Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đôi vai mẹ một gánh đầy huyền thoại
Tình yêu thương hào phóng đến khôn cùng.
Đó là 2 câu thơ nói về tình thương bao la của người mẹ. Trong mỗi chúng ta ai cũng đều có 1 người mẹ là người sinh ra ta, là người luôn chia sẽ, yêu thương chúng ta vs 1 tình yêu vô bờ bến. Là người nuôi nấng, quan tâm và chăm sóc ta. Em cũng có một người mẹ như vậy. Trong em, mẹ là người phụ nữ giản dị nhất.
Mẹ em năm nay 36 tuổi. Mẹ là một người giáo viên. Dáng người mẹ mảnh mai, thon thả vs làn da trắng hồng như da em bé. Mái tóc đen óng mượt dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng rất hợp vs khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Đôi mắt sáng long lanh như 2 vì sao của mẹ luôn chứa đựng những niềm vui hay nỗi buồn. Đôi môi đỏ mọng nằm dưới chiếc mũi cao làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Mỗi khi cười trông mẹ như 1 đóa hoa tươi. Hé lộ 1 hàm răng trắng ngà đều tăm tắp của mẹ. giọng nói ấm áp đầy truyền cảm của mẹ luôn nhắc nhở em .đôi bàn tay mềm mìn, trắng trẻo đã dìu dắt em từ khi mới chào đời.
Mẹ em là một người giáo viên nên rất bận rộn. mẹ ko có thời gian chỉ cho em học. nhưng em rất hiểu và thông cảm cho mẹ. Ngoài những công việc trên lớp. mẹ còn phải dọn dẹp nhà cửa. ba cũng luôn phụ mẹ dọn nhà cho mẹ đỡ nhọc. buổi tối, mẹ cũng ko có thời gian nghỉ ngơi. Mẹ phải soạn giáo án và chấm bài cho các e học sinh. Mẹ nấu ăn rất ngon. Mỗi bữa ăn mẹ nấu đều là những bữa ăn rất ấm cúng và và ngon miệng. Mẹ rất nhân hậu và hiền từ. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Mẹ em ăn mặc cũng rất giản dị. Mẹ tôi người đã dạy cho tôi rất nhiều điều, đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ tìm được ai tốt như mẹ của mình. Mẹ chăm lo cho tôi từng ly, từng tý một, cả cuộc đời của mẹ luôn vất vả vì tôi, chăm lo cho tôi, không lúc nào, mẹ kêu ca lời nào, mẹ là người dành cho tôi nhiều tình cảm nhất, luôn dạy tôi những điều hay lẽ phải, dạy cho tôi cách làm những người có ích cho xã hội. Mẹ của tôi người phụ nữ của gia đình, mẹ luôn tần tảo và quan tâm chăm sóc cho tất cả các thành viên của gia đình.
Đôi vai mẹ một gánh đầy huyền thoại
Tình yêu thương hào phóng đến khôn cùng.
Đó là 2 câu thơ nói về tình thương bao la của người mẹ. Trong mỗi chúng ta ai cũng đều có 1 người mẹ là người sinh ra ta, là người luôn chia sẽ, yêu thương chúng ta vs 1 tình yêu vô bờ bến. Là người nuôi nấng, quan tâm và chăm sóc ta. Em cũng có một người mẹ như vậy. Trong em, mẹ là người phụ nữ giản dị nhất.
Mẹ em năm nay 36 tuổi. Mẹ là một người giáo viên. Dáng người mẹ mảnh mai, thon thả vs làn da trắng hồng như da em bé. Mái tóc đen óng mượt dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng rất hợp vs khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Đôi mắt sáng long lanh như 2 vì sao của mẹ luôn chứa đựng những niềm vui hay nỗi buồn. Đôi môi đỏ mọng nằm dưới chiếc mũi cao làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Mỗi khi cười trông mẹ như 1 đóa hoa tươi. Hé lộ 1 hàm răng trắng ngà đều tăm tắp của mẹ. giọng nói ấm áp đầy truyền cảm của mẹ luôn nhắc nhở em .đôi bàn tay mềm mìn, trắng trẻo đã dìu dắt em từ khi mới chào đời.
