K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 6 2021

trong mắt e chứ có phải trong mắt người trả lời đâu nhỉ !

Đối với em, olm là 1 trang wed cung cấp bài giảng và câu hỏi luyện tập giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức và em rất cảm ơn sự hỗ trợ của olm trong thời gian vừa qua

HẾT :3

6 tháng 5 2020

Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn cạnh ngõ là kỉ niệm của ông nội. Cây thân gỗ, to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum suê, xoè tán rất đẹp như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào đêm rằm hàng tháng.

6 tháng 5 2020

Ko vi phạm đâu nhé, bạn đố vui vẫn đc miễn là ko linh tinh

4 tháng 2 2018

Đọc đoạn văn, ta thấy: khi tả ngoại hình tác giả đã chú ý đến hình dáng bên ngoài: gầy, tóc húi ngắn, mặc áo cánh nâu co hai túi trễ xuống đến tận đùi, quần ngắn chỉ tới đầu gối, bắp chân nhỏ luôn động đậy

Đôi mắt thì sáng và xếch

Các chi tiết ấy đã cho ta thấy chú liên lạc vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, lam lũ quen chịu đựng vất vả và là một chú bé cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm. Chính những đặc điểm ngoại hình này mà tác giả đã chọn lọc miêu tả, đã giúp ta cảm nhận được một phần nào về tính cách của cậu bé liên lạc

12 tháng 10 2019

Đọc đoạn văn, ta thấy: khi tả ngoại hình tác giả đã chú ý đến hình dáng bên ngoài: gầy, tóc húi ngắn, mặc áo cánh nâu co hai túi trễ xuống đến tận đùi, quần ngắn chỉ tới đầu gối, bắp chân nhỏ luôn động đậy

Đôi mắt thì sáng và xếch

Các chi tiết ấy đã cho ta thấy chú liên lạc vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, lam lũ quen chịu đựng vất vả và là một chú bé cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm. Chính những đặc điểm ngoại hình này mà tác giả đã chọn lọc miêu tả, đã giúp ta cảm nhận được một phần nào về tính cách của cậu bé liên lạc

20 tháng 4 2018

Đã nhiều lần mình được quan sát những con trâu, con bò,... trên ti vi, trên báo, ảnh,.... Khi đó, mình ước ao có một lần mình được ngồi trên lưng trâu thổi sáo như hình chú bé ngồi trên lưng trâu trong bức tranh Đông Hồ mà cô giáo đã cho lớp xem. Thế rồi, ước muốn đó đã thành sự thật. Kì nghỉ hè vừa qua, ba mình cho mình về quê thăm ngoại. Nhà ngoại mua một con trâu cách ngày mình về mấy tháng. Đây là lần đâu tiên mình được trực tiếp quan sát một con trâu. Nó sống động hơn hẳn so với việc mình quan sát con trâu trên tranh, ảnh. Mình sẽ tả con trâu nhà ngoại mình cho các bạn nghe nhé.

Con trâu có bộ lông màu đen, rất mượt. Nó mập mạp và rất to, rất khoẻ.
Hai mắt nó to, chỗ lòng trắng hơi đỏ, luôn đưa đi đưa lại. Hai cái sừng vểnh lên về hai phía cong cong tựa như hai lưỡi liềm. Hai tai không cụp xuống mà vểnh lên như đang nghe ngóng. Bôn cái chân của nó to, mập mạp. Mỗi lần nó dậm xuống đất là nghe thình thịch. Cái đuôi giống như hình cái chổi sể, luôn vắt qua vắt lại hai bên hông để đuổi ruồi, muỗi. Nó gặm cỏ soàn soạt, vừa nhanh vừa gọn cứ như người ta dùng liềm mà cắt cỏ sát gốc.Thỉnh thoảng, nó ngẩng đầu lên nhìn trời, nhìn đất, miệng vẫn nhai nhồm nhoàm.
Từ ngày có trâu, ngoại mình đỡ vất vả hớn nhiều. Những ngày vào vụ, ngoại không còn phải đi mượn trâu của nhà khác. Trâu giúp ngoại cày ruộng. Trâu còn kéo xe để chở lúa từ đồng xa về nhà ngoại một cách nhẹ nhàng. Có con trâu, ngoại đỡ phải gánh gồng,...
Mình thấy trâu rất có ích cho nhà ngoại nói riêng, nhà nông nói chung. Mình sẽ cùng đi chăn trâu với cậu. Mình sẽ cùng cậu cắt cỏ, tắm cho trâu để nó luôn sạch sẽ. Bây giờ mình mới hiểu tại sao cha ông ta lại nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp. ”

