Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước. một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
Từ thành phố Biên Hòa theo quốc lộ 1A đi ngược về phía bắc khỏang 15km, du khách sẽ đến địa phận xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Nhìn bề ngoài nơi đây chẳng có vẻ trù phú như những vùng đất khác, những lại ẩn giấu trong mình một thiên nhiên khá xinh đẹp.
Thác Giang Điền đã có từ rất lâu, cái tên Giang Điền gắn liền với tên của đơn vị hành chính địa phương là xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trước đây, Giang Điền là khu khai thác đá tự do của người dân địa phương, xung quanh dòng thác là những mảnh đất hoang hoá, lồi lõm, lau, sậy mọc um tùm, hoang sơ bao phủ cả một khu vực rộng lớn, quanh năm nắng bụi mưa lầy.
Dòng thác Giang Điền bắt nguồn từ Cẩm Mỹ, Long Thành. Từ những dòng suối nhỏ chảy quanh co nối vào thành sông Buông rồi tiếp tục đổ ra sông Đồng Nai. Giang Điền, cái tên nghe sao thân thương lại nằm giữa vùng đất khô cằn đầy sỏi đá, phải làm gì đó cho Giang Điền? Với những ý tưởng đầy sự lãng mạn và sáng tạo, buổi sơ khai hai vợ chồng ông Lê Kỳ Phùng quyết định dùng số tiền đã tích góp từ nhiều năm để đầu tư xây dựng thác Giang Điền thành một Khu du lịch sinh thái, nơi con người hòa mình cùng thiên nhiên. Đầu năm 2003 sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, Công ty bắt tay vào việc khai khẩn với diện tích ban đầu 67,5 hecta đất hoang hóa. Vừa khai khẩn xây dựng, vừa bảo dưỡng bởi Giang Điền có một thác nước nguyên vẹn, tự nhiên, một phong cảnh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ hiếm hoi chỉ cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 48km. Ngày tháng trôi qua, Khu du lịch đã dần hình thành. Những con đường lát đá mang dáng dấp của đấu trường La Mã, những kỳ hoa dị thảo khắp mọi miền đất nước đã được hội tụ về đây đua nhau khoe sắc. Biến vùng đất hoang vắng mưa lầy nắng bụi ngày xưa thành một Khu du dịch sinh thái an lành màu mỡ và sống động. Ngọn thác Giang Điền trở nên hùng vĩ hơn, lộng lẫy hơn bên cạnh một thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng với những dịch vụ được sắp xếp khéo léo. Tất cả tạo nên một sự hài hòa tuyệt diệu giữa thiên nhiên và con người.
Ngày 29/01/2006 (nhằm ngày mùng một Tết Bính Tuất 2006) Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền chính thức mở cửa đón du khách, từ đó đến nay Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền đã được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Trong suốt quá trình hoạt động, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền từng bước không ngừng hoàn thiện các loại hình dịch vụ phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Giang Điền có được như ngày hôm nay không chỉ là nỗ lực và ước mơ của Ban Tổng Giám Đốc (đặc biệt là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Kỳ Phùng), các Cổ đông hay toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần du lịch Giang Điền, mà còn là sự động viên, hỗ trợ, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã dành cho Giang Điền một tình cảm ấm áp và sự hài lòng, tạo niềm vui và ủng hộ của Du khách.
Trong thời gian sắp tới, Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền tiếp tục mở rộng Khu du lịch trên 118,42 hecta, xây dựng thêm những công trình vui chơi giải trí, khu resort nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, sân golf, khu đô thị sinh thái,… và nhiều công trình kiến trúc khác, cũng như không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ để đáp lại tình cảm, sự quan tâm và tín nhiệm của các đồng nghiệp, của nhân dân ta tư khắp mọi miền.
Nhà em có một khu vườn rất đẹp. Khu vườn có hình vuông, với diện tích khoảng 15m2. Ở đó, mẹ em chia ra thành nhiều ô nhỏ. Mỗi ô lại trồng các loại rau khác nhau. Nào rau ngò, nào hành lá, nào cải thìa… Vậy nên, vườn rau nhà em gần như chẳng thiếu rau gì. một bên khu vườn, bố trồng hàng hoa hồng có màu đỏ rực. Mỗi khi hoa nở, làm cả khu vườn sáng rực và nhộn nhịp hơn bởi những nàng ong chàng bướm ghé thăm. Hằng ngày, em thường giúp mẹ tưới nước cho vườn rau. Mỗi khi ngắm nhìn tấm thảm xanh mướt ấy, em lại thêm tự hào và yêu quý khu vườn nhà em.