Mẹ em là một người giáo viên nên rất bận rộn. mẹ ko có thời gian chỉ cho em học. nhưng em rất hiểu và thông cảm cho mẹ. Ngoài những công việc trên lớp. mẹ còn phải dọn dẹp nhà cửa. ba cũng luôn phụ mẹ dọn nhà cho mẹ đỡ nhọc. buổi tối, mẹ cũng ko có thời gian nghỉ ngơi. Mẹ phải soạn giáo án và chấm bài cho các e học sinh. Mẹ nấu ăn rất ngon. Mỗi bữa ăn mẹ nấu đều là những bữa ăn rất ấm cúng và và ngon miệng. Mẹ rất nhân hậu và hiền từ. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Mẹ em ăn mặc cũng rất giản dị. Mẹ tôi người đã dạy cho tôi rất nhiều điều, đi khắp thế gian này tôi cũng không bao giờ tìm được ai tốt như mẹ của mình. Mẹ chăm lo cho tôi từng ly, từng tý một, cả cuộc đời của mẹ luôn vất vả vì tôi, chăm lo cho tôi, không lúc nào, mẹ kêu ca lời nào, mẹ là người dành cho tôi nhiều tình cảm nhất, luôn dạy tôi những điều hay lẽ phải, dạy cho tôi cách làm những người có ích cho xã hội. Mẹ của tôi người phụ nữ của gia đình, mẹ luôn tần tảo và quan tâm chăm sóc cho tất cả các thành viên của gia đình.
Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế.Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em yêu mẹ rất nhiều !!!
Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da dẻ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài,... tất cả đều trắng tinh một màu. ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khôn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông. Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứa giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“ Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lủng lá mọc dùi,
Thành tiên chẳng thấy, hoá loài đông sơn
Còn đối với những người hiên lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
" Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian,
Ai hiền la sẽ ban ơn
Cho người tích đức tu nhân nức lòng"
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dáng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay nguời mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ.
“Một ông cụ già nua tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm... "
Hay
"Hoá ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân ”
(Người hoá khi)
Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
Ngôi trường mà luôn gắn bó với em đó là trường Tiểu học Hà An. Đây cũng là mái nhà thứ hai của em nơi có thầy cô và bè bạn.
Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đến trường từ rất sớm mới có dịp quan sát toàn cảnh ngôi trường. Cổng trường to với hai cánh cổng được sơn màu vàng như cánh tay của người khổng lồ chào đón chúng em. Bác bảo vệ tươi cười ra mở cổng cho em vào trường. Sân trường luôn khoác lên mình màu áo xám, vì là mùa thu nên ở sân trường có rất nhiều chiếc lá vàng rụng xuống giống như những chiếc thuyền tí hon mắc cạn.
Khi chuẩn bị đến giờ vào học tiếng cac bạn học sinh nô đùa làm cả ba dãy phòng học như bừng tỉnh giấc vươn vai sau một giấc ngủ dài. Ba dãy phòng học được xếp theo hình chữ U nổi bật với màu ngói đỏ tươi. Các hành lang các phòng học đều được dọn dẹp sạch sẽ. Trong các phòng học bàn ghế được kê ngay ngắn, hình ảnh Bác Hồ được treo trên tường với nụ cười trìu mến nhìn theo chúng em. Các phòng học đều có biển tên được đánh theo thứ tự và treo trên của lớp học.
Em rất yêu ngôi trường của em vì nơi đây chính là nơi gắn bó với bao kỉ niệm vui buồn của thầy và bạn.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Mẹ là con gái làng hoa Đằng Hải ở ngoại thành Hải Phòng. Sau khi nhờ các bác, chú ở đơn vị bộ đội xin được tiền trợ cấp cho hai con nhỏ, mẹ được Công ti Công viên cho nghỉ chế độ với số tiền 24 triệu đồng. Với cái vốn bé nhỏ ấy, mẹ cải tạo lại ngôi vườn để trồng rau, trồng hao và đào một cái ao 36 mét vuông nuôi cá.
Năm 20 tuổi, mẹ chỉ có trình độ Trung cấp nông nghiệp, sau đó học Đại học Tại chức ,28 tuổi mẹ đã có bằng kĩ sư trồng trọt, được cử làm tổ trưởng tổ kĩ thuật vườn hoa – cây cảnh của Công ti Công viên. Mẹ đã từng được cơ quan cử vào Đà Lạt sáu lần để học tập kĩ thuật về rau và hoa giống mới. Cái vốn kĩ thuật ấy thật quý đối với mẹ sau này.