20 tháng 4 2018

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu má không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3-4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại c 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – lm khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giả, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

21 tháng 4 2018

Đã nhiều lần mình được quan sát những con trâu, con bò,... trên ti vi, trên báo, ảnh,.... Khi đó, mình ước ao có một lần mình được ngồi trên lưng trâu thổi sáo như hình chú bé ngồi trên lưng trâu trong bức tranh Đông Hồ mà cô giáo đã cho lớp xem. Thế rồi, ước muốn đó đã thành sự thật. Kì nghỉ hè vừa qua, ba mình cho mình về quê thăm ngoại. Nhà ngoại mua một con trâu cách ngày mình về mấy tháng. Đây là lần đâu tiên mình được trực tiếp quan sát một con trâu. Nó sống động hơn hẳn so với việc mình quan sát con trâu trên tranh, ảnh. Mình sẽ tả con trâu nhà ngoại mình cho các bạn nghe nhé.

Con trâu có bộ lông màu đen, rất mượt. Nó mập mạp và rất to, rất khoẻ.
Hai mắt nó to, chỗ lòng trắng hơi đỏ, luôn đưa đi đưa lại. Hai cái sừng vểnh lên về hai phía cong cong tựa như hai lưỡi liềm. Hai tai không cụp xuống mà vểnh lên như đang nghe ngóng. Bôn cái chân của nó to, mập mạp. Mỗi lần nó dậm xuống đất là nghe thình thịch. Cái đuôi giống như hình cái chổi sể, luôn vắt qua vắt lại hai bên hông để đuổi ruồi, muỗi. Nó gặm cỏ soàn soạt, vừa nhanh vừa gọn cứ như người ta dùng liềm mà cắt cỏ sát gốc.Thỉnh thoảng, nó ngẩng đầu lên nhìn trời, nhìn đất, miệng vẫn nhai nhồm nhoàm.
Từ ngày có trâu, ngoại mình đỡ vất vả hớn nhiều. Những ngày vào vụ, ngoại không còn phải đi mượn trâu của nhà khác. Trâu giúp ngoại cày ruộng. Trâu còn kéo xe để chở lúa từ đồng xa về nhà ngoại một cách nhẹ nhàng. Có con trâu, ngoại đỡ phải gánh gồng,...
Mình thấy trâu rất có ích cho nhà ngoại nói riêng, nhà nông nói chung. Mình sẽ cùng đi chăn trâu với cậu. Mình sẽ cùng cậu cắt cỏ, tắm cho trâu để nó luôn sạch sẽ. Bây giờ mình mới hiểu tại sao cha ông ta lại nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp. ”

21 tháng 4 2018

các bạn làm giúp đi

10 tháng 7 2019
Sự vật Lời miêu tả Giác quan
cây sòi cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ Thị giác (bằng mắt)
cây cơm nguội lá màu vàng rực rỡ, rập rình lay động như những đốm lửa vàng đỏ bập bùng cháy. Thị giác (bằng mắt)
lạch nước nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục. Thính giác (bằng tai), thị giác (bằng mắt)
Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn. Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây Sầu riêng     Bãi ngô     Cây gạo     b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác...
Đọc tiếp

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng    
Bãi ngô    
Cây gạo    

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Khứu giác(mũi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Vị giác(lưỡi):

     + (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

- Thính giác(tai):

+ (Bãi ngô):

     + (Cây gạo):

     + (Sầu riêng):

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

1
29 tháng 6 2018

a)

Tên bài Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây
Sầu riêng x  
Bãi ngô   x
Cây gạo   x

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?

