Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Quê hương tôi lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời.
Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giặt một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.
Tôi mải ngắm nhìn khung cảnh quê hương mà không biết ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.
Chà, quê mình đẹp quá. Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.
Ai đi xa quê hương chắc hẳn cũng sẽ chẳng bao giờ quên được hình ảnh mặt trời lấp ló sau rặng tre để chuẩn bị khuất bóng về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Hình ảnh đó cũng là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao trẻ thơ như em.
Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, những tia nắng mặt trời cũng yếu ớt hơn, không còn vẻ chói chang, mãnh liệt như hồi ban trưa. Cánh cò bay, đồng lúa, cây cối, … tất cả đều được bao phủ bởi một màu vàng cam thật nên thơ. Nó như một bức tranh được một vị họa sĩ nổi tiếng khắc họa trong thời gian tập trung nhất, và nó cũng cho người thưởng thức một cảm giác bình yên, nhẹ nhàng đến lạ. Những cơn gió mát chiều vàng từ đâu thổi đến khiến những bông lúa trĩu hạt, những cành cây, những bông hoa bỗng đung đưa như hát vang bài ca chào tạm biệt một ngày đã qua.
Xa xa, từng đàn trâu đang cùng nhau rảo bước quay về nhà cho kịp trời tối. Những cái bụng no căng cỏ trông mới thích làm sao. Những chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu, thỉnh thoảng cao hứng lại thổi một bài sáo nghe thật vui tai. Mấy bác gái cũng í ới gọi nhau ra giếng đình làng giặt đồ để sáng mai đi làm đồng cho sớm. Những câu chuyện không đầu không đuôi, rồi những tràng cười sảng khoái xóa tan cảm giác mệt mỏi sau một ngày lao động vất vả. Mấy đứa trẻ cũng tung tăng chạy dọc khắp xóm nô đùa nhau sau khi đi học về. Tiếng hò reo, tiếng nói cười khiến cho khung cảnh quê chiều muộn trở nên nhộn nhịp hơn.
Những ống khói của nhà bếp trong làng đã bay ngút. Nhà ai cũng đang chuẩn bị cho bữa tối sum họp bên gia đình. Bầu trời cũng đã tối hẳn, những ngôi sao cũng đã bắt đầu hiện rõ. Côn trùng cũng bắt đầu hoạt động. Chúng kêu râm ran ngoài đồng, trong vườn để chuẩn bị cùng nhau đi kiếm mồi, hoặc để tìm bạn đời.
Trên trời, những áng mây ám đục bay tà tà, chậm rãi như đang vãn cảnh nhân gian. Sương đêm bắt đầu rơi rồi tụ tập nhau trên những ngọn cỏ non. Các nhà trong làng, đèn đã lên từ bao giờ. Hoàng hôn nhường chỗ cho trăng sáng và những ánh sao lấp lánh về đêm.
Làm sao có thể quên được những hình ảnh nên thơ như thế. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu của những người nông dân, cũng như cả những người xa quê hương luôn nhớ về.
Mảnh đất miền Trung là nơi đã phải trải qua biết bao đau thương sau những cuộc chiến tranh vệ quốc. Trong chuyến đi thực tế do nhà trường tổ chức, chúng em đã được đặt chân đến thành cổ Quảng Trị - một di tích lịch sử đặc biệt ở miền Trung.
Chuyến đi vào thành cổ Quảng Trị là chuyến đi thực tế nằm trong hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử của trường em. Ban đầu khi mới nghe đến tên thành cổ Quảng Trị em luôn tưởng tượng đến hình ảnh những tòa nhà cổ kính, kiến trúc nguy nga tráng lệ như trong hoàng cung. Tất cả chúng em đều rất háo hức, ai nấy đều nghĩ sẽ được dạo chơi trong một không gian thật đẹp.