Mẹ là một phụ nữ rất táo bạo và đảm đang. Mẹ nghĩ : muốn làm vườn thì phải có vốn. Mẹ bàn với chị Lý ( năm đó chị Lý học lớp 9) đem thế chấp ngôi vườn cho ngân hàng lấy 50 triệu đồng. Mẹ mua máy bơm , mua giống hoa, giống rau mới. Mẹ thuê người làm giàn che nắng , mưa cho hoa, cho rau. Mẹ nói : “ Nhờ trời, năm 2001, mẹ thắng lớn một vụ hao và vụ rau”. Hoa tu líp , hoa cẩm chướng, hoa bắp cải, hoa lan...mẹ bán được hàng vạn bông cho các quầy hoa trong thành phố. Cải bắp và súp lơ trong vườn mẹ được nhiều chị em buôn rau mua hẳn từng luống dài. Sau vụ hoa, vụ rau thiên niên kỉ ấy, mẹ thu được một khoản tiền kha khá. Chị Lý trở thành nhân viên kế toán của mẹ. Sau khi trả nợ Ngân hàng , mẹ còn lại gần 40 triệu đồng làm vốn.
Khu vườn của ba mẹ con bốn mùa xanh ngắt và rực rỡ các loại rau, loại hoa thơm, hoa quý. Bắp cải, súp lơ, su hào...vụ đông cuộn to, xanh ngăn ngắt. Đẹp nhất là những luống hoa tu-líp vàng óng, những luống hoa lan đỏ rực, xanh lơ, xanh biếc, tím hồng , tím biếc...Mỗi loài hoa có tiếng nói riêng , có giá trị kinh tế riêng, như mẹ thường nói.
Mẹ thức khuya dậy sớm, nhất là những tháng ngày nắng hạ, những lúc mưa to , gió lớn. Mùa thu hoạch rau, mùa hoa rộ, suốt ngày mẹ ở ngoài vườn. Nhiều đêm khuya , mẹ còn đi đi lại lại khắp các luống hoa.
Năm nay, chị Lý đã lên lớp 12, em đã trở thành cô học trò nhỏ lớp 5 tiểu học. Sau tám năm góa chồng, tóc mẹ đã có vài sợi bạc. Gương mặt đôn hậu của mẹ đã có nhiều nếp nhăn, nhưng mẹ đã cười cùng mùa rau, mùa hoa tươi tốt. Cả hai chị em năm nào cũng đạt học sinh tiên tiến. Mẹ nói : “Sang năm , cô Lý thi đỗ Đại học Nông nghiệp, cô Nhàn bé bỏng của mẹ lên học lớp 6 thì mẹ con ta sẽ sửa lại ngôi nhà...”. Mẹ tần ngần nhìn ảnh bố, cầm tờ giấy khen của hai con, nước mắt mẹ lăn dài trên gò má. Những lúc ấy, cả hai chị em đều muốn trở thành học sinh giỏi để làm cho mẹ vui.
Mỗi chiều đi học về, từ xa nhìn thấy bóng mẹ đi lại giữa những luống rau xanh, giữa những luống hoa tỏa hương khoe sắc, em vô cùng thương mẹ. Em vừa chạy vừa gọi rối rít: “ Mẹ ơi! Mẹ ơi!...”
Đề 1
Sáng thứ bảy hôm ấy, em cùng với Loan, Hồng, Phượng rủ nhau ra công viên chơi vì ở đây vừa sạch, vừa đẹp, lại có hoa, có cây bóng mát và để ngắm bức tượng anh Trần Văn ơn vừa mới được khánh thành một tháng nay. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn Hoa, Thủy, Ngọc đang ngồi tâm sự và ăn quà bánh ở hàng ghê đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, em gọi ba bạn: "Hoa, Thủy, Ngọc ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!" Khi cả ba dừng lại, em đến bên nhẹ nhàng nói: "Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!". Hoa sầm mặt lại: "Cậu có ý thức nhỉ? Đây là nhà cậu phải không? Chúng tớ có đụng đến cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?". Nghe Hoa nói vậy, Thủy, Ngọc ngăn lại: "Bạn Thu nói đúng đấy, Hoa ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn sự góp ý của Thu".
Đề 2
Trong nhà em có rất nhiều những món đồ dùng khác nhau. Đồ dùng nào cũng có những công năng riêng của nó. Trong đó món đồ mà em yêu thích nhất chính là chiếc tivi.
Mẹ nói tivi có từ lúc gia đình em chuyển về nhà mới, cũng gần bằng tuổi của em rồi. Đó là món đồ mà bố em phải dành cả tháng lương để mua nó. Lúc ấy, nó là món đồ có giá trị nhất trong nhà của em. Tivi được bố mẹ nâng niu, treo ở tường phòng khách và ở ngay bên cạnh cửa ra vào.
Chiếc tivi nhà em không to lắm nhưng rất phù hợp với ngôi nhà nhỏ của em. Tivi có dạng hình chữ nhật. Mặt tivi siêu phẳng và có thể kết nối được với internet. Bố em thường rất thích vào mạng internet thông qua chiếc tivi này để xem các chương trình hài mà bố yêu thích. Mỗi lần như vậy, cả nhà em lại vang lên những tràng cười thật to, không ai còn quan tâm rằng ti-vi to hay nhỏ nữa.
Bên cạnh tivi có mấy cái nút điều khiển dùng để bật hoặc tắt, nút chuyển kênh, nút điều khiển tiếng. Tuy nhiên, em thường không sử dụng các nút này vì tivi có một chiếc điều khiển từ xa. Nhờ có chiếc điều khiển này mà ở bất kì vị trí nào trong phòng khách, chỉ cần hướng điều khiển vào tivi là em có thể chuyển kênh và thực hiện các thao tác theo ý muốn của mình.
Chiếc tivi này chính là một kỉ niệm của gia đình em. Nhờ có tivi em đã học được rất nhiều điều bổ ích thông qua các chương trình như: Thế giới động vật, Thiên nhiên kì thú, Tìm hiểu vũ trụ,... Vì vậy, em luôn giữ gìn và trân trọng chiếc tivi của gia đình mình.
Đề 3
Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh. Bài mẫu tả em trai yêu quý của em Bé Hoàng là em trai của em. Cả nhà đều gọi nó là “Cu Vàng”. Chẵn năm, em đã biết đi. Lên hai tuổi, em đã đi nhanh, tập leo trèo, thích lục lọi mọi thứ. Chị gái đi học về, em chạy ra đón, đòi mở cặp của chị ra xem sách vở và hộp bút. Em đang tập nói, tập hát, thích xem ti-vi. Mái tóc em lưa thưa, vàng hoe, mềm mại. Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh. Em hiếu động và nghịch lắm. Cả nhà rất thương em. loigiaihay.com Đoạn văn tả em trai yêu quý của em. Người em tròn mập, chântay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh.Bài mẫu tả em trai yêu quý của emBé Hoàng là em trai của em. Cả nhà đều gọi nó là “Cu Vàng”. Chẵn năm, em đã biết đi. Lên hai tuổi,em đã đi nhanh, tập leo trèo, thích lục lọi mọi thứ. Chị gái đi học về, em chạy ra đón, đòi mở cặp của chịra xem sách vở và hộp bút.Em đang tập nói, tập hát, thích xem ti-vi.Mái tóc em lưa thưa, vàng hoe, mềm mại. Người em tròn mập, chân tay bụ bẫm. Cặp mắt sáng, hàm răng sữa trắng tinh.Em hiếu động và nghịch lắm. Cả nhà rất thương em.
Đọc đoạn trích này, người ta đọc bị hấp dẫn bởi cách miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn của nhà văn Tô Hoài. Trước hết, ta bắt gặp 1 chàng dế thanh niên đẹp trai''cả thân mình là 1 màu nâu bóng mỡ''rồi cánh,râu,vuốt...của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khỏe khoắn ấy. Đúng là 1 thanh niên như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt''điều độ, chừng mực'', cái sự biết lo xa của 1 chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mên ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu.Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái vượt lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoa sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi đê khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhày cho ra vẻ....Ở đây, ta bắt gặp nét đặc trưng của 1 chàng dế ''thanh niên''ở tuổi mới lớn.Qua đó, ta thấy nhà văn quan sát tỉ mỉ, chi tiết, tinh tế; miêu tả: lựa chọn chi tiết nổi bật, kết hợp miêu tả ngoại hình và hành động;nghệ thuật nhân hóa, so sánh.Và đồng thời cũng cho thấy Dế Mèn hội tụ tất cả vẻ đẹp về hình dáng và sức mạnh nhưng tính cách còn kiêu căng, hống hách, hung hăng, ngạo mạn, tự phụ.
Vì mình không có thời gian để chép nguyên bài văn cho bạn nhưng mk thấy bài này cũng khá hay, bạn tham khảo nhé
"Dậy, dậy đi, dậy đi chứ!" – Một giọng nói vang lên bên tai tôi. Rồi một bàn tay lạnh ngắt áp vào má tôi. Đang cuộn tròn người trong lớp chăn bông ấm áp, tôi giật mình, cáu kỉnh. "Em đang ngủ ngon, hơn nữa hôm nay là chủ nhật.". Anh tôi giận dữ: "Không xem thì thôi, hoa li nở thì anh mới gọi em chứ!". Vừa nghe thế, tôi vùng dậy, tỉnh hẳn ngủ. Hoa li nở, đối với tôi đó là một sự kiện. Tôi líu ríu theo anh ra vườn, lòng ngập tràn sung sướng.
Anh tôi hơn tôi những sáu tuổi. Anh giống bố, dáng cao gầy và giống mẹ ở đôi mắt đen sâu thăm thẳm. Mọi người đều khen anh đẹp trai nhưng có lần, tôi nói với anh, trông anh xấu tệ, như một con mèo mướp. Anh cười và nói rằng mèo mướp cũng có cái đẹp của nó, có điều tôi chưa nhận ra thôi.
Ai cũng nói anh giống bố nhưng khuôn mặt của anh nhòn nhọn chứ không vuông vắn như bố. Nước da của anh rám nắng vì trưa hè nào anh cũng vác bóng ra sân sau chơi. Nếu ai chưa biết anh tôi thì đặc điểm dễ nhận ra anh nhất là mái tóc màu nâu bù xù, rối kinh khủng. Thỉnh thoảng, anh lại lùa tay vào trong mái tóc, gãi gãi. Tay chân anh dài, trông khá tương xứng với dáng người nhưng kì lạ là bàn tay anh tôi rất đẹp. Những ngón tay thon dài, bàn tay hình ô van… Anh có chiếc mũi cao và cái miệng rộng, hay cười. Mỗi khi cười, chiếc răng khểnh lại nhô ra cùng hàm răng đều, sáng bóng.
Bố mẹ tôi rất tự hào về học lực của anh. Ngay cả tôi, tuy ghét anh vì hay bị bắt nạt, cũng phải nể phục sức học của anh. Nói thế không có nghĩa anh là một thiên tài. Các môn anh học đều khá nhưng trội nhất vẫn là các môn khoa học tự nhiên. Chính những môn này đã đem lại nhiều vinh quang cho anh. Anh có rất nhiều bằng khen nhưng anh không bao giờ treo. Anh bảo bằng khen chả để làm gì, cái chính là tự mình phải luôn vươn lên. Những lúc nói với tôi như thế, trông anh thật già dặn, chín chắn, nghiêm túc… cứ như những người lớn.
Anh thường nói với tôi anh ghét động vật nhưng chính tôi nhìn thấy anh nuôi một con thỏ. Những lúc cho nó ăn, anh nhẹ nhàng cắt từng lát rau củ quá rồi lại nhẹ nhàng đặt vào lồng như sợ làm đau cái lồng hay đau con thỏ. Qua hành động đó, tôi biết, anh yêu rất nhiều thứ, từ những thứ đơn giản bình thường cho đến những thứ là lạ, mặc dù anh không bao giờ lộ ra, như sợ mọi người cười sở thích của mình.
Nhưng chắc tôi chưa bao giờ biết rằng, chỉ giả vờ bắt nạt tôi nhưng anh thực sự yêu tôi. Cho đến một lần. Lần đó, tôi dắt con Mi-lu đi dạo như mọi khi. Trên đường, chợt nhìn thấy anh đi học về, và đúng lúc đó, tôi vô tình để con chó chạy xuống đường. Tôi lao theo, không kịp nhìn thấy một chiếc ô tô đang phóng tới. Có tiềng hét thất thanh của người đi đường. Chợt hai bàn tay rắn chắc của ai đó nắm chắt lấy tay tôi, kéo tôi lên lề đường. Hoá ra, anh tôi đã vứt chiếc xe đạp xuống lòng đường, lao vào cứu tôi. Hôm đó, nếu không có anh… về nhà, mặt mũi tím bầm, xây xước khắp người nhưng anh rất vui vì đã cứu được em mình, anh dặn tôi phải cẩn thận khi ra đường.
Rồi anh đi du học. Ngôi nhà thiếu hẳn tiếng nói cười của anh. Đến lúc này, tôi mới nhận ra rằng anh yêu quý tôi, quan tâm tới tôi biết bao nhiêu, và tôi, tôi cũng rất yêu quý anh. Anh trai của em ơi!
Anh Vũ là anh trai ruột của em. Anh là học sinh lớp 12 chuyên Toán trường Trung học Năng khiếu Trần Phú, Hải Phòng.
Anh 16 tuổi, tuổi Mão. Bà nội vẫn yêu quý gọi anh là "thầy của hổ". Anh biết đọc, biết viết năm lên 6 tuổi, do bà nội dạy anh ở nhà. Từ lớp 6 đến lớp 12, anh là học sinh các lớp chuyên Toán. Năm nào anh cũng là học sinh giỏi. Năm lớp 9, anh giật giải Nhì toàn thành phố về môn Toán. Năm học lớp 11, thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, anh thi vượt cấp giành được giải Ba. Bà nội và bố mẹ em rất tự hào về anh. Anh khiêm tốn, chu đáo nên ai cũng quý mến. Anh có nhiều bạn thân, bạn từ hồi học Tiểu học.
Mẹ nói: "Từ nhỏ đến giờ, anh Vũ của em đã có tinh thần độc lập rồi, nhất là trong học hành và lao động". Lên lớp 6, anh tự giặt quần áo. Mọi việc vặt trong nhà như là quần áo, quét nhà lau nhà, thu dọn vệ sinh, anh đều làm nhanh, làm khéo giúp bố, mẹ. Anh rất hiền, tuy hơn em 6 tuổi, nhưng vẫn bị em "bắt nạt". Anh vẫn dạy em học Toán, học tiếng Anh, dạy về phương pháp tự học và đọc sách. Bàn học của anh, sách vở và mọi thứ, anh xếp đặt rất đẹp. Bên cạnh đồng hồ báo thức là một con mèo bằng sứ, tặng phẩm của bạn anh nhân ngày sinh nhật 15 tuổi.
Anh Vũ thích mặc quần âu ka ki màu xanh, màu cỏ và áo sơ mi trắng. Gương mặt thanh tú, vầng trán rộng, cặp mắt tinh anh, hàm răng trắng đều. Nhiều người khen anh đẹp trai. Anh cao hơn bố, cách đi đứng, cách ăn cơm uống nước và tính nết rất giống bố. Chỉ có dáng người, cặp mặt và nụ cười, tóc và nước da là giống mẹ.
Anh sống rất chu đáo, hiếu thảo. Một chục cam ngọt biếu bà, cái kính lão biếu bố, bó hoa hồng và đôi bít tất biếu mẹ, cái bút máy Hê-rô mạ vàng, tuyển tập truyện cổ Gơ-rim tặng em gái, là những tặng phẩm sinh nhật gần đây nhất anh mua biếu bà, biếu bố mẹ và tặng em gái – "Con chim chích chòe”, anh đặt tên cho em. Mẹ cảm động khi nhận bó hoa anh biếu.
Lịch học tập ở trường, ở lớp, ở nhà, anh sắp xếp rất khoa học. Giờ chơi, giờ giải trí… anh bố trí đâu vào đó. Anh thích đọc sách, ham học tiếng Anh, sử dụng thành thạo máy tính nhưng anh không chơi điện tử.
Bố em là kĩ sư đóng tàu, mẹ em là bác sĩ Bệnh viện Việt Tiệp. Nhà có 5 nhân khẩu ở trong ngôi nhà tập thể cấp 4, nhưng anh giúp bố mẹ sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ.
Cách sống giản dị, tiết kiệm, tinh thần học tập chăm chỉ của anh đã trở thành gương sáng cho em gái noi theo.
Nhiều tối, quá 12 giờ khuya, anh vẫn chong đèn bàn ngồi học. Bà và mẹ lại nhắc: "Vũ ơi, khuya rồi, đi ngủ đi cháu… Vũ ơi, 12 giờ rồi, ngủ đi, mai còn đi học đi con…".
Anh trai của em là như thế đó. Em nhớ lời anh dặn: "Học hôm nay cho Ngày mai…":