Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 2 Tả người thân
"Công cha như núi thái sơn". Tôi yêu bố không chỉ vì câu nói đó mà tôi yêu bố bởi bố đã mang tôi đến cuộc sống tươi đẹp này, bố đã mang đến cho tôi trọn vẹn tình yêu thương.
Bố tôi năm nay ngoài 40 tuổi. Là người chăm chỉ tập thể thao à chăm chỉ làm việc nên nhìn bố cường tráng lắm. Dáng người bố tôi dong dỏng, nước da bánh mật nên trông thật khỏe mạnh. Trán bố tôi cao vuông. Vầng trán ấy bao đêm thao thức suy tư để tìm ra những cách giải quyết hay nhất cho gia đình và công việc của bố.
Tôi yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm, đôi mắt to, sáng ảnh lên vẻ nghiêm nghị. Bố luôn nhìn thẳng mỗi khi tiếp xúc với mọi người. Tôi luôn cảm nhận sự ấm áp niềm yêu thương vô tận trong đôi mắt ấy. Mái tóc của bố tôi đã pha sương. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường nhổ tóc sâu cho bố. Những sợi tóc ngắn và hơi cứng mỗi khi tôi áp má vào có cảm giác nhột nhột, thich thú.
Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương. Vàm ngực bố rộng, đủ để che chở và ủ ấm cho ba mẹ con tôi. Tôi vẫn thường gọi bố là lực sĩ vì bắp tay bắp chân của bố tôi cuồn cuộn. Nhờ sự khỏe mạnh và cướng cỏi của bố tôi mới hiểu vì sao bố là trụ cột, là chỗ dựa cho ba mẹ con tôi. Hàng ngày bố tôi dậy sớm nhất nhà. Vào những ngày đông giá rét bố vẫn không bỏ thói quen tập thể dục mỗi sáng. Bố giúp mự lo bữa sáng cho anh em chúng tôi rồi đưa chúng tôi tới trường, sau đó bố mới đến cơ quan làm việc.
Tôi biết ở cơ quan bố làm việc rất vất vả. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến. Tính bố hiền, ít nói. Bố tôi luôn dạy tôi phải sống trung thực, thật thà.
Khi về nhà bố dánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố nên mọi đồ vật trong nhà tôi đều đẹp. buổi tối bố dành thời gian để dạy tôi học bài. Tuy không phải thầy giáo nhưng bố giảng bài thật ân cần, dễ hiểu. Tôi thích nhất được sà vào long bố để được ủ ấm, ngửi mùi thơm nồng và nghe kể chuyện về tuổi thơ của bố. Những hôm bố đi công tác hay về quê thăm ông bà nội, ba mẹ con tôi đều thấy căn nhà trở nên trống vắng à nhớ bố đến cồn cào.
"Cả thế giới ở trong túi bố, trái tim con ấp ủ một điều. Yêu bố hơn những gì con có, thật tuyệt vời là bố của con". Tôi yêu bố nhiều hơn tất cả những gì tôi có thể nói được. Nếu tôi có một điều ước, tôi mong ước bố của tôi mãi mạnh khỏe và luôn ở bên tôi.
Dàn ý nhé : ( bạn dựa trên đây lập dàn ý cho bài văn của bạn , chứ quê hương bạn có cảnh đẹp nào thì ....)
I. Mở bài:
Việt Nam là một đất nước tuy nhỏ bé nhưng may mắn có được nguồn tài nguyên khóang sản dồi dào và rất nhiều danh lam thắng cảnh trải dài từ Bắc chí Nam.
Trong đó, vịnh Hạ Long là một điểm đến nổi tiếng không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn với cả du khách nước ngoài.
II.Thân bài
1/ Vị trí địa lí + nguồn gốc:
Vị trí:
Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía Đông Bắc.
Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.
Tiếp giáp quần đảo Cát Bà phía Tây Nam; phía Đông giáp biển Đông; phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền chạy dài khoảng 120km bờ biển.
Diện tích: 1553km2 .Gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.
989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.
b) Nguồn gốc:
- Hạ Long có nghĩa là rồng đáp xuống => vịnh Hạ Long: vịnh nước nơi rồng đáp xuống.
- Theo truyền thuyết: khi người Việt mới lập nước đã bị nạn giặc ngọai xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con hạ giới giúp người Việt đánh giặc.
- Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).
2/ Đặc điểm – cấu tạo:
Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách nay trên 500 triệu năm.
Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá có hình dáng và màu sắc đa dạng, huyền ảo.
Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Sửng Sốt, Mê Cung,….
* Vẻ đẹp của Hạ Long là một bức tranh thủy mặc được tạo nên từ ba yếu tố: đá, nước và bầu trời.
Hòn Đỉnh Hương toát lên ý nghĩa tâm linh
Hòn Gà Chọi có một triều sâu triết học
Hòn Con Cóc ngàn năm vẫn đứng đó kiện trời
Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ
Động Thiện Cung như một đền đài hoành tráng, mĩ lệ.
- Cảnh hoàng hôn ở vịnh Hạ Long một bức tranh lãng mạn và rất thơ mộng.
3/ Vai trò + ý nghĩa:
Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1994 và 2000.
Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngòai nước, các nhà đầu tư,….
Là nơi thích hợp để nghiên cứu thạch nhũ; nghiên cứu hệ sinh thái.
-> Mang lại nhiều nguồn lợi cho đất nước, giúp đất nước ngày càng phát triển.
Cần được khai thác một cách hợp lí và bảo vệ đặc biệt.
III. Kết bài
Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Giữ gìn và phát huy cái đẹp, nét văn hóa của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam
Thủ đô Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử. Trong đó Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích tiêu biểu, ghi nhận những thành tựu văn hoá của Đại Việt đã ngót nghìn năm của Thăng Long cố đô.
Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho như: Khổng Tử, Mạnh Tử... những vị danh nho đáng kính được người đời vị nể tôn sùng. Sáu năm sau, năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây dựng liền kề sau Văn Miếu. Ban đầu nơi đây dùng cho các hoàng tử đến học, sau mở rộng thu nhận thêm các học trò giỏi trong toàn quốc.
Đứng từ đường Quán Thánh bạn sẽ nhìn thấy Văn Miếu cổ xưa với lớp tường bao quanh bằng gạch, cổng chính được xây dựng theo điện hoàng môn với dòng chữ nho được khắc tạc đã phai màu theo thời gian: Văn Miếu Môn. Hai bên cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ.
Từ phố xá tấp nập ồn ào, bước vào phía trong cổng Văn Miếu bạn sẽ cảm nhận được một không gian thoáng mát yên lành như bước vào cõi phật cõi tiên. Một khoảng sân rộng với nhiều tượng đá tạc chân dung các mãnh tướng sư tử, hổ... như gợi lại không khí linh thiêng oai hùng của lịch sử ngàn năm xưa bên những gốc si xanh già cổ thụ mấy trăm tuổi. Lối đi giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn, mở đầu cho khu thứ hai, hai bên còn có hai cổng nhỏ. Bạn đến đây muốn thắp nén nhang lạy tạ các thánh thần cầu ban phước lành trí tuệ anh minh thì hãy dừng chân tại Đại Trung Môn bên bát hương lớn đặt giữa cửa vào.
Tiếp sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805, có kiến trúc đẹp, mang nhiều ý nghĩa và đã được chọn là biểu tượng chính thức cho thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là Khuê Văn Các tới Đại Thành Môn có tường bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ, những trạng nguyên khoa bảng ngày xưa. Hiện trong Văn Miếu còn lại 82 tấm bia tiến sĩ của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đây là những di vật quý nhất của Văn Miếu.
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Ở đây có sân rộng, hai bên là hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây còn một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1786, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt khắc bài văn nói về công dụng của các loại nhạc khí này.
Sau khu Đại Bái là trường Quốc Tử Giám đời Lê, một loại trường Đại học đương thời. Khi nhà Nguyễn rời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đồn Khải Thánh thờ song thân Khổng Tử, nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh. Nhà Thái Học đã được xây dựng lại vào dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
Người Việt Nam và du khách nước ngoài nhớ về Hà Nội tìm về Văn Miếu như tìm về chốn văn hiến ngàn năm của nước Việt. Chính vì vậy từ rất lâu Văn Miếu trở thành điểm du lịch phổ biến đối với du khách trong và ngoài nước.
Văn Miếu mang một nét đẹp văn hoá trong lịch sử của dân tộc ta, mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hoá của Việt Nam, là một bằng chứng về sự đóng góp của Việt Nam vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hoá mang ý nghĩa nhân văn toàn thế giới. Mỗi năm vào dịp đầu năm học những "trạng nguyên" thời nay được tụ hội về đây dâng nén hương thơm tưởng nhớ và biết ơn tới các danh Nho xưa, đồng thời như một sự báo công cùng ý nguyện kế tục phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc.
tick nha
Bạn tham khảo nhé
Đề 1
“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lạilàm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dângian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứmười tám, thường tới gội đầu tại đó.Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chínhhội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡcủa bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đáhuyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của VĩnhPhú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
Đề 2
Nói đến cảnh đẹp của đất nước, ta nghĩ đến vịnh Hạ Long. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nơi đã quyến rũ rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Dọc theo con tàu từ Hải Phòng đến Móng Cái ta sẽ thấy hiện lên trước mắt một bức tranh tuyệt mĩ: Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phảng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng rất khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra. Tàu tiếp tục đi luồn lách giữa những đảo đá nhỏ. Tùy theo từng vị trí gần xa, có mỏm giống như cái tháp chóp nhọn mọc vút lên cao từ chiều sâu đáy biển, những mõm đá khác giống như cánh buồm rộng lớn của những thuyền buồm đánh cá… Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh đa dạng, phong phú, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn.