Cả đoàn du lịch ngày hôm đó là toàn bộ học sinh khối lớp 6 và các thầy cô trong ban giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm. Sau hai tiếng đồng hồ đi trên xe khách, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Tất cả đều reo lên vui sướng vì nhìn từ cổng thành cổ Quảng Trị trông rất cổ kính. Đường dẫn đến cổng là một cây cây cầu lớn, hai bên cầu là ao sen đang mùa nở hoa tỏa hương thơm ngát. Thế nhưng khi bước vào trong thành chúng em đều ngỡ ngỡ ngàng bởi không có cũng điện nguy nga nào cả. Vừa lúc đó, cô giáo phụ trách dẫn cả đoàn đã gọi tất cả tập trung lại một chỗ. Chờ cho mọi người đông đủ cô bắt đầu giới thiệu về thành cổ Quảng Trị. Chúng em được biết đây là một di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. Thành cổ đã được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trước kia nơi đây chính là một thành trì kiên cố. Nhưng từ khi giặc Pháp xâm lược chúng chiếm nơi đây làm trụ sở và xây dựng thêm nhà tù để nhốt những người yêu nước ở đây. Trong chiến tranh chống Mỹ, toàn bộ thành cổ gần như bị san bằng. Bất kì tấc đất nào ở nơi đây cũng nhuốm máu xương của cha ông ta. Cuối cùng chúng em cũng đã hiểu tại sao thành cổ lại đổ nát như vậy. Thật không ngờ nơi đây lại chịu nhiều đau thương như vậy.
Trong thành cổ có đài tưởng niệm được xây dựng giống như mô hình một nấm mộ chung cho các anh hùng đã hi sinh trong trận chiến này. Chúng em phải đi một đoạn đường khá dài từ cồng đến đó. Bước lên từng bậc cầu thang trên đài tưởng niệm em cảm nhận được không khí thiêng liêng đến lạ thường. Tất cả học sinh đều cúi mặt thắp những nén nhang thành kính dâng lên anh linh của các anh hùng.
Sau khi thắp nhang ở đài tưởng niệm chúng em di chuyển đến tham quan một số khu vực còn lại dấu tích chiến tranh từ những bức tường đổ nát, khu nhà lao cho tù chính trị, ... Đi một vòng chúng em đã đến Quảng trường thành cổ, nơi đây lại có nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Cả ngày hôm ấy chúng em đã đi thật nhiều nơi và cũng biết thêm thật nhiều điều thú vị.
Đây thực sự là một chuyến đi bổ ích. Em thấy biết ơn những người đã hi sinh để giành lại độc lập, đem lại cuộc sống bình yên cho chúng em như ngày hôm nay.
Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.
Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.
Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.
Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.
Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn. Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác. Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.
Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống
Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.
Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.
Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.
Tham khảo ạ !!
Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Câu chuyện như sau.
Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết. Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: “Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi”. Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: “Chúng ta chơi trò trêu gà đi”. Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: “Đứa nào không chơi thì cút”. Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: “Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm”. Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chứng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: “Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?”. Tôi im lặng coi như không biết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạn: “Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà”. Ông bà xoa đầu tôi, mỉm cười: “Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn”. Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.
Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Tham khảo!
Từ trước đến nay bố mẹ vẫn luôn hài lòng vì những gì mà mà em làm. Nhưng có một lần, em đã khiến cho bố mẹ buồn lòng và lo lắng. Mỗi khi nhớ đến việc làm đó, em lại cảm thấy xấu hổ và tự hứa với bản thân mình rằng sẽ cố gắng không để bố mẹ phải buồn phiền khi nghĩ về mình nữa.
Hôm đó, vào một buổi trưa hè oi bức, cái nắng miền Trung như đổ lửa khiến cho gương mặt ai cũng mệt mỏi. Bố mẹ và em gái đều đi nghỉ ngơi, chiều bố mẹ còn đi làm, và nhiệm vụ của em là trông chừng em gái. Em gái em mới được ba tuổi nên phải có người trông.
Trưa hôm đó thằng Tý ở lớp đã rủ em đi bắn chim. Em quên mất nhiệm vụ được giao và hí hửng nhận lời. Trong đầu chẳng mảy may nghĩ đến lời bố mẹ đã nói. Có lẽ đứa bé lớp sáu lúc ấy còn mải chơi hơn là nghe theo lời của bố mẹ.