- Thị giác(mắt):

     + (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

     + (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

     + (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

- Khứu giác(mũi):

+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

- Vị giác(lưỡi):

     + (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

- Thính giác(tai):

     + (Bãi ngô): tiếng tu hú

     + (Cây gạo): tiếng chim hót

 

c)

Bài “sầu riêng”

- So sánh :

     + Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

     + Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

     + Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

     + Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

- Nhân hóa :

     + Búp ngô non núp trong cuống lá.

     + Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Bài “Cây gạo”

- So sánh

     + Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

     + Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

- Nhân hóa :

     + Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

     + Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d)

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

Lập dàn ý chi tiết tả con mèo nuôi trong nhà .a) Mở bài : Giới thiệu con mèo định tả : Con mèo này ở đâu ? Của ai ? Em thấy nó vào dịp nào...
Đọc tiếp

Lập dàn ý chi tiết tả con mèo nuôi trong nhà .

a) Mở bài : Giới thiệu con mèo định tả : Con mèo này ở đâu ? Của ai ? Em thấy nó vào dịp nào ?

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Thân bài : 

- Tả hình dáng bên ngoài : Tầm vóc, kích thước, hình dáng, màu sắc của con mèo như thế nào ?  Từng bộ phận : Đầu, mắt, mũi, râu, thân hình, chân, đuôi của mèo có đặc điểm gì ?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

- Tả tính nết, hoạt động của con mèo : cách đi đứng, ăn uống, chạy nhảy, rình chuột như thế nào ? Con mèo đối với chủ và đối với những người xung quanh như thế nào ?

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em với con mèo :

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
7 tháng 4 2018

Dàn ý viết bài

I.           Mở bài

Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.

II.          Thân bài

a.                               Tả hình dáng

-       Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.

-       Lông mèo dày và rất mượt.

-       Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.

-       Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.

-       Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.

-       Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.

b.                               Tả hoạt động, tính nết

-       Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.

-       Khi ăn từ tốn, gọn gàng.

-       Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III.         Kết luận

Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường xán đến mỗi khi em đi học về.

23 tháng 2 2019

Đề 4:

   Đầu năm học lớp 4, ba em tự tay đóng cho em một cái bàn học bằng gỗ ép rất đẹp.

Mẹ em đem cái bàn xinh xắn ấy đặt bên cửa sổ trong phòng em, bên cạnh là một giá sách, tạo cho em một góc học tập hết sức lí tưởng. Cái bàn được ba em tự tay đóng nên rất vừa với em. Cái bàn cao 0,7m, mặt bàn rộng 0,35m, dài 0,6m. Ngăn của chiếc bàn được ba em chia thành hai hộc, một hộc lớn đủ để đựng rộng rãi một chiếc cặp sách, một hộc nhỏ dùng để đựng giấy kiểm tra, bút, thước kẻ. Đặc biệt cả hai ngăn bàn đều có thể kéo ra, đẩy vào, mỗi ngăn có một bộ khóa nho nhỏ, xinh xắn. Bàn được làm bằng một thứ ván ép màu nâu, đường vân nổi rõ trên nền gỗ sáng bóng trông như màu hổ phách rất đẹp.

   Mỗi khi ngồi vào bàn học em luôn cảm thấy vô cùng thoải mải, có lẽ bởi chiều cao vừa vặn của nó so với chỗ ngồi của em nhưng cũng có lẽ bởi tình cảm và sự tin yêu của ba mẹ gửi vào từng góc bàn, từng ngăn bàn. Em cảm thấy cái bàn như một người bạn nhỏ, luôn dang rộng vòng tay và hân hoan chờ đón em, cùng em tiến bộ từng ngày qua từng bài học.

   Em giữ gìn bàn học của mình rất cẩn thận, không rạch lên mặt bàn, thường xuyên lau chùi bàn sạch sẽ. Em yêu quý cái bàn học của mình nhiều lắm.

20 tháng 12 2021

Cuối tuần trước, mẹ đã dẫn em đi chơi ở trung tâm thương mại gần nhà. Lúc gần về, mẹ đã mua cho em một chiếc cặp sách mới rất xinh đẹp. Mẹ bảo rằng, đây là món quà chúc mừng em đã đạt giải trong cuộc thi kể chuyện của trường.

Đó là một chiếc cặp sách, nhưng em thường gọi là chiếc balo. Nó không to như chiếc cặp cũ của em, chỉ chừng bằng cái laptop của chị hai. Balo có hình chữ nhật, nhưng phần đầu thu hẹp lại, tạo tổng thể cân đối và dễ mang lên vai hơn. Bề rộng của nó khoảng một gang tay, giúp để được khá nhiều sách vở. Balo được làm từ chất liệu da tổng hợp, vừa mềm mại lại vừa có dáng cứng cáp. Nhờ vậy, việc sắp xếp các đồ đạc vào balo, hay dựng balo ở các góc trở nên dễ dàng và trông dễ nhìn hơn. Một ưu điểm nữa, là lớp da ấy, có thể chống nước một phần nhất định, nên dù đi dưới mưa phùn hay bất cẩn làm nước rơi vào, thì chỉ cần lấy khăn, giấy khô lau là được. Không cần lo lắng nhiều như những chiếc cặp bằng vải thông thường. Mẫu cặp này có rất nhiều màu sắc bắt mắt, nhưng em đã chọn cái balo màu hồng, vì đó là màu yêu thích nhất của em.

Balo có thiết kế rất đơn giản, chỉ gồm có hai ngăn. Ngăn lớn ở phía sau chiếm hai phần ba diện tích cặp, dùng để đựng sách, vở. Nó có phần phéc kéo màu hồng rất chắc chắn. Đặc biệt, ở phần tay cầm của phéc, có đính kèm một cục bông xù màu trắng siêu dễ thương. Ngăn thứ hai ở phía trước, cao bằng một nửa ngăn lớn, có nắp đóng mở, dùng để đựng bút, thước, chì màu. Trên cùng của cặp, có một phần dây nối thành khung hình tam giác to chừng bốn ngón tay, dùng để treo cặp lên các vị trí cố định. Sau lưng cặp, thì có phần quai đeo giống như những chiếc cặp khác. Tuy nhiên, dây của chiếc balo này chỉ to chừng một ngón tay thôi. Nhưng nó vẫn rất chắc chắn và dẻo dai lắm.

Từ khi có chiếc balo mới, lúc nào em cũng thích thú với việc sửa soạn sách vở để đến trường. Nhờ vậy mà em thêm hào hứng với việc học tập. Em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật tốt để nó luôn mới mẻ, sạch sẽ.

7 tháng 3 2021

Vậy bạn hỏi chi ?

Tự nghĩ đi chứ

Mấy cái bài này mình hok rùi

Để mình tìm mấy cái tài liệu cô mình dạy rùi mình gửi cho bạn nha !

7 tháng 3 2021

1. 

I. Mở bài :

- Giới thiệu quả dưa hấu

- Trong rất nhiều các loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu tây... Loại trái cây mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu.

II. Thân bài:

a. Giới thiệu nguồn gốc :

Không biết dưa hấu có từ bao giờ, chỉ biết theo như dân gian dưa hấu có nguồn gốc từ sự tích An Dương Vương.

b. Tả chi tiết:

