Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Bài làm
Vào dịp sinh nhật lần thứ 10 của mình, em được mọi người tặng rất nhiều quà. Trong đó, có một món quà mà em thích nhất, đó là chú gấu bông đáng yêu. Đây là món quà mà bố em đã mua trong một lần đi công tác ngoài Hà Nội.
Chú gấu bông xinh xắn được em đặt tên là Min. Min có bộ lông nâu vàng nhạt, mềm mịn và rất dày dặn. Min cao 90cm nhưng được nhồi rất nhiều bông bên trong nên nhìn chú rất mũm mĩm và đáng yêu. Đôi tai của Min dài, rủ xuống nhìn thật ngộ nghĩnh. Cặp mắt Min bằng nhựa tròn xoe, đen láy. Cái mũi chú hồng hồng, xinh xắn được gắn cùng với chiếc miệng nhỏ.
Min là người bạn thân thiết nhất của em. Mỗi khi đi học về, việc đầu tiên mà em làm là chạy đến ôm Min vào lòng. Đặc biệt, mỗi khi trời rét, được ôm Min đi ngủ thì ấm biết bao! Chính em đã xin phép mẹ may cho Min một bộ quần áo để mặc khi trời trở rét. Giờ đây, Min được khoác thêm một bộ cánh màu xanh ấm áp để xua đi cái giá lạnh trong mùa đông. Nhìn Min thật ra dáng một chú gấu bông chính hiệu.
Em yêu Min cũng bởi đây là món quà mà bố tặng em. Bố hay đi công tác xa nhà nên mỗi khi thấy Min, em lại như được gần bên bố mỗi ngày. Em sẽ luôn yêu thương, bảo vệ Min như người bạn thân thiết nhất của mình.
Tôi sắp phải rời xa cây bút chiếc cặp thân yêu của tôi rồi. Nó là 1 chiếc cặp tuyệt vời gắn bó với tôi từ năm lớp 1 rồi. Chiếc cặp rất đẹp đó là chiêc cặp mà tôi thích nhất từ trước đến nay. Nhưng dùng lâu quá nên đó đã hỏng hóc nhiều chỗ rồi. Vậy làm tui phải rời xa nó ư? Tôi rất buồn khi phải rời xa chiếc cặp này. Tôi sẽ ko bao giờ quên nó 1 món đồ mà tui thích nhất.
Khi khoảng bốn tuổi, tôi có một món quà rất ý nghĩa từ mẹ. Đó chính là một con lật đật, tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như báu vật thời tuổi thơ của tôi.
Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như một khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.
Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là một món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là “con lật đật”. Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng: “Con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này”. Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.
Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: “Hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con”.
Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
Tham khảo!
Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,… Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.
Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.
Chuối là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Bởi cây chuối có rất nhiều công dụng, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, các bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều việc khác nhau. Đi dọc một vòng từ bắc vào nam chúng ta sẽ thấy cây chuối được trồng ở mọi nơi trên khắp đất nước Việt.
Cây chuối được trồng ở khắp mọi nơi ở bờ ao, trong vườn nhà, ở ruông, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau, bên trong hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi chiếc là chuối có 1 đường gân lá nằm ở giữa, 2 bên có hai dải mềm mại rủ xuống. Khi lá già thì các là sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị chồi ra ngoài. Khi cây chuối đủ tuổi để trưởng thành, chúng bắt đầu trổ buồng. Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng, mỗi buồng lại có nhiều nải, mỗi nải lại có nhiều quả. Có giống cho hàng trăm quả 1 buồng. Buồng chuối được mọc thành từ những chiếc hoa mọc từ thân ra. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn rất nhanh, chúng càng phát triển quả chuối càng cong hình lưỡi liềm, khi xanh có có màu xanh, khi chín có màu vàng.
Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cai tên rất hấp dẫn như chuối hương, chuối ngự, chuối hột…Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được trồng ở vùng Nam Định được coi là loại chuối thơm ngon nhất.
Trong ẩm thực, quả chuối xanh có thể ăn với thịt dê, ăn gỏi, kho cá hay nấu với ốc, ếch đều rất ngon. Với những quả chuối già, chúng sẽ chín cây hoặc đem rấm đi cho chín. Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, người giả và người trẻ đều có thể sử dụng loại chuối này. Xưa kia chuối được coi là loại quả quí thường để tiến vua, ngay nay chuối được coi là món ăn dân giã, quen thuộc. Trồng chuối rất nhanh cho thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân và con phục vụ xuất khẩu. Đây là 1 trong những loại quả được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.
Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò rất tốt. Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh nem rất tiện lợi, lá chuối non có thể gói bánh, gói giò…lá chuối khô có thể dùng lầm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, rất dai và bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết buồng để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Chuối là loại quả để thắp hương trong ngày rằm, mồng 1, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết. Chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê
Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng 1 năm. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông 1 lần rồi chết. Vào mua gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rồng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng. Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ởđời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sông nông thôn, với đất nước, dân tộc ta. Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
.......................................
