K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2020

Di tích lịch sử ở xã hải sơn (hải hậu,nam định) là một trong số những di tích cực kì nguy hiểm trên olm

12 tháng 3 2020

Di tích lịch sử ở xã hải sơn (hải hậu ,nam định)là một trong số những di tích cực kì nguy hiểm .

Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ.  Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự. Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)…  Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ.  Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.
12 tháng 3 2020

Hải Hậu xưa là đất Quần Anh có lịch sử hình thành gắn liền với công lao các vị “tứ tổ cửu tộc” khai hoang mở đất. Hiện nay, huyện Hải Hậu là địa phương có số lượng từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhiều nhất tỉnh (13 từ đường). Tiêu biểu là 3 từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, thủy tổ Phạm Cập, tổ Nguyễn Đại Tông (Hải Anh), 3 từ đường thờ thuỷ tổ Trần Vu, thuỷ tổ Hoàng Gia, tổ họ Lại (Hải Trung), từ đường họ Nguyễn (Hải Sơn), từ đường họ Lâm (Hải Lộc)… Các di tích từ đường này đều lưu giữ được khối kiến trúc cổ và các lễ nghi truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và niềm tự hào truyền thống của con cháu trong dòng họ. 

Thủy tổ Trần Vu là người đứng đầu Tứ tổ khai sáng đất Quần Anh. Năm Giáp Dần niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), con cháu dòng họ xây dựng từ đường nhằm tưởng nhớ công lao của thủy tổ Trần Vu (nay ở xã Hải Trung). Từ đường thuỷ tổ Trần Vu là công trình kiến trúc văn hoá còn bảo lưu được kiến trúc gỗ với nhiều mảng chạm khắc đẹp, mặc dù trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa tôn tạo nhưng vẫn bảo lưu được đường nét cùng phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Từ đường với kiến trúc “nội công ngoại quốc” với tiền đường thiết kế 3 gian, 2 chái, bốn vì, cột lim, xà bảy chạm khắc kênh bong hoa lá tinh xảo. Hậu cung xây cuốn, bên trong là lâu các, phía ngoài, trên có cổ lâu đắp nổi 3 chữ “Trần Khai Sáng”... Từ đường hiện đang lưu giữ được nhiều tư liệu quý như: câu đối, đại tự ghi lại công lao, sự nghiệp của thuỷ tổ Trần Vu. Từ đường thủy tổ Vũ Chi (xã Hải Anh) là một trong những công trình có quy mô lớn so với các từ đường khác (với diện tích trên 1.400m2). Thủy tổ Vũ Chi là một trong bốn thuỷ tổ có công khai sáng đất Quần Anh xưa đảm nhiệm công việc đắp đê khai thông sông ngòi, cải tạo đồng cho lúa khoai tươi tốt, đời sống cư dân ngày càng sung túc. Để tri ân công đức của thuỷ tổ Vũ Chi, con cháu trong dòng họ lập từ đường vào năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 5 (1797) (nay ở xóm 3, xã Hải Anh). Năm 1943, con cháu trong dòng họ Vũ Chi tiến hành đại tu toàn bộ các hạng mục công trình gồm: Tiền đường, trung đường, cung cấm, nhà tả vũ. Từ đó đến nay, trải qua 6 lần trùng tu, tôn tạo nhưng công trình vẫn giữ được nguyên trạng kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn. Trong đó đặc trưng là kiến trúc 5 gian tiền đường, 3 gian trung đường và 5 gian hậu chẩm. Tại di tích hiện lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật như: Sắc phong, văn bia, câu đối, đại tự. 

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu).
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ đường thờ thủy tổ Vũ Chi, xã Hải Anh (Hải Hậu).

Từ đường họ Nguyễn, xã Hải Sơn thờ thủy tổ Nguyễn Kim, tổ Nguyễn Khắc Cần và các vị tổ trong dòng họ. Theo thế phả Nguyễn Đại Tông Hải Hậu - Trực Ninh, dưới triều Vua Lê Huy Tông (1516-1522) Nguyễn Kim giữ chức Hữu vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, tước An Tĩnh Hầu. Năm 1527 đời Vua Lê Trang Tông, ông được phong làm Thượng phụ Thái sư Hưng công thống lĩnh toàn bộ quân đội. Năm 1545, ông qua đời, được Vua Lê chiếu tặng “Chiêu huân tĩnh công”. Theo gia phả dòng họ Nguyễn, Nguyễn Khắc Cần là người đóng góp công sức cùng nhân dân đắp đê, trị thủy, lập làng với các địa danh như Nhất Trùng, Nhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng. Để ghi nhớ công ơn các vị tổ trong dòng họ đã có công với dân, với nước, năm 1830, con cháu họ Nguyễn đã xây dựng một am nhỏ thờ tự. Năm 1875, từ đường được dựng lại kiểu chữ “Nhất”. Đến năm 1912, từ đường được xây theo kiểu chữ “Đinh” gồm 2 tòa tiền đường và hậu đường. Từ năm 1912 đến nay, từ đường được trùng tu, tôn tạo 9 lần nhưng vẫn đảm bảo giữ kiến trúc cổ. Từ đường gồm 3 tòa: Tiền đường, trung đường, hậu đường. Ngoài giá trị kiến trúc, từ đường họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều hiện vật tiêu biểu như: Tượng thủy tổ Nguyễn Kim, ngai và bài vị các tổ kế thành, sắc phong niên hiệu Khải Định (1924)… 

Để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa từ đường ở Hải Hậu, con cháu ở các dòng họ đã tự nguyện chung tay góp công, góp của để tu bổ, tôn tạo đảm bảo chất lượng và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc. Từ năm 2009 đến nay, con cháu họ Nguyễn (xã Hải Sơn) đã đóng góp hàng trăm triệu đồng tu sửa tiền đường, xây mới trung đường, hậu đường và lâu các, nhà táo… Năm 2014 con cháu dòng họ Vũ Chi (Hải Anh) tự nguyện đóng góp xây mới tường bao, lát sân gạch, nhà bia với kinh phí trên 100 triệu đồng. Cùng với việc huy động con cháu trong các dòng họ chung tay bảo tồn, tôn tạo, Ban quản lý di tích các từ đường dòng họ đã thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong dịp giỗ tổ. Tại từ đường họ Nguyễn, hằng năm, vào 14-15 tháng Giêng con cháu dòng họ tập trung ở từ đường làm lễ dâng hương, tế tổ. Vào các ngày 16 và 17 tháng 11 âm lịch là ngày giỗ thủy tổ Nguyễn Kim, dòng họ tiến hành phát thưởng khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tập tiến bộ. Tại từ đường Vũ Chi con cháu dòng họ gồm 53 ngành sinh sống khắp mọi miền đất nước. Hằng năm, vào ngày 16 tháng Giêng; ngày 13 đến 15-3 âm lịch và ngày Đông chí, con cháu trong dòng họ lại về dâng hương báo công tiên tổ. 

Các di tích từ đường ở Hải Hậu hiện nay ngoài việc là nơi thờ tự các vị thủy tổ, còn là những “bảo tàng” nhỏ để giáo dục truyền thống cho thế hệ con cháu tiếp tục góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp. Hằng năm, con cháu các dòng họ có di tích từ đường thường xuyên đóng góp để trùng tu, tôn tạo di tích theo đúng quy định của Nhà nước. Các di tích lịch sử - văn hóa từ đường đều có Ban trị sự dòng họ trông coi, bảo vệ, hoạt động dưới sự giám sát của Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa địa phương; chính quyền các cấp và con cháu các dòng họ luôn thực hiện các quy định về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích từ đường nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống./.

18 tháng 4 2019

i live in Hải Dương.

31 tháng 3 2019

1.    Tên di tích: Đền Ba Dân
2.    Loại công trình:  Đền
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm 1996.
5.    Địa chỉ di tích: Xóm 5, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6.    Tóm lược thông tin về di tích    
        Đền Ba Dân trước đây thuộc thôn Dộc xã Thụy Lôi Hạ, tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nội.
Đến năm Thành Thái thứ hai (1890) thành lập tỉnh Hà Nam, xã Thụy Lôi Hạ đổi thành xã Thụy Sơn, tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam. Năm 1956 xã Tân Sơn được thành lập gồm 5 thôn trong đó có thôn Thụy Sơn của Thụy Lôi cắt về Tân Sơn, do đó Đền Ba Dân hiện nay thuộc xã Tân Sơn- Kim Bảng- Hà Nam. 
Thủa xưa nơi đây chỉ là một bãi đất hoang, dưới chân núi Nguỳa nằm chung trong quần thể dãy núi Cửu trùng.
Hiện nay tại Đền còn lưu giữ 26 bộ ngọc phả và sắc phong- điều đó đã khẳng định Đền Ba Dân có từ thời Tiền Vua Đinh Tiên Hoàng ( thời đó vua Đinh đang đóng quân tại Hoa Lư – Ninh Bình).
    Trong ngọc phả đã ghi và được dịch như sau:

Ngọc phả một vị sơn thần
Đại vương bề tôi có công với Đinh Tiên Hoàng
Thượng đẳng Nhâm Thần Bộ thứ hai chi khảm
Quốc triều lễ bộ chính bản

    Ngọc phả dịch lúc bấy giờ tại Trang Quang Thừa, phủ Lị Nhân, đạo Sơn Lam (Dịch gọi là quê hương của Đức Đại Vương).
Ngài đầu thai khi cha mẹ ( cha là Đinh Điện, mẹ là Trần Thị Ngùy), hai vợ chồng đi cầu trên chùa ở núi Bát Cảnh qua 12 tháng đến ngày 10/2 năm Nhâm Dần thì ngài được ra đời và đạt tên là Đinh Nga. Mới 7 tuổi ngài đã thông học Lý Đường Tiên Sinh, chỉ vài năm sau sách vở của Khổng Hạnh ngài đã thông thạo, tiếp đó là Thao Lược của Tôn Ngô cũng thuộc làu, trên thiên văn, dưới địa lý không việc gì mà ngài không hiểu rõ.
Năm 22 tuổi thì cha mẹ qua đời, Ngài đã chọn đất an táng và thờ phụng đủ 3 năm theo đại hiếu làm con.
Lúc này ngài nghe thấy tại Động Hoa Lư có Đinh Bộ Lĩnh đang tổ chức đại khởi nghĩa, ngài đã tìm đến và được nhận chức chỉ huy sứ. Sau đó ngài đã vâng lệnh và trở về phủ Lị Nhân và tới 3 Giáp Thượng, Trung, Hạ thuộc trang Thụy lôi- Kim Bảng thủa ấy.
Bấy giờ có được 10 người trong Trang theo Ngài đi đánh giặc và tiếp đó ngài chiêu mộ được rất nhiều binh sỹ. Trong một đêm nằm mộng, Ngài đã thấy địa thế nơi sở tại là lập đồn bốt để rèn quân là tốt nhất. Lúc này, tình hình quân sỹ đã đông không ngờ do vậy đúng ngày 20/7 ông đã đem quân về động Hoa Lư để cùng quân Đinh Bộ lĩnh dẹp tan được 7 xứ quân, còn 5 đạo quân khác tản ra các vùng khác nhau để chống cự. Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy tướng quân đánh nốt 5 đạo quân đó. Trong 5 đạo quân nói trên thì 4 đạo do 4 tướng đã dẹp xong. Riêng đạo quân ở Đỗ Đồng Giang có Nguyễn Cảnh Thục, cha con Đinh Bộ Lĩnh coi thường nên cả 3 cha con đã bị Cảnh Thục bao vây, Ngài đã một mình một ngựa xông vào đánh giặc như chỗ không người, chém hàng trăm quân giặc, phối kết hợp cùng cha con Đinh Bộ Lĩnh đánh Cảnh Thục. Vì hoang mang nên nghĩa quân của Cảnh Thục đã bỏ chạy.
Các xứ tạm bình an, khi về đến động Hoa Lư hồi quân, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng là Đinh Tiên Hoàng, phong thưởng cho những người có công, Đinh Công Nga được phong ngôi thứ Thừa Tướng quản ở Phủ Lị Kim Bảng. Sau này vâng lệnh vua Đinh trở về 3 giáp trong trang Thụy Lôi, ngài đã cho dân tiền công, vàng bạc, rồi  về trang Quang Thừa tụ lậy tổ tiên nội ngoại, sau 10 ngày Ngài trở về huyện sở làm việc. Cũng từ đó 3 giáp thuộc trang Thụy Lôi được miễn thuế và bọn sai dich phiền nhiễu. Một thời gian sau, một hôm ngài đi một vòng thăm lại trang trại và cùng một số quân sỹ bỏ đi ( không rõ đi đâu). Khi nghe trên núi Kim Nhan trang Kệ Tường huyện Thanh Trương phủ Đức Giang Châu Hoan ở đó ngài đã tự hóa. Bấy giờ vào ngày 10/11, chỉ còn vài nguwoif đi theo trở về nói với mọi người và tự viết Duệ Hiệu thần, lập miếu thờ tại hành cung thủa trước để thờ phụng. 
Tôn phong ( Duệ Hiệu Nga Sơn Hiển Linh Đại Vương Thượng Đẳng Thần)
Cho phép cả 3 trang Thụy Lôi cùng thờ. Từ đó ngôi Đền được gọi là Đền Ba Dân.
Tại ngôi Đền thờ ngài, trong thời kháng chiến chống Pháp chúng đã dựng đồn bốt trên đỉnh núi Nguỳa nhằm chiếm nước ta lâu dài, thì ngôi Đền dưới chân núi lại là nơi cư ngụ tốt nhất của du kích ta. Hiện trường còn giữ lại một cửa do du kích ta đào gạch ở đầu hồi phía Đông để đột nhập vào hoạt động. Sau khi giặc Pháp rút về nước, đế quốc Mỹ xâm lược Miền Bắc thì ngôi Đền là nơi mở trường học, nơi sơ tán của nhân dân ba thôn. Cũng tại đây, Đền còn là nơi cơ quan các nhà máy như nhà máy giấy, nhà máy in, nhà máy điện hoạt động trong thời kỳ chống Mỹ.
     

31 tháng 3 2019

Hà Nam là vùng đất có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ sông Hồng. Nơi đây có rất nhiều công trình di tích lịch sử nổi tiếng: chùa Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi,… trong đó không thể không bỏ qua chùa Địa Tạng Phi Lai, tọa lạc ở Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, chùa mới được cải tạo lại từ một ngôi chùa Đùng cổ có lịch sử hàng nghìn năm nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh.

Theo lời kể các cụ trong làng chùa Địa Tạng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ X với 120 gian chùa cổ và theo tương truyền thì vua Trần Nghệ Tông có một thời gian chọn địa danh này làm nơi ở ẩn, sau đó vua Tự Đức cũng đến chùa để cầu tự. Theo lý giải chữ Phi Lai có thể được hiểu là nơi mà các vị minh quân đi không quay về, và chính vua Tự Đức đặt cái tên Phi Lai cho chùa. Trải qua thăng trầm lịch sử chùa đã bị hoang phế một thời gian rất dài, đến tháng 12/2015, đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai.Dựa theo truyền thuyết xưa vị trí xây chùa Địa Tạng Phi Lai đã được chọn lựa rất tỉ mỉ theo thế tứ tượng (tả thanh long, hữu bạch hổ, hậu huyễn vũ, tiền chu tước), chùa được ôm trọn bởi dãy núi hình vòng cung, bao bọc phía bên trong một khu rừng thông xanh mướt, bên cạnh chùa là những mạch nước ngầm. Tất cả đã tạo nên một bức tranh vô cùng tuyệt diệu như chốn tiên cảnh phong thủy hữu tình vừa có thanh và vừa có sắc. 

Chùa được phục dựng với những nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa cổ ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn có nhiều điểm rất độc đáo mà không nới nào có được. Tổng thể chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền, nhà ở, giảng đường, nơi đọc sách, nơi ở của phật tử...


Khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây ăn trái và có vô vàn các loại hoa đem lại cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Đặc biệt nơi đây còn có các loại cây thảo dược sử dụng trị bệnh, hay các cây rau xanh có thể sử dụng để ăn…

Bên cạnh đó chùa có nhiều điểm dừng chân khác nhau khi du khách muốn khám phá những dãy núi sau lưng chùa. Điều tạo ấn tượng nhất khi ai đến đây là có các vườn thiền được thiết kế rất công phu: có nơi thì trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý.Chùa không những đẹp ở cảnh quan mà còn ẩn chứa rất nhiều các cổ vật được tìm thấy khi khởi công xây dựng lại như tượng hình chim Garuda, ngói mũi hài, chân tảng hoa sen, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượng phượng và nhiều đồ gốm sứ khác,… và nhà sử học Lê Văn Lan đã bỏ nhiều công sức đến đây để nghiên cứu, ông tin rằng với những hiện vật còn lại có thể chứng minh ngôi chùa có lịch sử cả nghìn năm.

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

20 tháng 6 2018

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

17 tháng 7 2020

Hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, nhưng cảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là cảnh đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ỏ giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính. Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cả mặt hồ như được dát vàng óng ánh. cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Tháp Bút uy nghi vươn thẳng trời. Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và lộng lẫy.Hồ Gươm không những đẹp bởi cảnh quan của nó, Hồ còn có giá trị về mặt lịch sử, nơi đây đã in dấu của cả một thời kì dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Nơi mà Lê Lợi đã đến Hồ trả gươm thần. Nơi có những con Rùa khổng lồ đang sống.

16 tháng 7 2020

Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như: Khổng Tử, Mạnh Tử... những vị danh nho đáng kính được người đời vị nể tôn sùng. Sáu năm sau, năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng liền kề sau Văn Miếu. Ban đầu nơi đây dùng cho các hoàng tử đến học, sau mở rộng thu nhận thêm các học trò giỏi trong toàn quốc.

Đứng từ đường Quán Thánh bạn sẽ nhìn thấy Văn Miếu cổ xưa với lớp tường bao quanh bằng gạch, cổng chính được xây dựng theo điện hoàng môn với dòng chữ nho được khắc tạc đã phai màu theo thời gian: Văn Miếu Môn. Hai bên cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ.

Từ phố xá tấp nập ồn ào, bước vào phía trong cổng Văn Miếu bạn sẽ cảm nhận được một không gian thoáng mát yên lành như bước vào cõi phật cõi tiên. Một khoảng sân rộng với nhiều tượng đá tạc chân dung các mãnh tướng sư tử, hổ... như gợi lại không khí linh thiêng oai hùng của lịch sử ngàn năm xưa bên những gốc si xanh già cổ thụ mấy trăm tuổi. Lối đi giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở đầu cho khu thứ hai, hai bên còn có hai cổng nhỏ. Bạn đến đây muốn thắp nén nhang lạy tạ các thánh thần cầu ban phước lành trí tuệ anh minh thì hãy dừng chân tại Đại Trung Môn bên bát hương lớn đặt giữa cửa vào.

Tiếp sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805, có kiến trúc đẹp, mang nhiều ý nghĩa và đã được chọn là biểu tượng chính thức cho thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là Khuê Văn Các tới Đại Thành Môn có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ, những trạng nguyên khoa bảng ngày xưa. Hiện trong Văn Miếu còn lại 82 tấm bia tiến sĩ của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đây là những di vật quý nhất của Văn Miếu.

Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Ở đây có sân rộng, hai bên là hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây còn một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1786, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt khắc bài văn nói về công dụng của các loại nhạc khí này.

Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường Đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đồn Khải Thánh thờ song thân Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Nhà Thái Học đã được xây dựng lại vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.

Người Việt Nam và du khách nước ngoài nhớ về Hà Nội tìm về Văn Miếu như tìm về chốn văn hiến ngàn năm của nước Việt. Chính vì vậy từ rất lâu Văn Miếu trở thành điểm du lịch phổ biến đối với du khách trong và ngoài nước.

Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học những "trạng nguyên" thời nay được tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ và biết ơn tới các danh Nho xưa, đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.

19 tháng 2 2019

mn ơi tui gõ nhầm  : mn ơi tui nhớ ở nick mak tui mất có 1 đứa bạn là con gái tên là VTC - Nguyễn Hải Yến nếu ai đọc đc cái này mak có bn là VTC - Nguyễn Hải Yến thì bảo bn í kb lại vs mk vì đó là bn thân của mk

tui biết này

Cốt lõi lịch sử là : các nhân vật lịch sử (vua Hùng), sự thật lịch sử (tục thờ cúng trời)

học tốt

Tục truyền ngôi và làm bánh chưng bánh giầy.

12 tháng 2 2019

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

   Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.

   Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

   Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

   Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

   Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

   Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động

   Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.

   Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

   Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

   Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!