Trên những động nhỏ nhưng rất nhiều hang động trong đó có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Từ những vòm đá cao nhất rũ xuống những dãy thạch nhũ "cột băng" pha trộn những màu sắc vô vàn những hình thù bằng đá mang sắc thái khác nhau: Một số hình giống hgười, nhưng hình khác lại giống những động vật hoang đường, cây cối…
Hang đẹp nhất có lẽ là hang "Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng tạo ra một âm thanh thú vị mang sắc thái giai điệu của bản nhạc nhẹ, không khí trong lành ở hang tưởng như được bao phủ bằng bầu khí mát tràn trề.
Những khi trăng đêm tỏa sáng ta có cảm giác các hòn đảo nhỏ như ánh lên màu tím nhạt. Trên khắp các hòn đảo nhỏ như đều có những bụi cây mọc thấp lè tè phủ kín. Những lớp đất đá, nước biến mặn, những làn gió thổi quanh năm làm cho cây cối thấp hơn so với những cây khác cùng loai moc trong rừng rậm.
Có tới hàng ngàn hòn đảo như trải khắp vịnh, chống giữ bờ vịnh lặng yên khi có những cơn sóng biển dữ dội đổ về và tạo thành một hệ thống pháo đài tự nhiên, mà trong lịch sử đã nhiều lần được sử dụng để chống giặc ngoại xâm.
Mùa nào Hạ Long cũng tuyệt đẹp. Mùa xuân, những hòn đảo bị mờ đi trong làn khói mỏng lúc ẩn lúc hiện. Mùa hè, ngay từ sáng sớm tinh mơ nhiều đoàn thuyền với những cánh buồm đủ màu sắc đa dạng nối đuôi nhau ra khơi đánh cá, và buổi chiều tà lại về với những khoang thuyền đầy ắp cá, món quà của biển cả ban tặng.
Sức hấp dẫn và vẻ đẹp kì diệu của Hạ Long đã khiến cho nơi đây quanh năm luôn luôn là điểm hội tụ của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Mọi người đến đây tham quan nghỉ ngơi, tắm biển… Ai cũng cảm thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp của kì quan thứ tám trên thế giới này.
1. Tên di tích: Đền Ba Dân
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số: 310-QĐ/BT ngày 13 tháng 02 năm 1996.
5. Địa chỉ di tích: Xóm 5, xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đền Ba Dân trước đây thuộc thôn Dộc xã Thụy Lôi Hạ, tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nội.
Đến năm Thành Thái thứ hai (1890) thành lập tỉnh Hà Nam, xã Thụy Lôi Hạ đổi thành xã Thụy Sơn, tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam. Năm 1956 xã Tân Sơn được thành lập gồm 5 thôn trong đó có thôn Thụy Sơn của Thụy Lôi cắt về Tân Sơn, do đó Đền Ba Dân hiện nay thuộc xã Tân Sơn- Kim Bảng- Hà Nam.
Thủa xưa nơi đây chỉ là một bãi đất hoang, dưới chân núi Nguỳa nằm chung trong quần thể dãy núi Cửu trùng.
Hiện nay tại Đền còn lưu giữ 26 bộ ngọc phả và sắc phong- điều đó đã khẳng định Đền Ba Dân có từ thời Tiền Vua Đinh Tiên Hoàng ( thời đó vua Đinh đang đóng quân tại Hoa Lư – Ninh Bình).
Trong ngọc phả đã ghi và được dịch như sau:
Ngọc phả một vị sơn thần
Đại vương bề tôi có công với Đinh Tiên Hoàng
Thượng đẳng Nhâm Thần Bộ thứ hai chi khảm
Quốc triều lễ bộ chính bản
Ngọc phả dịch lúc bấy giờ tại Trang Quang Thừa, phủ Lị Nhân, đạo Sơn Lam (Dịch gọi là quê hương của Đức Đại Vương).
Ngài đầu thai khi cha mẹ ( cha là Đinh Điện, mẹ là Trần Thị Ngùy), hai vợ chồng đi cầu trên chùa ở núi Bát Cảnh qua 12 tháng đến ngày 10/2 năm Nhâm Dần thì ngài được ra đời và đạt tên là Đinh Nga. Mới 7 tuổi ngài đã thông học Lý Đường Tiên Sinh, chỉ vài năm sau sách vở của Khổng Hạnh ngài đã thông thạo, tiếp đó là Thao Lược của Tôn Ngô cũng thuộc làu, trên thiên văn, dưới địa lý không việc gì mà ngài không hiểu rõ.
Năm 22 tuổi thì cha mẹ qua đời, Ngài đã chọn đất an táng và thờ phụng đủ 3 năm theo đại hiếu làm con.
Lúc này ngài nghe thấy tại Động Hoa Lư có Đinh Bộ Lĩnh đang tổ chức đại khởi nghĩa, ngài đã tìm đến và được nhận chức chỉ huy sứ. Sau đó ngài đã vâng lệnh và trở về phủ Lị Nhân và tới 3 Giáp Thượng, Trung, Hạ thuộc trang Thụy lôi- Kim Bảng thủa ấy.
Bấy giờ có được 10 người trong Trang theo Ngài đi đánh giặc và tiếp đó ngài chiêu mộ được rất nhiều binh sỹ. Trong một đêm nằm mộng, Ngài đã thấy địa thế nơi sở tại là lập đồn bốt để rèn quân là tốt nhất. Lúc này, tình hình quân sỹ đã đông không ngờ do vậy đúng ngày 20/7 ông đã đem quân về động Hoa Lư để cùng quân Đinh Bộ lĩnh dẹp tan được 7 xứ quân, còn 5 đạo quân khác tản ra các vùng khác nhau để chống cự. Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy tướng quân đánh nốt 5 đạo quân đó. Trong 5 đạo quân nói trên thì 4 đạo do 4 tướng đã dẹp xong. Riêng đạo quân ở Đỗ Đồng Giang có Nguyễn Cảnh Thục, cha con Đinh Bộ Lĩnh coi thường nên cả 3 cha con đã bị Cảnh Thục bao vây, Ngài đã một mình một ngựa xông vào đánh giặc như chỗ không người, chém hàng trăm quân giặc, phối kết hợp cùng cha con Đinh Bộ Lĩnh đánh Cảnh Thục. Vì hoang mang nên nghĩa quân của Cảnh Thục đã bỏ chạy.
Các xứ tạm bình an, khi về đến động Hoa Lư hồi quân, Đinh Bộ Lĩnh tự xưng là Đinh Tiên Hoàng, phong thưởng cho những người có công, Đinh Công Nga được phong ngôi thứ Thừa Tướng quản ở Phủ Lị Kim Bảng. Sau này vâng lệnh vua Đinh trở về 3 giáp trong trang Thụy Lôi, ngài đã cho dân tiền công, vàng bạc, rồi về trang Quang Thừa tụ lậy tổ tiên nội ngoại, sau 10 ngày Ngài trở về huyện sở làm việc. Cũng từ đó 3 giáp thuộc trang Thụy Lôi được miễn thuế và bọn sai dich phiền nhiễu. Một thời gian sau, một hôm ngài đi một vòng thăm lại trang trại và cùng một số quân sỹ bỏ đi ( không rõ đi đâu). Khi nghe trên núi Kim Nhan trang Kệ Tường huyện Thanh Trương phủ Đức Giang Châu Hoan ở đó ngài đã tự hóa. Bấy giờ vào ngày 10/11, chỉ còn vài nguwoif đi theo trở về nói với mọi người và tự viết Duệ Hiệu thần, lập miếu thờ tại hành cung thủa trước để thờ phụng.
Tôn phong ( Duệ Hiệu Nga Sơn Hiển Linh Đại Vương Thượng Đẳng Thần)
Cho phép cả 3 trang Thụy Lôi cùng thờ. Từ đó ngôi Đền được gọi là Đền Ba Dân.
Tại ngôi Đền thờ ngài, trong thời kháng chiến chống Pháp chúng đã dựng đồn bốt trên đỉnh núi Nguỳa nhằm chiếm nước ta lâu dài, thì ngôi Đền dưới chân núi lại là nơi cư ngụ tốt nhất của du kích ta. Hiện trường còn giữ lại một cửa do du kích ta đào gạch ở đầu hồi phía Đông để đột nhập vào hoạt động. Sau khi giặc Pháp rút về nước, đế quốc Mỹ xâm lược Miền Bắc thì ngôi Đền là nơi mở trường học, nơi sơ tán của nhân dân ba thôn. Cũng tại đây, Đền còn là nơi cơ quan các nhà máy như nhà máy giấy, nhà máy in, nhà máy điện hoạt động trong thời kỳ chống Mỹ.
Hà Nam là vùng đất có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ sông Hồng. Nơi đây có rất nhiều công trình di tích lịch sử nổi tiếng: chùa Tam Chúc, Chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi,… trong đó không thể không bỏ qua chùa Địa Tạng Phi Lai, tọa lạc ở Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam, chùa mới được cải tạo lại từ một ngôi chùa Đùng cổ có lịch sử hàng nghìn năm nhưng được nhiều du khách ghé thăm bởi sự yên bình, thanh tịnh.
Theo lời kể các cụ trong làng chùa Địa Tạng được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ X với 120 gian chùa cổ và theo tương truyền thì vua Trần Nghệ Tông có một thời gian chọn địa danh này làm nơi ở ẩn, sau đó vua Tự Đức cũng đến chùa để cầu tự. Theo lý giải chữ Phi Lai có thể được hiểu là nơi mà các vị minh quân đi không quay về, và chính vua Tự Đức đặt cái tên Phi Lai cho chùa. Trải qua thăng trầm lịch sử chùa đã bị hoang phế một thời gian rất dài, đến tháng 12/2015, đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai.Dựa theo truyền thuyết xưa vị trí xây chùa Địa Tạng Phi Lai đã được chọn lựa rất tỉ mỉ theo thế tứ tượng (tả thanh long, hữu bạch hổ, hậu huyễn vũ, tiền chu tước), chùa được ôm trọn bởi dãy núi hình vòng cung, bao bọc phía bên trong một khu rừng thông xanh mướt, bên cạnh chùa là những mạch nước ngầm. Tất cả đã tạo nên một bức tranh vô cùng tuyệt diệu như chốn tiên cảnh phong thủy hữu tình vừa có thanh và vừa có sắc.
Chùa được phục dựng với những nét kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa cổ ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng vẫn có nhiều điểm rất độc đáo mà không nới nào có được. Tổng thể chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền, nhà ở, giảng đường, nơi đọc sách, nơi ở của phật tử...
Khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây ăn trái và có vô vàn các loại hoa đem lại cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Đặc biệt nơi đây còn có các loại cây thảo dược sử dụng trị bệnh, hay các cây rau xanh có thể sử dụng để ăn…
Bên cạnh đó chùa có nhiều điểm dừng chân khác nhau khi du khách muốn khám phá những dãy núi sau lưng chùa. Điều tạo ấn tượng nhất khi ai đến đây là có các vườn thiền được thiết kế rất công phu: có nơi thì trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý.Chùa không những đẹp ở cảnh quan mà còn ẩn chứa rất nhiều các cổ vật được tìm thấy khi khởi công xây dựng lại như tượng hình chim Garuda, ngói mũi hài, chân tảng hoa sen, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượng phượng và nhiều đồ gốm sứ khác,… và nhà sử học Lê Văn Lan đã bỏ nhiều công sức đến đây để nghiên cứu, ông tin rằng với những hiện vật còn lại có thể chứng minh ngôi chùa có lịch sử cả nghìn năm.
Có thể nói, Nha Trang là một thắng cảnh đẹp nhất của đất nước ta, là một viên ngọc biếc bên bờ biển đẹp. Tuy gần Đà Lạt, nhưng thành phố lại có cái nắng rực rỡ của miền nhiệt đới nóng ẩm. Hình ảnh đầu tiên khiến em chú ý là những toà nhà đồ sộ trong những vườn cây xanh nằm bên những đại lộ lớn. Đây là một thành phố trẻ trung, tươi mát. Nhưng cái cuốn hút khách du lịch đến đây phải là những bãi biển ven thành phố, những khu nghỉ mát hiện đại.
Bãi cát trải ra mênh mông, dưới ánh nắng mặt trời, những rặng thông, phi lao rì rào với gió biển suốt ngày đêm. Từ sáng sớm, bầu trời đã quang mây, xanh ngắt. Trên bãi cát, khách du lịch đông đúc, đi lại nhộn nhịp. Những chiếc dù đủ màu sắc rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Trên mặt biển, nước trong xanh, bập bềnh những chiếc phao bơi. Tiếng reo hò náo nức hoà với tiếng sóng biển ì ầm đập vào bãi cát tung bọt trắng xoá. Những khi mặt trời mọc, tia nắng chiếu xuống vỡ ra thành muôn vàn đồng tiền óng ánh. Buổi trưa những ngày đẹp trời, nước biển trong veo như màu mảnh chai. Mặt trời sau một ngày lao động vất vả từ từ lặn xuống toả ánh sáng tím hồng xuống mặt biển.
Bờ biển Nha Trang bằng phẳng không nhiều đá ngầm như Đồ Sơn ở Hải Phòng. Từ trên bãi cát, em phóng tầm mắt ra xa, có thể nhìn thấy những hòn đảo nhỏ như những chấm xanh nhô lên trên mặt biển, đó là Hòn Tre, Hòn Én.
Nha Trang thật xứng đáng với niềm yêu mến của khách nước ngoài và trong nước. Em nhớ mãi những ngày đẹp được sống ở Nha Trang. Khi em viết những dòng này nói về Nha Trang, trong lòng em ngân nga những câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng:
Dừng chân nghỉ lại Nha Trang,
Hiu hiu gió thổi trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời,
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.
……
Đây rồi Hòn Én, Hòn Tre,
Xa xa Hòn Khói đi về thuyền ai.
Mặt trời vừa mọc ban mai,
Mênh mang cát trắng hồng phai mịn màng.
………
Đẹp thay non nước Nha Trang,
Người đi hồn vẫn mơ màng đâu đây.
Nói đến cảnh đẹp của đất nước, ta nghĩ đến vịnh Hạ Long. Đấy là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, nơi đã quyến rũ rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Dọc theo con tàu từ Hải Phòng đến Móng Cái ta sẽ thấy hiện lên trước mắt một bức tranh tuyệt mỹ: Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phẳng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng rất khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra. Tàu tiếp tục đi luồn lách giữa những đảo đá nhỏ. Tùy theo từng vị trí gần xa, có mỏm giống nhừ cái tháp chóp nhọn mọc vút lên cao từ chiều sâu đáy biển, những mỏm đá khác giống như cánh buồm rộng lớn của những thuyền buồm đánh cá… Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh đa dạng, phong phú, càng thấy màu sắc của người họa sĩ thiên nhiên vĩ đại và lộng lẫy hơn.
Trong lòng núi có rất nhiều hang động trong đó có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ: từ những vòm đá cao nhất rũ xuống những dãy thạch nhũ “cột băng” pha trộn nhiều màu sắc, vô vàn những hình thù bằng đá mang sắc thái khác nhau: Một số hình giống người, nhưng hình khác lại giống những động vật hoang đường, cây cối…
Hang đẹp nhất có lẽ là hang “Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải như đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng tạo ra một âm thanh thú vị mang sắc thái giai điệu của mình. Không khí trong lành ở hang tưởng như được bao phủ bằng bầu khí mát tràn trề…
My first visit to Nha Trang, the coastal city, was three years ago. It was a pleasant and memorable trip.
Nha trang, the capital of Khanh Hoa province, has one of the most popular municipal beaches in all of Viet nam. In Nha Trang, nature beauties are so tempting. Waves crashing onto the cliffs, the soft sigh of the sea breeze, clean white sands and turquoise waters, it all makes for a stunning landscape. On my visit to Nha Trang, I used to get up early each morning to stroll along the beach - a chance to breath in the fresh sea air and enjoy the sunrise across the water. One attraction that captivated me three years ago and still it does is the collection of small offshore islands, that is Hon Tre where is the largest of the islands.
Nha Trang is the city in hamoney, its fine wather, favorite position and friendly people bring it a certain balance. Nha Trang is a great holiday destination. I hope to have chance to come back
> Bài dịch:
Tôi đến thăm Nha Trang, thành phố biển, lần đầu cách đây ba năm. Đó là một chuyến đi thú vị và đáng nhớ
Nha Trang, thủ đô của tình Khánh Hòa, có bãi biển đẹp nhất trong số các bãi tắm trong thành phố trên toàn Việt Nam. Ở Nha Trang, thiên nhiên thật quyến rũ. Sóng xô bờ đá, hơi thở nhẹ nhàng của gió biển, bãi cát trắng và nước biển trong xanh, tất cả đã tạo nên phong cảnh tuyệt vời. Trong dịp đi thăm Nha Trang hồi đó, tôi thường dậy sớm vào buổi sáng đi tản bộ dọc theo bờ biển - một dịp để hít thở không khí biển trong lành và thưởng thức cảnh bình minh trên biển. Một nơi hấp dẫn đã lôi cuốn tôi cách đây ba năm và bây giờ vẫn thế là tập hợp những hòn đảo nhỏ xa bờ. Đó là Hòn Tre, một hòn đảo lớn nhất
Nha Trang là thành phố của sự hài hòa, thời tiết đẹp, vị trí thuận lợi và người dân thân thiện đem lại cho Nha Trang sự cân bằng vững chắc. Nha Trang là điểm dừng chân du lịch lý tưởng. Tôi hi vọng có cơ hội trở lại.
tk nhé
My first visit to Nha Trang, the coastal city, was three years ago. It was a pleasant and memorable trip.
Nha trang, the capital of Khanh Hoa province, has one of the most popular municipal beaches in all of Viet nam. In Nha Trang, nature beauties are so tempting. Waves crashing onto the cliffs, the soft sigh of the sea breeze, clean white sands and turquoise waters, it all makes for a stunning landscape. On my visit to Nha Trang, I used to get up early each morning to stroll along the beach - a chance to breath in the fresh sea air and enjoy the sunrise across the water. One attraction that captivated me three years ago and still it does is the collection of small offshore islands, that is Hon Tre where is the largest of the islands.
Nha Trang is the city in hamoney, its fine wather, favorite position and friendly people bring it a certain balance. Nha Trang is a great holiday destination. I hope to have chance to come back
=> Bài dịch:
Tôi đến thăm Nha Trang, thành phố biển, lần đầu cách đây ba năm. Đó là một chuyến đi thú vị và đáng nhớ
Nha Trang, thủ đô của tình Khánh Hòa, có bãi biển đẹp nhất trong số các bãi tắm trong thành phố trên toàn Việt Nam. Ở Nha Trang, thiên nhiên thật quyến rũ. Sóng xô bờ đá, hơi thở nhẹ nhàng của gió biển, bãi cát trắng và nước biển trong xanh, tất cả đã tạo nên phong cảnh tuyệt vời. Trong dịp đi thăm Nha Trang hồi đó, tôi thường dậy sớm vào buổi sáng đi tản bộ dọc theo bờ biển - một dịp để hít thở không khí biển trong lành và thưởng thức cảnh bình minh trên biển. Một nơi hấp dẫn đã lôi cuốn tôi cách đây ba năm và bây giờ vẫn thế là tập hợp những hòn đảo nhỏ xa bờ. Đó là Hòn Tre, một hòn đảo lớn nhất
Nha Trang là thành phố của sự hài hòa, thời tiết đẹp, vị trí thuận lợi và người dân thân thiện đem lại cho Nha Trang sự cân bằng vững chắc. Nha Trang là điểm dừng chân du lịch lý tưởng. Tôi hi vọng có cơ hội trở lại.
Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi an táng bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mộ bà được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tại vị trí có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.
Để đến du lịch nơi đây, bạn có thể tham gia tour du lịch đến Nghệ An, hoặc tự tổ chức du lịch bụi. Đến đây bạn có thể thăm mộ Bà Hoàng Thị Loan - mẹ Bác Hồ mà còn tham quan các địa điểm du lịch ở Nam Đàn nổi tiếng như quê nội, quê ngoại Bác Hồ và rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
Khu mộ với trung tâm là ngôi mộ của bà Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19 tháng 05 năm 1984 đến ngày 16 tháng 05 năm 1985. Nhìn tổng quát, ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lồ. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi được phủ đầy hoa giấy (được mang về trồng từ khu lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh – Đồng Tháp). Tại nền sân thượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen. Hai bên tả hữu là đường đi lên và đường đi xuống được làm thành nhiều bậc đá khác nhau giống như hai giải lụa đào xõa xuống từ khung cửi.
Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ thì khu vực này đã được đầu tư xây dựng thành một khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu di tích Kim Liên, tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Từ ngày khánh thành đến nay, đã có hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước về đây thăm viếng tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn bà Hoàng Thị Loan.
Phần mộ bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên theo hình mẫu ban đầu, được ốp bên ngoài bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch liền khối. Phần trên mộ được xây dựng theo hình khung cửi cách điệu, gợi nhớ cuộc đời canh cửi vất vả để nuôi chồng, nuôi con thuở sinh thời. Phía sau phần mộ là bức phù điêu bằng đá trắng khắc họa hình những cánh sen thanh cao, tinh khiết của quê nhà và cũng là biểu tượng về cuộc đời, nhân cách của bà.
Bà Hoàng Thị Loan sinh thời đã hết lòng vì chồng con. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế đi thi, bà đã cùng chồng gồng gánh đi bộ với hai con trai vào kinh đô giúp ông học tập, nén lòng gửi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An để giúp chăm sóc ông bà ngoại Hoàng Xuân Đường. Ở Huế, bà đã lao động dệt vải vất vả, vắt kiệt sức nuôi sống cả nhà. Sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, do sự vất vả khó nhọc trước đó, bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào năm 1901 trong khi chồng và người con Nguyễn Sinh Khiêm đang ở Thanh Hóa. Ở Huế lúc ấy chỉ có Nguyễn Tất Thành 11 tuổi đứng ra làm chủ tang cùng bà con chôn cất mẹ khi ngày Tết đang đến gần.
Nơi đây chính là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa có một ý nghĩa sâu sắc đối với những con người Nghệ An. Đó là mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu của chủ tịch Hồ Chí Minh .
Thông tin cho bạn nè :
Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo lớn, nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km. Đường đi đến hồ như sau: từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hòa tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km.
Xưa kia, vùng hồ là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa một bên là dải núi Thằn Lằn, một bên là các đồi trọc trải dần ra từ phía chân dãy Tam Đảo. Mùa mưa lũ, nước ở các con suối chảy dồn về như thác, đồng thời lại rút đi rất nhanh, cuốn trôi theo phù sa màu mỡ, làm cho đồng ruộng bị xói mòn, đất đai bạc màu vì khô cằn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Thủy lợi đã khảo sát, thiết kế xây dựng hồ chứa nước Đại Lải. Công trình được khởi công vào năm 1959, đến năm 1963 cơ bản hoàn thành với mặt hồ rộng 525ha.
Tọa lạc trong một khu vực rộng lớn, mặt hồ xanh ngắt in bóng dãy Tam Đảo, núi Thằn Lằn cùng sắc trời tạo nên bức tranh thiên nhiên hữu tình. Ở đây khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng Cô, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn .
Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống
Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.
Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.
Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...
Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.
Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.
Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.
Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...
Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.
tả danh lam thắng cảnh
Mùa hè năm ngoái em được ba dẫn đi chơi nhà cô ruột ở thành phố Đà Lạt, mảnh đất Tây Nguyên lãng mạn, nên thơ. Em thực sự bị hút bởi cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của xứ sở thần tiên này. Em đã có những ngày khám phá từng địa danh, di tích của Đà Lạt. Tuy chưa được đi hết nhưng em rất ấn tượng với mảnh đất này.
Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, người ta thường gọi đây là thành phố cao nguyên vì nó được bao bọc xung quanh toàn núi là núi, trùng trùng điệp điệp. Đà Lạt gắn với những đồi thông bạt ngàn, những con đường chênh vênh và rất nhiều điểm đến thú vị.
Cô dẫn em đi Thung lũng tình yêu, Hồ Than Thở, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc lâm, trường Cao đẳng Đà Lạt, Lang Biang huyền thoại…Mỗi một nơi đều để lại trong em những dấu ấn riêng. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là được đến Thiền Viện Trúc Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km, đường đi chênh vênh. Người ta có thể đi cáp treo đến Thiền Viện, nhưng cô em chở em đi bằng xe máy. Từ xa xa Thiền viện Trúc Lâm tựa như một tiên cảnh mọc lên giữa trần gian, mờ mờ ảo ảo hiện lên giữa trùng điệp núi rừng. Thiền viện Trúc lâm chính là một địa danh nổi tiếng, là ngôi chùa lớn của Đà Lạt, hằng năm đón rất nhiều du khách.
Bước vào cổng của thiền viện, mọi người rất thành kính, trang nghiêm, vì đây là cửa Phật, chốn linh thiêng. Mọi người nô nức như đi trẩy hội đầu năm.
Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.
Bên trong khuôn viên của Thiền viện Trúc lâm có rất nhiều ngôi chùa nhỏ, có chỗ cho các tăng ni phật tử từ thập phương về đây cùng niệm phật. Mọi người đi lại, nói chuyện nhỏ nhẹ ở bên trong điện thờ, khấn bái, thắp hương để cầu may.
Đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm có rất nhiều loại hoa khoe sắc quanh năm, hoa cẩm tú cầu nở rộ, bông to tròn chen chúc bên những khóm hoa hồng, hoa cúc…Mỗi loại hoa đều mang một vẻ đẹp riêng khiến cho người tham quan ngỡ ngàng.
Đến thiền viện Trúc Lâm, nhiều người sẽ đi tha hồ ngắm cảnh hồ Tuyền Lâm được bao quanh là những hàng cây dương liễu rủ màu xanh. Ở trong hồ có chứa rất nhiều cá, mọi người chen chúc nhau chụp ảnh.
Đứng từ thiền viện em nhìn ra xa, thấy thành phố Đà Lạt mờ mờ ảo ảo, tràn ngập trong màn sương thật đẹp.
Khi rời chân khỏi thiền viện Trúc Lâm, em thấy có chút gì đó luyến tiếc với mảnh đất Phật này. Em hi vọng rằng sẽ sớm quay trở lại đây vào ngày gần nhất.
tả lễ hội
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
hok tốt
trưởng te am {[ ae 2k6]}