mưa trung bình năm trên 2750 mm. Mưa rất nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. |
Lào
a,vị trí địa lí
-Thuộc khu vực Đông Nam Á
-Phía đông giáp Việt Nam
-Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma
-Phía tây giáp Thái Lan
-Phía nam giáp Cam-pu-chia.
=> Giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng đường bộ, đường sông và thông qua cảng biển của miền Trung Việt Nam.
b,điều kiện tự nhiên
-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
c,Nhận xét
. Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
. Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất.
Cam-pu-chia
a,vị trí địa lí
-Thuộc khu vực Đông Nam Á
-Phía bắc và tây bắc giáp Thái Lan
-Phía đông bắc giáp Lào
-Phía đông và đông nam giáp Việt Nam
-Phía tây nam giáp Vịnh Thái Lan
=> Cam-pu-chia có thể liên hệ với nước ngoài bằng cả đường biển (cảng Xi-ha- nuc-vin), đường sông và đường bộ.
b,Điều kiện tự nhiên
– Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
– Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.
. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa.
– Sông, hồ lớn: sông Mê Công, Biển Hồ (còn gọi là hồ Tông-lê-sáp) nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước.
c,nhận xét: điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
. Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công cung cấp nước và phát triển thủy sản.
. Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.
a. Địa hình và sông ngòi:
Tự nhiên của khu vực có sự phân hoá từ đông sang tây.
+ Phần đất liền: chiếm 83,7% diện tích khu vực.
– Tại đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây.
– Vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn ở phía đông ven vùng duyên hải.
– Mạng lưới sông dày đặc có các sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
+ Phần hải đảo: là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương.
b. Khí hậu và cảnh quan:
+ Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: Có khí hậu gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hạ mát ẩm mưa nhiều.
+ Nửa phía tây phần đất liền: Với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc, bán hoang mạc và miền núi cao.
Đặc điểm chung của địa hình
Thông tin chứng minh
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình dưới 1000m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
- Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ
Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp
- Vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…
- Trong từng bậc địa hình còn có các bậc địa hình nhỏ: bề mặt san bằng, cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, thềm biển…
- Hướng nghiêng địa hình: TB-ĐN
- Hướng núi chính: TB-ĐN và vòng cung
Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: hiện tượng cacxto, các khe rãnh, xói mòn…
- Quá trình bồi tụ ở vùng đồng bằng: ĐBSH, ĐBDH miền trung, ĐB SCL
- Tác động của con người
+ Đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi
+ Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản làm mất các ngọn núi, quả đồi⟹ địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)
- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh)
Chúc em học tốt!
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…