Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thằng này văn học mà chẳng biết cái gì cả.
Học với cả hành nữa.
Tham khảo!!
a. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về khung cảnh công viên buổi sáng mà em được quan sát.
Gợi ý: Sáng chú nhật, em thức dậy từ sớm và cùng bố ra công viên gần nhà để tập thể dục. Đây là lần đầu tiên, em đến đây từ sáng sớm như thế này. Khung cảnh quen thuộc nhưng lại xa lạ khiến em cảm thấy vô cùng thích thú.
b. Thân bài
- Miêu tả thời tiết buổi sáng ở công viên:
Trời vừa hửng sáng, không khí trong lành, có chút se lạnh của sương đêm
Bầu trời mùa hè cao vời vợi và trong xanh vô ngần
Những cơn gió mát rười rượi, mang theo hơi lạnh của sương đêm đem đến sự khoan khoái, xua đi cảm giác buồn ngủ
Từ chân trời, những ánh sáng dần hòa tan ra không trung, đẩy đi lớp màn đen của đêm tối, khiến cảnh vật dần hiện rõ hơn
- Miêu tả công viên:
Những con đường, hàng ghế, dụng cụ thể dục… đều dính ướt lên một lớp sương mỏng, lành lạnh
Những ngọn cỏ, chiếc lá còn đọng lại những giọt sương sớm long lanh
Những đóa hoa dại, hoa hồng trong khuôn viên đua nhau nở rộ chào ngày mới
Mặt hồ ở giữa công viên phẳng lặng và trong vắt, thỉnh thoảng gợn sóng lăn tăn bởi những cơn gió nghịch ngợm
Mấy chú bồ câu đã gù gù đi ra cạnh hồ, lững thững đi lại
Mấy chú ong, chú bướm chăm chỉ, mới tờ mờ sáng đã đi tìm mật, tìm hoa
Không khí tĩnh lặng, chỉ nghe thấy tiếng chim hót lích rích, tiếng hoa cỏ xào xạc
- Hoạt động của con người:
Dần dần, không khí ở công viên trở nên ồn ào hơn bởi mọi người dần đến đây tập luyện
Có những người như bố con em, dậy từ sớm để chạy bộ quanh công viên
Có những bạn nhỏ, tập bài thể dục quen thuộc được học ở trường
Các chị gái, anh trai nhảy các bài nhảy sôi động
Các bà, các mẹ thì múa những bài múa uyển chuyển, dịu dàng
Mỗi người một hoạt động, nhưng ai cũng vui vẻ, trò chuyện rôm rả
c. Kết bài
Ấn tượng, suy nghĩ của em về khung cảnh buổi sáng ở công viên.
Gợi ý: Trên đường trở về nhà, em cứ nhớ mãi khung cảnh tuyệt đẹp của công viên buổi sáng ấy. Dù là khi nó yên tĩnh, thanh vắng, hay khi nó đông đúc, nhộn nhịp. Thì công viên ấy vẫn luôn thật xinh đẹp.
hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Con bướm trắng lượn vòng
chùm vải chín vàng ong sắc trời
Trong cái nắng oi nồng tháng Năm, tấp nập những đoàn xe chở du khách nối đuôi nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi nhớ...
Tháng Năm về! Trời Nam Đàn trở nên trong xanh vời vợi. Ngào ngạt hương sắc sen hồng tỏa ra từ phía ao làng. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, đan xen giữa những ngôi nhà ngói mới, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống.
Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, khiến du khách đến thăm luôn có cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Tuổi thơ của Bác Hồ ở đấy, một tuổi thơ êm đềm trôi trong sự giáo dục nghiêm cẩn của cha và tình yêu thương, cũng như đức hy sinh cao cả của mẹ. Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ tảo tần và vĩ đại, đã hết lòng vì chồng vì con, mặc dù vất vả trăm bề vì cuộc mưu sinh, nhưng vẫn toàn tâm lo chồng ăn học thành tài và chăm lo đàn con nhỏ. Bà mất vì lao lực, vì làm việc quá sức. Khi mất vẫn không nhìn thấy mặt chồng, để lại cho đàn con niềm tiếc thương vô hạn.
Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê hương?
Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại...
Rời quê Bác làng Sen, chúng cháu được đi tham quan Khu di tích ngã ba Đồng Lộc, nơi gắn liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ.
Đồng Lộc giờ đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái. Khó có thể hình dung được 46 năm trước, nơi này lại được mệnh danh là “tọa độ chết”, là “túi bom” mà đế quốc Mỹ thả xuống, nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam.
Qua lời giới thiệu của các cô chú hướng dẫn viên, chúng cháu cảm nhận được đây thực sự là một vùng đất linh thiêng, huyền thoại, nơi mang trong mình nỗi đau thương chiến tranh một thuở, nhưng cũng vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Chúng cháu nhớ như in trong tâm trí những lời tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm cùng ý chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”.
Những lời tâm sự chân thành ấy khiến chúng cháu không thể cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, nơi tính mệnh chỉ như “ngàn cân treo sợi tóc”, các chị vẫn ung dung sống, chiến đấu như những anh hùng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào có thể lay chuyển được. Giữa mưa bom bão đạn của kẻ thù, tâm hồn các chị vẫn ngát hương tuổi thanh xuân tươi đẹp: “Mẹ ơi, thời gian này, mặc dù địch đánh phá ác liệt, nhưng bọn con vẫn tập được nhiều bài hát mới. Cuốn sổ tay mẹ mới gửi cho con dạo nọ đã gần hết giấy rồi, mẹ gửi thêm cho con ít giấy. Mới về thăm mẹ mà sao con thấy nhớ mẹ quá, mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng lo cho con nhiều”.
Đó cũng là sự kết tinh và quyện hòa của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với sự dung dị của những tâm hồn xuân sắc một thời. Vẫn có đây những điều lớn lao mang tầm vóc thời đại nhưng có lẽ, đẹp hơn tất cả là những gì rất Người, rất con người mà các chị đã mang vào nơi tuyến lửa. Rõ ràng, sức mạnh không chỉ ở bom rơi, súng nổ, mà còn ẩn sâu trong những tâm hồn thép, nhưng cũng đầy ắp yêu thương ấy.
Các chị đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để dệt nên gấm vóc Việt Nam, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, là những bông hoa đẹp nhất trong các loài hoa… Tổ quốc sẽ mãi gọi các chị là những “đóa hoa bất tử”.
Chân bước đi, mà lòng chẳng muốn rời. Hình ảnh của o Tần, o Cúc, chị Hợi, chị Nhỏ, chị Xuân, chị Hạ, chị Hương hay o Rạng, o Xuân, o Xanh như vẫn còn đây, trẻ trung, tươi tắn, nhưng hiên ngang khí phách lạ thường bên dòng sông La huyền thoại.
Tiếng chuông trên tháp ngân vang từng hồi giữa một vùng trời đất bao la, vừa như lời nguyện cầu cho anh linh các chị được an nghỉ trong cõi linh thiêng, được siêu thoát nơi miền cực lạc, vừa là những âm vang của quá khứ hào hùng, nhắc nhở mỗi người trong thời bình phải luôn ghi nhớ công ơn của những thế hệ đi trước đã hiến dâng đời mình cho non nước tươi đẹp hôm nay, vừa như lời giục giã hành động cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Những giọt máu thắm hồng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Trái tim của các chị và những người thuộc thế hệ của các chị đã ngừng đập để trái tim Tổ quốc Việt Nam còn đập mãi, cho non sông Việt Nam mãi trường tồn và tươi đẹp. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy.
Chuyến hành hương về vùng đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, bất khuất trung hậu, đối với chúng cháu, những người con đến từ Tây Bắc xa xôi có lẽ đã thực sự trở thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng.
Trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này. Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.
Tham khảo:
Cá heo là loài vật được rất nhiều người yêu quý. Nó được mệnh danh là bạn của con người. Cá heo rất dễ thương. Mình chú không lớn lắm nhìn rất cân đối. Cả mình chú là một làn da bóng mịn. Trên lưng là chiếc áo màu đen nhưng dưới bụng lại màu xám, hai màu sắc này khiến chú dễ dàng nguỵ trang giữa biển cả mêng mông. Chú cá heo có những cái vây nom xinh xinh như những cái tay đang vẫy vẫy. Yêu nhất là khuôn mặt cá heo với cái miệng thật dài, linh hoạt. Thỉnh thoảng, chú pha trò chơi bóng. Từ trên cao nhìn xuống mặt biển, ngắm nhìn những chú cá heo nhào lộn, vui chơi thật ngộ nghĩnh.
Chúc bạn hk tốt
Bạn có thể lên gg xem các bài văn mẫu rồi tham khảo nhé
Link: https://download.vn/bai-van-mau-viet-mot-doan-van-ngan-ve-mot-nguoi-hang-xom-ma-em-quy-men-36115
Là sao em ?
Nơi DẤU YÊU ??? ---> nơi dấu yêu của mình là quê hương hoặc cũng có thể là căn phòng của mình nên mình sẽ tả về hai thứ đó nhé :)))) không liên quan lắm nhưng mà OK .
Quê hương :
Quê hương em mới tươi đẹp làm sao! Những con đường làng quanh co trải dài tít tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Con đường đất trải dài đến vô tận. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở quê hương em đều có những vẻ đẹp rất riêng. Xuân về quê em như thay áo mới, màu sắc của chồi non của hoa màu bung nở rực rỡ làm lên một vùng đất trời tràn ngập sức sống. Những ngày hè, tiếng ve kêu râm ran trên vòm cây xanh lá. Cây đa nơi đầu đình là nơi đông người tập trung nhất. Nào trẻ con, người già, tiếng cười đùa rôm rả vang vọng khắp không gian làng quê, những bóng cây xanh như mở ra một khoảng trời xanh mát mới, không còn cái nóng như thiêu đốt của nắng hạ mà chỉ còn những cơn gió, những câu chuyện trò của trẻ nhỏ, người già. Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng là những đàn cò bay lả bay la. Những cơn gió hè mang theo hương đồng cỏ nội bay đi khắp con đường làng. Hương lúa mới quyện vào mùi đất đai như một dấu ấn tuyệt vời nhất mà em chẳng thể nào quên nơi quê hương mình. Thu sang, lá vàng lại làm cho bức tranh quê thêm bao phần thơ mộng, khung cảnh ấy gợi lên những rung động, những hoài niệm thân quen. Đông về, không gian yên lặng và chỉ còn tiếng rít của những cơn gió buốt lạnh. Cây cối khi ấy gầy gò và yếu ớt nhưng vùng đất ấy vẫn âm thầm cố gắng nuôi trong mình dòng chảy tràn trề nhựa sống để rồi khi xuân sang lại thêm phần rực rỡ, sáng tươi. Quê hương! Hai tiếng gọi ấy thật thân thương và gần gũi. Mảnh đất ven bờ sông Hồng được nhận biết bao phù sa, làm lên vùng quê trù phú và màu mỡ, đẹp đẽ đến như vậy. Ôi, em yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!
Tả về căn phòng của mình:
Mỗi chúng ta, ai cũng có một nơi đã chứng kiến ta sinh ra và nâng bước cho ta lớn khôn, trưởng thành. Nơi ấy là nhà, là nơi có mẹ cha luôn yêu thương, chở che cho ta. Nơi ấy là bến đỗ bình yên trong cuộc đời cho ta trở về. Và tại nơi ấy, mẹ cha đã ưu ái dành cho tôi một không gian riêng- đó là một căn phòng.
Nhà tôi có hai tầng, cha mẹ dành cho tôi một căn phòng ở tầng hai. Căn phòng ấy tuy không rộng lắm, chỉ tầm hai mươi mét vuông nhưng thoáng mát và sạch sẽ vô cùng. Căn phòng ấy được lát đá hoa và còn được đôi bàn tay khéo léo của mẹ dán giấy hoa trang trí nên càng đẹp hơn. Ở trên bức tường, còn có bức ảnh hồi còn nhỏ của tôi trông mới thật ngộ nghĩnh, đáng yêu làm sao và bức ảnh chụp cả gia đình tôi đi du xuân ở Đà Lạt hồi đầu năm ngoái nữa. Ở chính giữa phòng là chiếc giường bằng gỗ được bố đặt làm cho tôi, đủ cho tôi nằm. Ngay phía trên chiếc giường là cửa sổ bằng gỗ lim mà tôi thường xuyên mở ra đê hóng gió, tận hưởng ánh mặt trời mỗi sớm mai và để cảm nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên. Phía cuối giường là chiếc tử đựng quần áo hình chữ nhật, gồm có hai ngăn, để tôi có thể thoải mái đựng quần áo. Cạnh chiếc tử đựng qần áo là bàn học- trên đó có chiếc cặp, ít sách vở cùng cái đèn học mà mẹ luôn nhắc nhở tôi sau khi học xong, phải sắp xếp thật gọn gang, ngay ngắn. Ở ngay cạnh cửa ra vào còn có chiếc tử đựng sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, truyện ngắn, tiểu thuyết của Việt Nam và cả nước ngoài mà bố mẹ tặng cho tôi, mỗi khi rảnh rỗi tôi lại lấy ra đọc, để thư giãn và mở rộng kiến thức.
Mỗi ngày, tôi đều dọn dẹp, lau phòng để căn phòng sạch sẽ, ngăn nắp. Mỗi khi đi học về, tôi luôn nhớ lời mẹ dặn, treo quần áo và để cặp sách đúng chỗ. Ở ngay cạnh chiếc cửa sở, tôi còn đặt một chậu xương rồng nhỏ đồng thời, tôi luôn mở cửa sổ để căn phòng mát mẻ và thoáng hơn.
Căn phòng ấy là nơi lưu giữ kết bao kỉ niệm của tôi. Ở đó, tôi đã được sống trong bàn tay yêu thương, chăm sóc của mẹ, của cha. Và rồi, dù mai tôi có đi xa, đặt chân đến đâu đi chăng nữa thì khi trở về, căn phòng ấy vẫn mãi ăm ắp kỉ niệm ấu thơ, mãi đong đầy yêu thương. Tôi yêu căn phòng nhỏ ấy của mình biết bao!