  • Quả dưa hấu nặng từ một cân đến gần một yến, tùy theo thời gian thu hoạch và giống dưa. Quả dưa hấu hình elip thuôn thuôn dài.
  • Quả có vỏ ngoài màu xanh thẫm nhẵn thín có các đường sọc kéo dài .
  • Bên trong quả dưa hấu là lớp cùi màu trắng dài khoảng gần 1cm. Quả dưa ngon là khi cùi mỏng, vỗ vào kêu bồm bộp. Phía bên trong cùi trắng là phần ruột màu đỏ có lấm tấm hạt màu đen nhỏ. Phần ruột là phần to nhất trong quả. Hạt dưa hấu có thể ăn được có vị bùi bùi. Dưa hấu ăn ngọt thanh mát chứ không ngọt sắc như nhãn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một miếng dưa hấu trong mùa hè nóng bức.
  • Ta có thể bổ cắt thành những miếng hình tam giác để có thể dễ dàng thưởng thức. Dưa hấu có thể làm được nhất nhiều món ngon như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, đá bào dưa hấu.... Được uống cốc sinh tố do mẹ làm, ăn que kem làm từ dưa hấu ở cổng trường sẽ là những kỉ niệm khó quên.Dưa hấu cũng có thể trở thành một hình thức của nghệ sĩ cắt tỉa dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Dưa hấu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, chất khoáng, ....Dưa hấu có tính hàn là một món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Dưa hấu cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, làm lành vết thương...
  • Dưa hấu được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng siêu thị, chợ với mức giá cả phải chăng từ tám đến mười lăm nghìn đồng ở Việt Nam.
  • Dưa hấu thường được trồng ở các nước có nền khí hậu ẩm nhiệt đới, không phù hợp với thời tiết ôn đới hay hàn đới.

III. Kết bài:

Cảm nghĩ bản thân .

2. 

Vườn nhà nội không thiếu những loài cây ăn quả. Nào là táo, là cam, là quýt hay hồng hay lựu nhưng loài cây mà em thích nhất vẫn là cây bưởi.

Cây bưởi đứng e lệ ở một góc vườn nhà. Dáng cây cao lớn, xum xuê trông rất khỏe khoắn dẻo dai. Thân cây nghiêng nghiêng như đang nhoài người vươn ra không gian đón nắng đón gió đất trời. Rễ cây to, dài cắm sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cho thân mẹ. Chốc chốc lại thấy những nhánh rễ trồi lên khỏi mặt đất như những con rắn nhỏ ngoằn ngoèo uốn lượn. Lá bưởi to hơn lá cam một chút, xanh tươi mơn mởn. Vào mùa hoa, cây ra hoa thơm nức vừa ngọt ngào vừa dịu mát, mấy người chị họ của em thường lấy hoa bưởi cài lên mái tóc trông vô cùng duyên dáng. Hoa tàn cũng là lúc bưởi kết trái, ban đầu chỉ là những quả nhỏ xíu lấp ló sau phiến lá nhỏ, càng lớn da bưởi càng căng mọng, quả lớn hơn, xang rì. Bưởi nhà em là bưởi da xanh, ngon nhất trong các loại bưởi. Khi bóc vỏ, hương bưởi thơm dịu dàng làm lòng người cũng nhẹ nhàng hơn. Từng múi bưởi căng mọng những nước, ăn vào ngọt thanh, ngon lành. Bưởi cũng là thứ quả em thích ăn nhất. Không chỉ để ăn như một cây ăn quả, người ra còn chiết xuất hương hoa bưởi, tinh dầu bưởi rất tốt.

Em mong cây bưởi lúc nào cũng khỏe mạnh, ngày càng ra nhiều hia kết nhiều trái cho nhà em hơn.

3. 

I. Mở bài: Giới thiệu về con mèo

II. Thân bài:

1. Tả bao quát:

- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?

- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.

- Con mèo khoác lên mình bộ long màu gì.

2. Tả chi tiết

- Đầu: đầu nó tròn như trái banh

- Mắt: long lanh

- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tám giá trong vui mắt

- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt

- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ

- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoản 15cm

- Chân: có móng vuốt

3. Hoạt động, tính nết của mèo

- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa

- Khi ăn rất từ tốn và gọn gang

- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

III. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về con mèo

- Nêu tình cảm của bạn với con mèo .

4. 

“Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt Đó là chú mèo ba xin được ở nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavi loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.
Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng quanh nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.