Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chú Tòng bố bạn Tùng là thợ cày. Tùng người đen, rất khoẻ, đá bóng, đá cầu đều giỏi nên bọn con gái lớp em vẫn gọi Tùng là “quý tử của Võ Tòng đả hổ”.
Thời chống Mĩ, chú Tòng đi thanh niên xung phong. Cuối năm 1975, chú trở về quê, lấy vợ, làm ruộng, vui thú điền viên. Cô chú có ba người con đều học giỏi: anh Chiến học lỡp 10, chị Huệ học lớp 6 và cu Tùng học lớp 2B cùng em.
Chú Tòng 45 tuổi, rất khoẻ. Chú cao to như một lực sĩ, nặng trên 60 kg. Trán chú dô, mắt sâu, tóc rễ tre. Tiếng nói ồm ồm như lệnh vỡ. Lúc chú cởi trần, ngực căng ra như một vành cung, lưng đen nhẵn bóng.
Chú vui tính và lao động khoẻ. Hầu như suốt mùa vụ, cùng với con trâu đực, chú cày bừa 6 sào ruộng nhà, rồi đổi công hoặc làm thuê. Ai cần là chú giúp. Ai thuê là chú làm. Có hôm chú vừa cười vừa nói với bố mẹ em: “Hễ đặt lưng xuống giường là tôi đánh một một giấc đến gà gáy sáng. Còn ăn thì nổi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào...”. Chú sống mộc mạc, thích uống nước chè vối, thích hút thuốc lào. Hít một hơi dài rồi chú lim dim mắt, cho khói bay ra từ lỗ mũi, từ lỗ tai, trông thật lạ.
Chú làm hai con diều giấy, một con chú cho em, một con chú cho Tùng. Chú bảo cột diều vào cọc rào ở góc sân cho diều bay mà chơi cho vui.
Bố mẹ em quý chú lắm. Em cũng yêu quý chú như yêu mến thằng Tùng.
Anh Nhân, con trai của bác em là kĩ sư thiết kế xây dựng. Anh làm việc tại công ty xây dựng của thành phố.
Năm nay anh Nhân ba mươi tuổi. Anh cao ráo, vai và ngực vạm vỡ như lực sĩ. Tóc anh lúc nào cũng hớt cao, gọn và đẹp. Anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm hai mươi ba tuổi và đã có bảy năm kinh nghiệm làm thiết kế xây dựng. Hiện nay, anh là kĩ sư trưởng của công ty xây dựng thành phố. Hằng ngày, anh nhận vẽ đồ án thiết kế cho các công trình xây dựng trong thành phố. Có những công trình phải thực hiện trong cả hai năm trở lên, lúc ấy, anh Nhân phải ra tận hiện trường làm việc để giám sát công trình. Anh là một kĩ sư giỏi và tận tuỵ với nghề.
Em rất yêu quý anh Nhân, anh của em thật tài giỏi và là tấm gương sáng để em noi theo.
Dì An của em là một giáo viên tiểu học. Dì dạy ở trường Tiểu học (tên trường) mà em đang học. Nhưng khi ở trên trường, em gọi dì là cô giáo chứ không gọi như ở nhà. Hàng ngày, dì lên lớp giảng bài cho các anh chị học sinh. Tối về dì lại chấm bài, soạn giáo án. Có lần em sang nhà dì chơi, thấy dì đang chấm bài kiểm tra của các anh chị với vẻ mặt rất vui tươi. Em hỏi thì dì bảo dì vui là vì bài kiểm tra lần này học sinh đạt nhiều điểm khá, giỏi. Mặc dù trong lớp cũng có những học sinh quậy phá nhưng dì rất ít khi nói nặng lời. Dì thường khuyên bảo và động viên để học sinh của mình cố gắng hơn nữa. Năm vừa rồi dì còn được nhận bằng khen là giáo viên dạy giỏi của huyện. Em rất yêu quý và kính phục dì An. Em mong muốn sau này mình cũng sẽ trở thành một cô giáo giỏi giang và được học sinh, mọi người yêu quý như dì.
rong, dong hoặc giong
- Rong ruổi
- Rong chơi
- Thong dong
- Trống dong cờ mở
- Gánh hàng dong
Tao ko on
Là bì làm
Sáng nay em hỏi bác em năm nay bao nhiêu ? Bác ko nhớ máu tốc bác mượt như nhung. Bác nuôi ột con chó. Bác làm nghề thợ xây. Bác có 2 em mồ côi. Bác còn nhẫn tâm đuổi nó ra khỏi nhà.
BÀI LÀM
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
BÀI LÀM 2
(Kể về một vị bác sĩ mà em biết)
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
BÀI LÀM 3
(Kể về một kĩ sư công nghệ mà em biết)
Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone.
Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư.
Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc.
Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em.
Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.
BÀI LÀM 4
(Kể về một kĩ sư thiết kế xây dựng)
Anh Nhân, con trai của bác em là kĩ sư thiết kế xây dựng. Anh làm việc tại công ty xây dựng của thành phố.
Năm nay anh Nhân ba mươi tuổi. Anh cao ráo, vai và ngực vạm vỡ như lực sĩ. Tóc anh lúc nào cũng hớt cao, gọn và đẹp. Anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm hai mươi ba tuổi và đã có bảy năm kinh nghiệm làm thiết kế xây dựng. Hiện nay, anh là kĩ sư trưởng của công ty xây dựng thành phố. Hằng ngày, anh nhận vẽ đồ án thiết kế cho các công trình xây dựng trong thành phố. Có những công trình phải thực hiện trong cả hai năm trở lên, lúc ấy, anh Nhân phải ra tận hiện trường làm việc để giám sát công trình. Anh là một kĩ sư giỏi và tận tuỵ với nghề.
Em rất yêu quý anh Nhân, anh của em thật tài giỏi và là tấm gương sáng để em noi theo.
Anh Nhân, con trai của bác em là kĩ sư thiết kế xây dựng. Anh làm việc tại công ty xây dựng của thành phố.
Năm nay anh Nhân ba mươi tuổi. Anh cao ráo, vai và ngực vạm vỡ như lực sĩ. Tóc anh lúc nào cũng hớt cao, gọn và đẹp. Anh tốt nghiệp Đại học Bách khoa năm hai mươi ba tuổi và đã có bảy năm kinh nghiệm làm thiết kế xây dựng. Hiện nay, anh là kĩ sư trưởng của công ty xây dựng thành phố. Hằng ngày, anh nhận vẽ đồ án thiết kế cho các công trình xây dựng trong thành phố. Có những công trình phải thực hiện trong cả hai năm trở lên, lúc ấy, anh Nhân phải ra tận hiện trường làm việc để giám sát công trình. Anh là một kĩ sư giỏi và tận tuỵ với nghề.
Em rất yêu quý anh Nhân, anh của em thật tài giỏi và là tấm gương sáng để em noi theo.
“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.
Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. Phía xa xa là những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bờ sông cũng là một nơi lí tưởng để cho những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột. Nô đùa chán chê, chúng lại nắm dài trên bãi cỏ, lặng ngắm mây trời và dòng sông lững lờ trôi. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ. Dòng sông ấy cũng gắn liền với bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tôi. Đó là những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, tiếng nói cười làm vang cả một khúc sông. Đó là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Đó là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, hay đúng hơn là mong đợi được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi.
Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.
Mỗi chúng ta ai cũng đều lớn lên từ những lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà của mẹ. Trong những lời ru ấy, ta bắt gặp hình ảnh của cánh cò trắng bay lả bay la, “bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”, của cô Tấm hiền dịu và của dòng sông êm đềm uốn khúc bao quanh xóm làng. Hình ảnh dòng sông vì thế mà trở nên vô cùng thân thuộc, gần gũi, nó đi ra từ lời ru và gắn bó với ta cho đến lúc trưởng thành.
Quê hương tôi cũng có một dòng sông “ nước gương trong soi bóng những hàng tre” như trong bài “ Nhớ dòng sông quê hương” của Tế Hanh. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá. Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.
Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào.