K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2020

Bài 2:

Các từ thuộc trường từ vựng Phong cảnh đất nước: trời xanh, núi rừng, cánh đồng, dòng sông

Bài 3:

a, Các từ thuộc trường từ vựng bộ phận cơ thể: mặt, đầu, miệng

b, Từ tượng hình: móm mém

Từ tượng thanh: hu hu

26 tháng 12 2018

“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên

Biểu cảm

Câu 2: Tìm các từ thuộc trường từ vựng " phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ.

Trời xanh, núi rừnh, cánh đồng, dòng sông

Câu 4: Đoạn thơ trên gợi cho em tình cảm gì ?

Tình cảm yêu, tự hào về quê hương, đất nước

5 tháng 11 2018

câu 1: mk vừa ms làm nhá

câu 2:

các từ thuộc trường từ vựng"phong cảnh đất nước" trong đoạn thơ:

-trời xanh

-núi rừng

-cánh đồng

-ngả đường

-dòng sông

câu 3:

cách nêu nd:

-Đoạn trích trên xoay quanh nvật...., bộc lộ cảm xúc của ai vs đối tượng nào

-đối tượng đó có đặc điểm gì?ntn?

-thái độ, tinh cảm của tác giả với đối tượng

-nhắc nhở ta bài học nào

câu 4

gợi lên tình yêu quê hương, đất nước, phong cảnh thiên nhiên phong phú của đât nước

Đợi mk trả lời câu 3 nhá

19 tháng 8 2020

Đoạn thơ nói lên niềm vui , niềm tự hào mãnh liệt về chủ quyền đất nước trên phương diện không gian địa lý và lãnh thổ , mở ra một bức tranh toàn cảnh giang sơn thật giàu đẹp , tràn đầy sức sống . Đó là sự khẳng định mạnh mẽ về quền làm chủ của tác giả . Đặc biệt , tác giả còn bộc lộ rõ niềm tự hào trước truyền thống bất khuất và ý chí kiên cường của dân tộc ta . Đồng thời nhắc nhở các bạn phải luôn noi theo và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc .

5 tháng 11 2018

Mình nghĩ đây là biểu cảm. Trong thơ ptbđc chủ yếu là biểu cảm nhé

5 tháng 11 2018

Bn có chắc chắn ko ? Mik làm bài kiểm tra đấy

2 tháng 11 2018

các bác giúp e với ạ

Câu 1: Viết đoạn văn chỉ ra giá trị của các phép tu từ trong đoạn thơ sau: ''Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Câu 1: Viết đoạn văn chỉ ra giá trị của các phép tu từ trong đoạn thơ sau:

''Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?

- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?''

( Nhớ rừng - Thế Lữ )

Câu 2: Viết đoạn văn ( từ 5 câu trở lên ) phân tích vẻ đẹp hình ảnh con thuyền và người lao động trong các khổ thơ sau của bài thơ '' Quê hương '' - Tế Hanh -

a) ''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...''

b) ''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.''

0
Bài 1 Tìm từ ngữ có ý nghĩa khái quát cho những từ in đậm sau: a. Tôi bậm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệnh ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa. (Thanh Tịnh) b. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không...
Đọc tiếp

Bài 1

Tìm từ ngữ có ý nghĩa khái quát cho những từ in đậm sau:

a. Tôi bậm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệnh ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.

(Thanh Tịnh)

b. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.

(Thanh Tịnh)

Bài 2

Cho đoạn văn sau:

Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như hai hạt cườm nhỏ lặng nhìn Vĩnh tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hòa quyện trong nhau vừa quen thân vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào Vĩnh rồi như một tia chớp tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm.

( Châu Loan)

a. Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ người ?

b. Các từ được dùng như vậy thuộc phép tu từ nào?

Bài 3.

Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh có trong đoạn văn sau và nêu tác dụng ?

a. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngẩng đầu lên. Tun rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

( Ngô Tất Tố)

b. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, này lên.

(Lão Hạc, Nam Cao)

0
BT1: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp : Cột A (câu ghép) Cột B (Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu) Đáp án 1. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. 2. Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. 3. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. 4. Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng gay gắt. 5. Do Hải chủ quan nên bạn ấy đã làm...
Đọc tiếp

BT1: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp :

Cột A (câu ghép) Cột B (Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu) Đáp án
1. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

2. Trời trong như ngọc, đất sạch như lau.

3. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi.

4. Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng gay gắt.

5. Do Hải chủ quan nên bạn ấy đã làm sai bài toán cuối.

6. Anh đi trước rồi mọi người đi sau cũng được.

a. Quan hệ nguyên nhân

b. Quan hệ tiếp nối

c. Quan hệ tương phản

d. Quan hệ tương đồng

e. Quan hệ điều kiện

g. Quan hệ tăng tiến.

1 –

2 –

3 –

4 –

5 –

6 –

BT 2: Xác định từ tượng thanh, từ tượng hình và nêu tác dụng?

1. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”

(Nam Cao)

2. “Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.”

(Nam Cao)

3. Đường phố bỗng rì rào chân bước vội

Người đi như xối nước lên hè

Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me

Vừa tỉnh dậy rật trời lên ríu rít

Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít

Sum sê chợ bưởi, tíu tít Đồng Xuân. (Tố Hữu)

4. Bác ngồi đó ung dung châm lửa hút

Trán mênh mông thăm thẳm một vùng trời

Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười

Quên tuổi già, tươi mãi tuổi hai mươi

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người. (Tố Hữu)

BT3 : Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các ví dụ sau:

1. Than vận nước gặp khi biến đổi,

Để quân Minh thừa hội xâm lăng.

Bốn phương khói lửa bừng bừng,

Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! (Trần Tuấn Khải)

2. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

(Phan Bội Châu)

3. Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người !

(Tố Hữu)

4. Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

(Nguyễn Khuyến)

5. Đội trời, đạp đất ở đời

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

(Nguyễn Du)

  1. Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)
  2. Chí ta lớn như biển Đông trước mặt (Tố Hữu)
  3. Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.
  4. Bác đã lên đường theo tổ tiên (Tố Hữu)

BT4: Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong những câu sau:

-Đích thị là Lan được điểm 10.

-Có thế tôi mới tin anh.

-Cái bạn này kì quá.

-Nó hát những mấy bài liền.

-Anh tôi toàn những lo là lo.

-Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự

-Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.

BT5: Xác định từ loại của các từ in đậm trong các câu sau:

-Tôi đã giúp bạn nhiều rồi mà.

-Anh lo làm ăn chứ không thể đi ăn xin mãi được.

-Bạn bảo sao thì tôi nghe vậy.

-Không ai hát thì tôi hát vậy.

-Bạn giúp tôi một tay với.

-Với tôi, việc học là quan trọng nhất.

-Ai ở đằng kia vậy?

-Em thích hát dân ca kia mà.

BT6: Xác định và phân loại thán từ trong các câu sau :

1.Bác ơi! (Tố Hữu)

2.Hỡi ơi lão Hạc! (Nam Cao)

3.Ái, đau quá!

4.Khốn nạn! Nhà cháu đã túng quá nay lại thêm phần sưu của chú nó nữa (Ngô Tất Tố)

5.Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. (Ngô Tất Tố)

6.Thương thay cũng một kiếp người

7.Hại thay mang lấy sắc tài làm chi (Nguyễn Du)

BT7: Biến đổi các cặp câu đơn sau thành những câu ghép có mối quan hệ giữa các vế câu. Xác định mối quan hệ đó :

1.Hôm nay trời mưa to quá. Tôi ở nhà tự học bài và làm bài.

2.Gió thổi mạnh. Trời mưa càng lúc càng to. Nước sông lên rất nhanh.

3.Bố mẹ thương con nhiều lắm. Con cần cố gắng hơn nữa.

4.Em thường giúp đỡ mọi người. Em được mọi người yêu mến.

BT8: Xác định các vế câu ghép, cách nối các vế câu và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

1.Trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ. (Ngô Tất Tố)

2. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. (Ngô Tất Tố)

3. Tôi đã tính không chơi với Trinh nữa thì một hôm anh ta đến tìm tôi (Nguyễn Công Hoan).

4. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! (Hồ Chí Minh)

BT9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới :

“… Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :

– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng)

1.Xác định các tình thái từ có trong đoạn văn trên.

2. Xác định câu ghép và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

BT10: “Tôi lắng nghe hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền đất xa lạ kia. Thuở ấy, chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến : ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này?”

(Hai cây phong – Ai-ma-tốp)

1.Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn văn trên.

2.Xác định câu ghép và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.

BT 11: Viết đoạn văn (với một trong các chủ đề quê hương, trường lớp, bạn bè,…) có sử dụng các loại từ và từ loại đã học (từ tượng thanh, tượng hình, trợ từ, thán từ, tình thái từ) và sử dụng các biện pháp tu từ (nói quá, nói giảm – nói tránh), câu ghép.

8
28 tháng 5 2018

BT11:

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

28 tháng 5 2018

BT6: Biến đổi các cặp câu đơn sau thành những câu ghép có mối quan hệ giữa các vế câu. Xác định mối quan hệ đó :
1.Hôm nay trời mưa to quá. Tôi ở nhà tự học bài và làm bài.
=> Hôm nay trời mưa to quá nên tôi ở nhà tự học bài và làm bài.
=> quan hệ nguyên nhân - kết quả
2.Gió thổi mạnh. Trời mưa càng lúc càng to. Nước sông lên rất nhanh.
=> Gió thổi mạnh và trời mưa càng lúc càng to nên nước sông lên rất nhanh.
=> quan hệ tăng tiến
3. Bố mẹ thương con nhiều lắm. Con cần cố gắng hơn nữa.
=> Bố mẹ thương con nhiều lắm nên con cần cố gắng hơn nữa.tiến
=> quan hệ điều kiện
4.Em thường giúp đỡ mọi người. Em được mọi người yêu mến.
=> Em thường giúp đỡ mọi người nên em được mọi người yêu mến.kiện
=> quan hệ nguyên nhân - kết quả

Câu 1: Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi: (.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn– chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi:

(.. .) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳnchúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có mt tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thm thiết tha nng thm truyền qua lá cành như mt đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bt một thoáng, ri khắp lá cành lại thở dài mt lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như mt ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

b. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?

c. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. Cho biết vị trí của câu ghép đó đối với đoạn văn.

d. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

e. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình.

Câu 2: Trả lời các câu hỏi sau:

Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” có viết: (… ) Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn b vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi.

a. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào và Việt Nam tham gia từ bao giờ?

b. Nêu nội dung của đoạn văn.

c. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng,… đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó.

3
30 tháng 12 2017

Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

30 tháng 12 2017

Câu 2 :

c) Bạn tham khảo nha !

1] Mở bài: Hiện trạng về việc lạm dụng bao nilon.
2] Thân bài:
- Nguồn gốc bao nilon.
- Tác dụng
- Tác hại
- Cảnh báo về mối đe dọa đối với môi trường nếu lạm dụng bao nilon nói riêng và plastic nói chung.
- Cách hạn chế sử dụng bao nilon.
- Tuyên truyền, giáo dục về mức độ nguy hiểm nếu cứ sử dụng nilon
- Liên hệ bản thân.
3] Kết bài:
- Hệ thống lại điều muốn nói.
- Nhấn mạnh lần nữa về tác hại.
- Hi vọng về tương lai không có túi nilong.