Em ngồi sau xe đạp của thằng Tý sang làng bên cạnh, ở bên đó có một cái đồi lớn, rất nhiều cây và nhiều chim. Em đã bị hút hồn với khung cảnh nơi đây và say mê với trò bắn chim cùng thằng Tý. Hai đứa hì hục, rượt đuổi nhau trên đồi để bắn chim. Em bắn trượt mấy phát nhưng cũng bắn được mấy con chim. Thằng Tý bảo chim này mà nướng với lá bưởi thì thơm ngon lắm. Chỉ nghĩ đến được ăn thịt chim nướng lá bưởi do bố làm mà em đã thấy thích thú.
Nhớ đến bố, em mới nhớ ra việc bố mẹ giao trọng trách trông em. Em cuống quýt nói với thằng Tý và hai thằng hồng hộc đạp xe về nhà. Về tới nhà thì đã 3 giờ chiều. Em thấy bố mẹ ngồi ở cửa, gương mặt vừa lo lắng, vừa tức giận. Khi thấy em và thằng Tý đứng trước cổng, mẹ em liền lớn tiếng: “Đi đâu mà bây giờ mới về, không nghe bố mẹ dặn gì sao?”. Trong lúc mẹ nói thì bố vẫn im lặng. Em sợ nhất những lúc bố im lặng.
Thằng Tý thấy không khí căng thẳng nên đã bỏ mấy con chim bắn được và đạp xe nhanh về nhà. Em vẫn đứng trơ ra đó, rồi chầm chậm bước vào nhà. Bố vẫn giữ gương mặt đó. Một lúc lâu sau, bố cũng lên tiếng, rất nhẹ nhưng lại có sức nặng: “Lần sau bố mẹ dặn gì thì nhớ lấy, con đi thế lỡ có chuyện gì thì làm sao? Con cũng lớn rồi, đừng để bố mẹ lo lắng như thế nữa”.
Nghe lời bố nói, em chỉ cúi mặt, nước mắt ngắn dài cứ chảy ròng ròng trên má. Mẹ bảo nín đi, bố cũng bảo đừng khóc nữa. Lần sau đừng làm bố mẹ phiền lòng và lo lắng như thế nữa.
Em biết bố mẹ đã không còn giận nữa nhưng em rất xấu hổ và tự vấn lương tâm trong suốt buổi tối hôm đó. Em hứa từ nay sẽ không mải chơi, không làm phiền lòng bố mẹ nhiều như vậy nữa. Vì em yêu bố mẹ.
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng đều có một người bạn thân để chia sẻ, giãi bày tâm sự. Và em cũng có một người bạn như thế. Khánh Tú bằng tuổi em, nhà hai đứa lại ở gần nên chúng em chơi thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.
Ở Tú toát lên vẻ hóm hỉnh, hài hước rất dễ mến. Mái tóc màu cà phê, được cắt gọn gàng. Bạn bảo màu tóc đặc biệt đó là được thừa hưởng từ mẹ. Dù là con trai, hay phơi nắng phơi mưa cùng tụi bạn trong xóm nhưng nước da Tú vẫn trắng hồng, cộng với gương mặt bầu bĩnh, trông thật là dễ thương. Cặp mắt to tròn, đen láy như hai hòn bi ve, lúc nào cũng mở lớn, ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi. Đôi lông mày rậm cùng chiếc mũi thẳng nên ngoài những lúc cười thì trông Tú rất nghiêm nghị. Khuôn miệng luôn cười tạo thành hình trái tim, phô ra hai hàm răng trắng bóng. Đặc biệt Khánh Tú còn có hai má lúm đồng tiền. Mẹ em thường trêu rằng: “Tú hội tủ đủ mọi nét đẹp của con gái”. Tuy vậy, nhìn Tú vẫn ra dáng một cậu con trai nghịch ngợm mà đa tài.
Tú rất hiếu động, không lúc nào yên chân, yên tay. Giờ ra chơi, chỗ nào huyên náo nhất là chỗ đó có Tú. Cậu bạn thân của em có trí nhớ rất tốt, lại ham đọc sách nên thường kể lại cho chúng em nghe những gì cậu ấy đọc được. Nhờ khiếu kể chuyện cùng với lối pha trò tinh nghịch khiến mấy đứa chúng em, đứa nào cũng bò lăn ra mà cười. Tú luôn nghĩ ra những trò chơi thú vị. Trong các buổi diễn văn nghệ, Tú thường bắt chước tiếng kêu và hành động của các con vật, làm người xem lúc nào cũng thích thú.
Nghịch ngợm là thế nhưng khi chơi thể thao, cậu bạn ấy lại tỏ ra chín chắn, nghiêm nghị như người lớn. Khánh Tú chơi rất giỏi môn đánh cầu lông và thường xuyên được nhà trường chọn đi thi đấu các giải quan trọng của tỉnh, của thành phố. Ở trên lớp, Tú còn là một học sinh giỏi. Bạn khá các môn tự nhiên nên thường kèm các bạn khác học bài. Vì thế, qua các kì thi, điểm của mọi người khá dần lên và cuối học kỳ I vừa rồi, lớp em đã đạt được danh hiệu “Lớp xuất sắc”.
Hai đứa chúng em chơi với thân từ lúc còn học mẫu giáo nên từ sở thích, sở trường, sở đoản chúng em đều hiểu rõ của nhau. Em và Tú gắn bó với nhau như hình với bóng, mặc dù tính cách trái ngược nhau nhưng điều đó lại khiến chúng em khắc phục nhược điểm của bản thân và dễ dàng chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm. Tú hay sang nhà em chơi, giúp em học bài và cùng tập tành sáng tác thơ văn, sáng tác nhạc. Em có một cây đàn ghi-ta cho anh trai tặng nhân dịp sinh nhật. Mỗi buổi chiều, chúng em lại ra hiên ngồi, nghêu ngao hát. Những giây phút ấy, tuy hai đứa không nói câu nào nhưng vẫn để lại trong em nhiều cảm xúc khó quên.
Khánh Tú, cậu bạn đáng mến của em. Em rất yêu quý và ngưỡng mộ Tú vì bạn không chỉ là một người con ngoan mà còn là trò giỏi, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Thời học sinh, ai ai cũng đều có một người bạn thân nhất, đối với em, người đó là...<kể tên>.Em còn nhớ in cái ngày 2 đứa gặp nhau, lúc đó em(hoặc là bạn ấy)chủ động tới gần kết bạn.Từng này trôi qua, hôm nào 2 đứa cũng cùng nhau đến trường, vui chơi rồi thoáng chốc đã là bạn thân của nhau. Bạn ấy có ngoại hình rất xinh xắn, đôi mắt to tròn, long lanh như sao, 2 má phúng phính(kể thêm nếu có lún đồng tiền), trên miệng lúc nào cũng nở nụ cười. Trong lớp, học lực của bạn khá tốt, đôi khi còn giúp em làm bài nữa. Bạn rất hài hước, đôi khi cũng kể chuyện hài cho nhau nghe,ngoài ra bạn cũng rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Cô bạn này luôn có thói quen...<kể ra> mỗi lúc<có thể kể hoặc ko>.Em thật may mắn khi đc làm bạn với 1 ng bạn tuyệt vời như vậy!Em sẽ cố gắng giữ cho tình bạn này thật tốt.
Nhớ T I C K nha:>>
Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.
Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.
Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.
Tham khảo !
Quê hương là nơi đã cho chúng ta tất cả những cảm giác thân thương và gắn bó nhất. Với em, cảnh bình minh vào mùa xuân trên quê em thật đẹp, luôn là ấn tượng sâu sắc nhất trong tâm trí em..Em rất thích mùa xuân.
Buổi sáng mùa xuân trời còn se se lạnh. Nền trời trắng đục, sà thấp xuống mặt đất. Màn sương đêm như khói giăng nơi đâu thôn, ngõ xóm. Một vài giọt sương còn đọng lại trên lá cây, long lanh như những viên pha lê. Không khí yên lắng gợi sự thanh bình. Chỉ còn nghe thấy đó đây tiếng ríu rít của mấy chú chim sẻ non dậy sớm để đón bình minh. Xa xa khói bếp lửa tỏa ra nghi ngút mang theo hương nếp thơm nồng. Khói bếp lửa mỗi sớm bà và mẹ đã nuôi lớn tuổi thơ con người.