Buổi sáng, em bước ra vườn nhà, thật mát rượu và diệu kì. Những hạt sương còn mãi lãng vãng chơi trên những cành hoa.dưới hàng sương,xanh mát những hàng cây Ban đầu, cảnh vật như thơ mộng bởi một lớp sương dày đặc như một tấm màn bao trùm cả không gian. Bỗng một tiếng kêu vang, thì ra đó là tiếng gọi mặt trời cũng anh gà trống và mấy chú chim sẻ non cũng thật chịu khó, dậy sớm đi tập bay.Đàn gà theo mẹ ra vườn kiếm ăn, từng tiếng kêu cục cục.....hòa chung với tiếng loa phát thanh sau nhà sao mà như 1 bản hòa tấu vậy. Vườn là một nơi không thể thiếu trong nhà của em. Buổi sáng bắt đầu cũng từ đó và khi chiều tà, kết thúc cũng từ đây.
Thác Giang Điền là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng, thác nước cao vút ở đây luôn làm say đắm lòng người. Thác nằm giữa dãy núi phía bắc, chảy từ đóng băng của tuyết núi vào mùa đông, tạo nên các dòng sông ngũ lộc hoang sơ.
Thác Giang Điền có độ cao khoảng 30m, chảy dòng nước xanh trong, tạo nên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hoang sơ không gian yên tĩnh và trong lành, vô cùng bình yên. Mùa xuân, thác nước chảy manh đến độ cảnh tượng rất lãng mạn, rất đẹp mắt. Điểm đặc biệt của thác là lúc nước thác từ trên cao ru ngược lại chảy về dưới, tạo thành dòng nước trắng như sữa nên được gọi là thác sữa.
Cùng với cảnh quan hữu tình và thơ mộng, du khách có thể tìm thấy hang động bên cạnh thác. Tuy nhiên để đến được cái hang này, khách phải leo dốc núi cao, trèo qua nhiều bậc đá với độ khó vừa phải. Điều đó khiến cho du khách được nhìn thấy sự yên tĩnh, tự nhiên, cùng những thước đá khô cằn đan xen trong những hàng tre xanh tắm mình cùng bờ suối tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và bình yên.
Trở về từ Thác Giang Điền, du khách không chỉ đắm mình trong cảnh sắc của thiên nhiên mà còn đắm mình trong sự yên bình, tĩnh lặng. Đó cũng chính là lý do thác nước này được đánh giá là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam.
Thác Giang Điền là một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam. Với vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng, thác nước cao vút ở đây luôn làm say đắm lòng người. Thác nằm giữa dãy núi phía bắc, chảy từ đóng băng của tuyết núi vào mùa đông, tạo nên các dòng sông ngũ lộc hoang sơ.
Thác Giang Điền có độ cao khoảng 30m, chảy dòng nước xanh trong, tạo nên cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, hoang sơ không gian yên tĩnh và trong lành, vô cùng bình yên. Mùa xuân, thác nước chảy manh đến độ cảnh tượng rất lãng mạn, rất đẹp mắt. Điểm đặc biệt của thác là lúc nước thác từ trên cao ru ngược lại chảy về dưới, tạo thành dòng nước trắng như sữa nên được gọi là thác sữa.
Cùng với cảnh quan hữu tình và thơ mộng, du khách có thể tìm thấy hang động bên cạnh thác. Tuy nhiên để đến được cái hang này, khách phải leo dốc núi cao, trèo qua nhiều bậc đá với độ khó vừa phải. Điều đó khiến cho du khách được nhìn thấy sự yên tĩnh, tự nhiên, cùng những thước đá khô cằn đan xen trong những hàng tre xanh tắm mình cùng bờ suối tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và bình yên.