Bạn tham khảo rồi tự viết tiếp nha!
Câu 1) Tự sự
Câu 2)
Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người 1 nhà nhưng vẫn hay va chạm
Câu 3) Bổ sung trạng nhữ chỉ thời gian cho câu
Câu 4)
Nội dung : Đoàn kết là sống mãi, chỉ cần tin tưởng và đoàn kết với nhau là cuộc đời sẽ luôn bình yên & hạnh phúc
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện bó đũa thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện
C. Lời của người em gái D. Lời của người anh cả
Câu 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?
A. Khóc thương B. Tức giận
C. Thờ ơ D. Buồn phiền
Câu 4. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ
B. Không ai muốn bẻ cả
C. Cầm cả bó đũa mà bẻ
D. Bó đũa được làm bằng kim loại
Câu 5. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. Cho thừa hưởng cả gia tài B. Lấy ví dụ về bó đũa
C. Trách phạt D. Giảng giải đạo lý của cha ông
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận.” bổ sung ý nghĩa gì?
A. Thời gian B. Nơi chốn
C. Cách thức D. Mục đích
Câu 7. Từ “đoàn kết” trái nghĩa với từ nào?
A. Đùm bọc B. Chia rẽ
C. Yêu thương D. Giúp đỡ
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với Câu chuyện bó đũa?
A. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau.
C. Giải thích các bước bẻ đũa.
D. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
Câu 9. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất là phải biết đoàn kết,anh em với nhau phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau,không gây gỗ,tranh giành với nhau
Câu 10. Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt?
Cách dạy của người cha cho ta hiểu là chỉ có đoàn kết yêu thương nhau mới làm nên sức mạnh,cho dù có mạnh đến mấy mà gây gỗ với nhau thì chỉ có tan rã
ai nhanh mk k cho
Bài làm
“Lửa nung gan ruột
Trời đêm sáng bừng
Gan ruột mà đứt
Đêm tối như bưng”
Các bạn có biết đó là cái gì không? À, đó chính là bóng đèn. Học sinh chúng ta ai ai cũng sẽ có một chiếc đèn học thân thuộc. Mỗi tối, chiếc đèn học của tôi luôn chăm chỉ học bài cùng với tôi.
Chiếc đèn học mẹ mua cho tôi từ hồi tôi chuẩn bị đi học lớp Một. Thoạt nhìn, tôi đã rất ấn tượng với vẻ cưng cứng và xanh biêng biếc của chiếc đèn. Chiếc đèn cao khoảng 40 cm, được làm bằng nhựa cứng. Bao năm nay, đèn chỉ khoác một chiếc áo duy nhất mày xanh lam biêng biếc. Nhìn chiếc đèn, trong tôi lại nhớ đến bản đồ đất nước Việt Nam với ba miền Bắc – Trung - Nam. Nhưng khác với dải đất hình chữ S, chiếc đèn cong cong như hình chữ C. “Miền Nam” của chiếc đèn là phần đáy vững chắc hình hộp chữ nhật. Ở chính giữa bề mặt có hai nút công tắc cảm ứng, bật - mở và điều chỉnh độ sáng. Tôi đã dán những hình dán ngộ nghĩnh quanh bề mặt này. Một chiếc dây cắm nối liền phía đáy. Đây là một bộ phận không thể thiếu của đèn, bởi không có phích cắm điện sẽ chẳng có bất cứ sự thắp sáng nào cả. Phần đáy nâng đỡ thân đèn và bóng đèn. Thân đèn là một ống tròn dài, cong cong như một chiếc đũa bị uốn cong. Bên trong đó là mạch điện đưa tới bóng đèn. Thân đèn nối liền đáy và bóng, chẳng khác nào dải đất nhỏ hẹp miền Trung nối liền Nam Bắc. Tôi có thể điều chỉnh bóng đèn cao, thấp nhờ khớp nối được thiết kế đặc biệt. “Miền Bắc” của chiếc đèn là phần bóng đèn. Chao đèn giống hình một cái loa, che chắn, bảo vệ bóng đèn bên trong. Bóng đèn được làm bằng thủy tinh, hình tròn hơi thuôn gắn liền với chao đèn. Chỉ cần ấn nút bật, bóng đèn chợt sáng rực. Hằng tối, đèn như hiểu tôi cần chăm chỉ học hành nên miệt mài chiếu sáng cho tôi. Dưới ánh đèn này, bao nét chữ, bao bài học, bao phép toán đã gắn liền với tôi.
Tôi rất thích chiếc đèn học của mình. Suốt những năm học vừa qua, đèn đã đồng hành cùng tôi như một người bạn thầm lặng. Tôi sẽ giữ gìn chiếc đèn cẩn thận để ánh sáng của nó chẳng bao giờ lụi tắt.