Rồi từ đằng Đông, ông mặt trời vén bức màn mây nhìn xuống mặt đất. Những tia nắng còn yếu ớt nhưng đủ để xua đi bóng đêm, để con người hòa điệu cùng thiên nhiên. Sương mỏng dần rồi tan hẳn. Bầu trời cao vời vợi. Những đám mây trắng xốp lơ lửng trôi giữa vòm trời xanh thẳm. Vạn vật, cây cối như được tiếp nhựa sống hồi sinh mạnh mẽ. Hai hàng cây bên đường bung nở chồi non lộc biếc. Chúng vui sướng vì đã trút bỏ tấm áo lông xù xì, nặng nề suốt ba tháng mùa đông dằng dặc. Mẹ thiên nhiên đã khoác cho những đứa con của mình tấm áo mới, tấm áo màu xanh mơn mởn, màu xanh của sức sống và của niềm tin hy vọng.
Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê hương mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em. Cảnh bình minh trên quê hương sẽ mãi là ấn tượng thật đẹp trong tâm trí tất cả chúng ta.
1
1. goes
2. Are you writing
3. haven't cleaned
2
1. Where are they planting tree?
2. When will she visit Hanoi?
3. What time does she often watch TV?
4. How often do you go to school?
5. How are all the buildings in London?
6. What is the weather in Sweden in the winter?
7. Where was your father lat month?
8. Why did she go to the doctor?
9. What time did Nam leave home yesterday?
10. Where will your future house be?
11. How often does she go to the fitness center?
12. When did they join the environment project?
13. what subject does your class have on Monday?
14. Where will you travel to by a super car ?
1. goes
2. Are you writing
3. Haven't cleaned
Bai 2:
1. Where are they planting the tree ?
4. How often do they go to school?
Tham khảo!
Mùa hè, mùa của những chú ve trong khóm phượng hồng, mùa của những chú bé thích chạy nhong nhong ngoài đường và cũng là mùa của những cơn mưa rào chợt đến, chợt đi.
Em đang cùng tụi bạn thong thả dạo bước trên con đường nhựa bóng loáng quê em vừa mới được tôn tạo lại. Bầu trời trong xanh lồng lộng thỉnh thoảng một vài đám mây bồng bềnh trôi giữa tầng không. Có lẽ chúng cũng đang đi dạo mát như chúng em. Hai bên đường hàng me xanh một màu xanh ngọt mắt, treo lưng lửng những chùm me non vừa kết trái. Gió vẫn rì rào thổi làm cho cái nóng của buổi chiều hè như dịu hẳn xuống một ít. Nhưng có ai ngờ chỉ một loáng sau, những đám mây trắng như bông vội vã kéo nhau chạy về hướng Tây. Trời bắt đầu nổi gió mạnh. Những đám mây đen từ đằng đông ùn ùn kéo đến. Bầu trời như sẫm lại. Mây dày đặc hơn, quánh lại với nhau và như hạ thấp xuống. Rồi đột nhiên: rào rào... Mưa đá đổ xuống. Muôn vàn những hạt mưa to, nhỏ thi nhau rớt xuống.
Những hạt mưa trong veo như thủy tinh, mát rượi. Gió thổi càng lúc càng mạnh, cây cối hai bên đường cúi xuống. Xe cộ trên đường như vắng hẳn. Tụi nhỏ trong xóm gọi nhau í ới ra tắm mưa. Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Tụi nhỏ chúng tôi ngồi trong một cái quán hoang bên lề đường nhìn mưa rơi. Mưa vẫn thi nhau rơi xuống mái tôn nghe ầm ầm như những chầu trống đội rồi ào ào đổ xuống lề đường. Tôi đưa bàn tay ra hứng mưa. Mát quá, những hạt mưa mát rượi cả lòng bàn tay. Bất chợt tôi nhớ về quá khứ cách đây một năm. Tôi có nhỏ bạn tên Hưng.
Mỗi khi có mưa, chúng tôi kéo nhau ra tắm mặc cho người đang nhầy nhụa mồ hôi. Thế rồi về nhà bị cảm, bị ba mẹ la mắng. Bây giờ Hưng đã theo gia đình về thành phố, không biết mỗi năm khi nhìn trời mưa Hưng có nhớ đến tôi không? Đang miên man hồi tưởng về quá khứ thì mưa đã tạnh tự bao giờ. Bầu trời lại ráo hoảnh, trong xanh và cao lồng lộng như mấy chục phút trước đây. Mưa đã dứt rồi mà tôi vẫn còn bâng khuâng mãi.
Mưa ơi! Mưa đã làm dịu mát tâm hồn tôi, dịu mát cả vạn vật ở thế gian này và cho tôi những giây phút êm đềm sống lại với những kỉ niệm đẹp về một người bạn cùng học. Cám ơn mưa rào mùa hạ!
Mưa nhẹ nhàng chợt về trên phố em, mưa hiền hòa một chiều qua sân trường em, mùa hè đến…”, mỗi khi ca vang lời hát, lòng em lại xao xuyến nghĩ về cơn mưa rào đầu hạ. Những lúc ngắm mưa, như mang phép lạ, nó làm dịu mát tâm hồn em.
Sau bao ngày hè oi bức, nóng nực, bầu trời sâu vời vợi không một gợn mây. Không khí oi ả bao trùm cả không gian làm mọi vật đều uể oải, rã rời. Bỗng từ đằng xa những đám mây đen ì ạch trôi về từ vùng biển, nhờ trận gió nồm nam đẩy chúng mau chóng bao phủ kín bầu trời. Tia nắng mặt trời chỉ còn le lói, nhường chỗ cho cơn giông. Khí trời dịu mát hơn, có lẽ ai cũng đoán được một trận mưa rào sắp ập tới. Những hạt mưa đầu tiên lao xuống mặt đất, mưa mau hơn. Rồi…Rào…Rào…Rào… Mưa tuôn xối xả tạo thành một màn nước trắng xóa. Em không ngờ mưa nhanh như thế, em lặng ngắm nhìn cơn mưa ấy. Vô vàn giọt nước với vận tốc nhanh, mạnh thi nhau tuôn trào xuống mặt đất, tạo nên những tiếng kêu lộp độp. Hạt mưa hồn nhiên gieo mình trên tàu lá chuối, tiếng mưa hối hả, chúng nô đùa với cây lá. Em đưa đôi bàn tay hứng những giọt nước mưa chảy vào giọt gianh, giọt nước tròn trịa, mát lạnh. Mưa chéo mặt sân sủi bọt, Chớp chạy ngoằn ngoèo, sấm đến góp vui, vỗ tay khanh khách cười. Mưa làm mặt đất dậy lên hương vị nồng nồng. Mưa không ngớt, hạt mưa ngày càng nặng thêm, tưởng như bọc nước khổng lồ của trời bị thủng làm tuôn hoài dòng nước xuống nhân gian. Dăm ba đứa trẻ khoái trí, đầu trần ra tắm mưa. Chúng la hét, tiếng cười giòn tan trong trẻo như giọt mưa vậy. Cây cối sau bao ngày ủ rũ nay tươi tỉnh, bóng bảy đón nhận làn nước ngọt lành.
Em lắng nghe tiếng mưa dội trước hiên, mưa đồm độp trên mái những mái tôn. Dòng nước cuốn, xoáy tít xuống miệng cống. Giọt nước trong veo như hạt ngọc, nhìn cơn mưa, sao lòng em thấy thắt lại. Liệu đâu đó, người dân phải hứng chịu những trận mưa axit độc hại, lỗi tại ai đây? Mọi người trên đường vội tấp vào lán bên đường trú mưa. Có chiếc xe phóng vù qua làm nước bắn tung trắng toát. Nửa tiếng đồng hồ trôi qua, mưa nhẹ hạt dần và ngớt hẳn. Bầu trời lại quang đãng với những ánh nắng vàng dịu, tinh khôi. Em dang rộng bàn tay để thu vào lòng mình vị tươi mát, trong sạch của đất trời khi cơn mưa rào đi qua. Mọi người trú ở các lán hiện lại tiếp tục lộ trình của mình. Trên con đường còn đọng lại những vũng nước lớn do cơn mưa để lại.
Mùa hạ với những vị khách không mời mà đến làm lòng ta lưu luyến mãi. Mong sao cơn mưa rào vẫn đẹp nguyên như ngày nào.