Trở về từ Thác Giang Điền, du khách không chỉ đắm mình trong cảnh sắc của thiên nhiên mà còn đắm mình trong sự yên bình, tĩnh lặng. Đó cũng chính là lý do thác nước này được đánh giá là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam.
những miền đất mà ong đi qua là những miền đất đầy hoa thơm từ rừng sâu đến biển xa nói về vẻ đẹp của hoa chuối , màu trắng tinh khiết của hoa ban , những loài hoa hoang dại tưởng như chưa từng có 1 cái tên ... từ đó cảm thấy rằng đất nước Việt Nam này thật rộng lớn và càng yêu và tự hào về đất nước mình .( chỉ dc z thoi )
Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc dày mượt như mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng – hoa – tuyết – ngọc cũng phải thua, phải nhường. So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.
Bạn tham khảo nha:
Ở quê em, vào sáng ngày 23 Âm lịch - ngày đưa ông táo về trời, mọi người sẽ mở một phiên chợ, họp ngay bãi đất trống giữa làng.Phiên chợ này không quá to, nhưng rất đông người mua kẻ bán, đậm không khí mùa xuân. Chẳng cần biển hay chỉ dẫn, cứ đến ngày này, như một thông lệ ngầm mà ai cũng biết, mọi người lại kéo nhau về đây để bán buôn, mua sắm. Ngoài thịt cá, rau dưa, củ quả quen thuộc, thì rất nhiều những mặt hàng đặc trưng của ngày Tết, đặc biệt là ngày ông Công ông Táo cũng xuất hiện. Đó là cá sạp áo quần Tết được đưa từ trên phố về. Rồi các gánh hoa đủ màu sắc sặc sỡ mà ngày thường ít khí thấy tề tựu đong đủ ở chợ quê. Tiêu biểu nhất là rất nhiều những giỏ hoa cúc vàng - loài hoa nhà nào cũng có ở trên ban thờ. Cùng với đó, là những xe đẩy bán kẹo, mứt thơm ngon hấp dẫn. Trung tâm của chợ, là nhân vật chính của ngày này, chính là các cô các chú bán cá chép. Những chú cá chép nhỏ chừng hai đến ba ngón tay là điều không thể thiếu cho ngày cúng đưa ông Táo về trời. Người nào đến chợ cũng ghé vào đây, xách về một túi cá cả. Rồi các gánh bán cát cho lư hương, gánh bán gạo nếp, bán lá dong, ống giang để gói bánh chưng cũng đông lắm. Chợ phiên ngày Tết, ai cũng vội vàng đến rồi đi. Nhưng điểm chung là người nào cũng mỉm cười hạnh phúc, gặp nhau là xởi lởi chào hỏi mấy câu mới rời đi. Người mua kẻ bán cũng trở nên dễ tính hơn hẳn ngày thường, thật khó mà gặp những người to tiếng ở chợ ngày này. Không khí rộn ràng, vui tươi và hạnh phúc ấy, dưới ánh nắng ngày xuân chan hòa, đẹp tựa bức tranh in sâu vào tâm trí của em. Để qua mùa Tết, đi ngang bãi đất trống ấy, em lại tự nhớ về cảnh họp chợ này, để lòng thêm xốn xang và háo hức chờ mong một mùa Tết mới lại về.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu thời gian Tết, không khí Tết.
Thân đoạn:
- Tình huống em ra chợ Tết:
+ Mẹ nhờ đi mua đồ Tết (đồ ăn, đồ trang trí,..)
+ Đi cùng với anh chị em, bạn bè.
- Trước chợ:
+ Không khí huyên náo, nhộn nhịp.
+ Người người mua bán.
+ Tiếng cười nói duyên dáng của những cô bán đồ.
+ ...
- Trong chợ:
+ Đông đúc, rất nhiều người.
+ Những sạp hàng bày biện.
+ ...
- Hoạt động của em:
+ Mua đồ mẹ dặn.
+ Nói chuyện với cô bán quen thuộc.
+ ...
Kết đoạn:
- Cảm nhận vẻ đẹp chợ Tết của em:
+ Em thực sự cảm nhận được không khí Tết hạnh phúc.
- Nguyện vọng vào năm mới của em?
2. Viết đoạn văn cảm thụ về vẻ đẹp của tre
Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu Long..Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, ..cũng đều đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người. Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng thất là đáng quý!!!
Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la....",làm khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ. Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và tiếng mới trong trẻo làm sao!
Sau khi đã trưởng thành, mọi người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa. Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người. Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn., Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng. Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ, che chở cho con người như thế hệ tre đi trước...
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với bạn bè thế giới rằng: "nơi đẹp nhất chính là quê hương tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi. Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
chúc bn hok tút !
:V
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác