Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sân trường em học trồng rất nhiều loại cây để che bóng mát, nào là cây keo, cây xanh, cây phượng và cả cây bàng. Nhưng em thích nhất là cây bàng giữa sân vì cây bàng vừa to lại rộng có thể che bóng mát cho chúng em vui đùa.
Cây bàng ấy đã có từ rất lâu, do các anh chị khóa đầu tiên trồng và chăm sóc. Bây giờ có lẽ nó cũng đã gần mười tuổi. Thân cây bàng rất to, khoảng bốn đến năm bạn học sinh mới ôm hết một vòng. Thân có màu nâu sậm, vỏ xù xì, có nhiều mắt nhô ra. Cả thân hình lộ rõ vẻ chắc nịch, vững chãi. Sở dĩ thân cây bàng có thể oai hùng đón lấy gió sương là bởi vì chúng có một bộ rễ ăn sâu mặt đất. Cây bàng là loại cây có rễ cọc, những cái rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. Có những chiếc rễ lâu năm, trồi lên như những con rắn khổng lồ bao quanh gốc cây. Nhờ bộ rễ vững chắc ấy mà cây luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng. Cây bàng có rất nhiều cành, chúng sum sê ôm trọn thân cây vào lòng. Cành của cây bàng càng lên cao càng nhỏ và mỏng. Những chiếc cành mọc từ thân sẽ to, khỏe, chắc. Còn cành đâm ra từ cành lại nhỏ, yếu ớt hơn. Tuy nhiên chúng lại vươn cao hơn, chúng mọc đan xen nhau, lồng vào nhau như nhện giăng tơ.
Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi cành đều nặng trĩu lá. Những chiếc lá hình bầu dục, có gân lá màu xanh. Màu của lá bàng thay đổi theo mùa. Hạ đến, ta sẽ thấy cây bàng mang một màu xanh đậm, những chiếc lá như nhuộm xanh cả một khoảng trời. Nhưng khi thu sang, lá vội chuyển ngay sang màu đỏ cam, rực cháy trên nền trời. Và chỉ cần một cơn gió nhẹ thoáng qua cũng đủ làm những chiếc lá rung rinh, rùng mình rơi xuống đất, tạo thành một tấm thảm đỏ êm ái. Khi đông tới, ta sẽ chẳng tìm thấy bất kì một lá bàng nào, có chăng chỉ là những cành cây khô khốc chọc thẳng lên trời. Hết đông, xuân về, những chồi non biếc xanh lú nhú nhô lên một màu xanh mơn mởn, tràn đầy nhựa sống. Đó là thời khắc lá bàng đẹp nhất, xanh tươi nhất!
Cây bàng vốn nhiều lá nên ta vẫn hay lầm tưởng rằng cây không có hoa. Nhưng thực chất hoa bàng rất đẹp. Hoa thường nở vào mùa hè, núp dưới những tán lá hay nách cành. Hoa bàng có màu trắng tinh khôi, hoa mọc thành từng chùm nhỏ li ti. Hoa bàng chẳng kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng nhưng mang một nét đẹp dung dị, thân thuộc. Mỗi độ hoa nở, em thường hay dừng bước trước cây bàng mà lặng ngắm những bông hoa lặng lẽ tô thắm cho cây. Hoa không lung linh nhưng lại níu chân bao người tìm kiếm. Khi mùa hoa qua đi, cây bàng sẽ kết trái. Trái bàng cũng có hình bầu dục, trái nhỏ như trái táo, ở giữa to lên còn xung quanh có viền cứng màu xanh. Trái bàng khi còn non hay vừa già có màu xanh đậm như màu lá. Nhưng khi trái chín và chuẩn bị rụng thì có màu vàng rực. Cuối cùng, lâu ngày khô héo trái bàng mang màu của đất. Bên ngoài nhìn trái rất cứng, ăn vào lại có vị chan chát. Nhưng khi đập vỏ ra nhân bên trong ăn vừa bùi, vừa béo lại thơm. Nhân trái bàng ăn ngon như hạt dẻ, có thể nói đây là món ăn khoái khẩu của lũ học trò chúng em.
Cây bàng đó đã theo chúng em từ ngày đầu em bước vào trường. Đối với em, cây bàng gắn liền với bao kỉ niệm tuổi học trò, bao buồn vui. Em tự hứa sẽ cùng các bạn chăm sóc cây bàng tốt hơn nữa để cây bàng còn đồng hành mãi với bao thế hệ học trò sau này.
Trong vườn nhà em trồng rất nhiều cây ăn quả khác nhau. Mỗi loài cây đều có một đặc điểm và một công dụng riêng. Nhưng em thích nhất là cây xoài. Bởi cây có nhiều kỉ niệm gắn bó với em hơn cả.
Cây xoài nhà em rất cao. Gốc cây to bằng một vòng tay em, những nhánh nhỏ xum xuê chi chít lá như một chiếc ô xanh mát rượi. Lá xoài cứng, to, dài hơn cái điều chỉnh ti vi một chút, xanh tốt quanh năm. Đến mùa hè, xoài bắt đầu đơm hoa kết trái. Hoa xoài có màu trắng ngà, nhỏ xíu, kết thành chuỗi dài như hoa bàng. Những trái xoài non trông giống như những viên bi nõn ngọc.
Rồi ngày tháng qua đi, những quả xoài lớn dần, trông vui mắt như đàn gà con. Quả mọc thành chùm, chia thành những nhánh nhỏ màu xanh non, khi chín có màu vàng. Quả xoài chín ăn ngon lắm! Nước chan hòa, ngọt sắc, vị ngọt mê ly. Những quả xoài đầu mùa như gieo sự náo nức cho mọi người.
Đứng ngắm nhìn cây xoài lòng em chợt miên man nghĩ tới ngày xoài chín. Còn gì thích bằng được ăn những quả xoài mà do chính tay em cùng bố mẹ đã bỏ công chăm sóc.
Em luôn mong cây xanh tốt và hàng năm cho ra thật nhiều trái thơm ngon để cả nhà cùng được thưởng thức. Em rất yêu quý cây xoài nhà mình!
Giữa sân trường em, đứng sừng sững một cây cổ thụ cao lớn, lá xum xuê. em không biết nó được trồng từ lúc nào, chỉ biết rằng em mới đặt chân vào trường đã thấy nó, nó che nắng mưa cho tụi em.
cây cổ thụ đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng em khỏi những ánh nắng gay gắt của mùa hè nóng nực. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. em không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá cây cổ thụ và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày. Giữa khoảng trời mênh mông, những cái lá cây to che hết ánh nắng gay gắt của mặt trời cho chúng em. Vào giờ ra chơi, ở dưới bóng mát của cây chúng em tụ họp ở đó vui đùa. Sau những trận mưa rào, lá cây cổ thụ rơi khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu xanh bát ngát, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây cổ thụ thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây cổ thụ già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng bóng mát của cây toả xuống. cây cổ thụ đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò chúng em.
Mùa hè lại đến cây cổ thụ vẫn nằm trong những trang lưu bút của chúng em như một dấu ấn kỉ niệm đẹp ở dưới bóng của cây cổ thụ mà trước lúc chia tay đã gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Rau muống là một hình ảnh quen thuộc trên khắp các miền quê ở Việt Nam, được coi là một loài rau bình dị, gần gũi nhất với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhất là ở những vùng nông thôn Việt Nam. Gia đình nhà em cũng có một góc vườn dành riêng cho rau muống, nhờ vậy mà em có dịp quan sát chúng kĩ hơn. Những chiếc lá rau muống có màu xanh đậm, những chiếc lá non có màu nhạt hơn và mỏng hơn. Lá cây rau muống gần giống với lá cây khoai lang, đều có hình phễu dẹt nhưng nhỏ hơn. Thân cây có màu xanh non, khi cây cao chừng gần hai gang tay thì mẹ em sẽ hái và để lại một phần thân để cây tiếp tục mọc thêm. Rau muống mọc rất nhanh và cũng rất nhanh dài. Rau muống có thể vừa trồng trên cạn, vừa trồng dưới nước. Rau muống trồng dưới nước sẽ có phần thân to hơn một chút, chúng thường kết thành bè với nhau và lan rộng trên bề mặt nước. Hoa rau muống thường xuất hiện khi cây đã già. Những bông hoa có màu tím nhạt, có phần thân như chiếc chuông tí hon, cứ đu đưa trươc gió như rung lên những giai điệu trầm lắng. Rau muống có thể trồng và phát triển quanh năm, nhưng vào mùa hạ là mùa rau đến độ ngon nhất. Cứ vào mỗi trưa hè mà có một bát canh rau muống luộc thêm chanh thì quả là tuyệt vời. Rau muống là một loài cây dễ gieo trồng, dễ phát triển và tạo ra rất nhiều món ăn ngon miệng. Mỗi lần cùng mẹ ra vườn, em đều chăm chút, tưới cho những luống rau muống những nguồn nước mát lành, để gia đình em luôn có những món ăn ngon nhất, bổ dưỡng nhất.
#Forever
Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn cạnh ngõ là kỉ niệm của ông nội. Cây thân gỗ, to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum suê, xoè tán rất đẹp như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào đêm rằm hàng tháng.
(Tả cây me tây)
Gốc cấy ước chừng hai vòng tay người lớn ôm không xuê. Những cái rễ to, nhỏ đủ cỡ bò lan trên mặt đất, dùng làm ghế tạm cho khách đi đường nay đã nhẵn bóng nằm phơi mình như những con trăn khống lồ trong bóng râm. Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng ba, bốn mét chĩa thành ba nhánh lớn tạo nên cái vòm tròn như một cái dù phi công màu xanh lục. Vỏ cây xù xì màu nâu xám. Một vài vị khách muốn lưu lại đây một vài kỷ niệm nào đấy đã dùng dao khắc lên vỏ cây ngày tháng năm và chữ ký loằng ngoằng cùng họ tên của mình. Tít trên cao, tán lá xum xuê toá rộng là nơi những chú chich bông, chào mào, sáo sậu… thỉnh thoảng tụ hội về đây dự “hội diễn ca nhạc”. Đến mùa ra hoa, cái vòm xanh lục khổng lồ này điểm sáng vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới đẹp làm sao!
chúc bạn hok tốt
Bài làm
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn.
Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em. Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm về nó.
chúc bn hk zui zẻ nha
TẢ CÂY CHUỐI:
Xào…xạc… xào…xạc, tiếng thím chuối tiêu trong vườn lại chuyện trò cùng chị gió đấy! Trong mảnh vườn xinh xinh nhà nội, bên cạnh mấy chú cam sành, anh ổi thóc, bác xoài là mẹ con nhà thím chuối tiêu đứng quây quần gần bờ ao. Thím ở đó đã được mấy năm nay, trông thím thật ra dáng người mẹ hiền với “mái tóc” là những lá xanh nõn, mặt lá xanh nhẵn bóng xen lẫn vài chiếc “tóc mai” đã ngả màu, lòa xòa sát xuống tận dưới chân. Thuộc dạng thân mềm nhưng thím chuối tiêu vô cùng mạnh mẽ, bao nhiêu trận gió qua mà thím vẫn hiên ngang đứng đó, che chở cho lũ chuối con phía dưới. Bên trong lớp vỏ xù xì, tưởng chừng như khô ráp, thô kệch ấy là thân mình bóng bẩy, căng tròn như gái đôi mươi. Mỗi lần đến mùa sinh nở, từ thân mình đó lại trổ ra chiếc hoa chuối nho nhỏ, xinh xắn, đỏ rực như đốm lửa hồng, trong đó chứa gần chục nải, trong chục nải đó là hàng chục quả chuối xanh nhỏ li ti – đấy chính là lũ chuối con! Lũ con càng lớn, người mẹ ấy càng trông nặng nề, lúc nào cũng phải nghiêng mình để nâng đỡ buồng chuối, nhưng hình như lúc nào em cũng thấy thím vui vẻ ngân nga khúc hát ru mỗi lần chị gió ghé qua. Mẹ em nói chuối là loài cây rất đoàn kết, luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau bởi chuối mẹ, chuối con thường mọc thành cụm, quây quần gần gũi, che chở nhau. Thím chuối tiêu trong vườn của nội quả là người mẹ hạnh phúc!
Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa đông mới là mùa của hoa hồng.
Hoa hồng nhung là "nữ chúa các loài hoa". Hoa hồng nhung không mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm tự nhiên mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây nhỏ và dài, ngày đêm tận tụy hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ nuôi cây. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày đặc. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban cho những đường răng cưa làm hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kết tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng. Dưới nắng sớm mùa đông, bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng những giọt sương đêm mát lành trong mùa lạnh giá này.
Hồng đâm bông mang đến sự ngọt ngào cho mùa đông. Nói đến hoa không thể không nhắc đến hoa hồng. Hoa hồng không những là chúa tể các loài hoa mà còn được rất nhiều người yêu thích. Hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng có thật nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu duy nhất được dùng để diễn tả tình yêu.
Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền.
Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như: bằng lăng, phượng, sấu,... Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là những chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.
hoa sen :
Nhà bà ngoại ở đầu làng Hạ, cạnh hồ sen rộng hơn ba mẫu. Tháng ba, mặt hồ như được phủ một màu xanh biếc của lá sen. Có lá nằm bồng bềnh trên mặt nước, có lá nhô cao như chiếc lọng xanh, cuống lá có nhiều gai. Đầu tháng tư, sen nở hoa. Sen hồng và sen trắng nở xoè to như cái bát, phô nhị vàng thơm ngào ngạt. Đi qua hồ sen, em cảm thấy lâng lâng, chiếc túi sách như mang hương sen đến lớp.
tk mk nha ^_^
Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn cạnh ngõ là kỉ niệm của ông nội. Cây thân gỗ, to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum suê, xoè tán rất đẹp như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào đêm rằm hàng tháng.
Chúc các em học tập tốt, mọi thông tin cần hỗ trợ, đăng ký học tập Toán lớp 6 và Olympia liên hệ ở mình nhé .
Bài làm
"Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh "
Mỗi khi nghe bài thơ ấy, em lại nhớ về những cây tre xanh đầu làng em. Từ khi em còn nhỏ cho đến khi lớn, tre vẫn đứng đó, kiên cường và bất khuất làm sao
Tre từ thuở trước đã được trồng ở đầu làng, nghe ông em kể lại những cây tre ấy có từ thời kháng chiến chống mỹ cho đến tận bây giờ. Em rất tự hào và yêu thích cây tre vô cùng. Cây tre dáng thẳng, thân tròn và nhẵn nhụi một màu xanh . Tre không chịu mọc riêng lẻ, mà mọc từng bụi, giăng thành hàng, thành lũy ngay cạnh cổng làng. Lá tre xanh non, nhỏ, thuôn dài mảnh khảnh nhưng trong nó chứa một sự dẻo dai tràn sức sống. Khi tre chưa lớn , chúng là những mầm non măng mọc thẳng giống hình như cái búp. Những búp măng ấy trở thành biểu tượng cho các cháu nhi đồng chăm ngoan. Dáng tre vươn cao, hơi cong cong ở ngọn, sắc tre tươi, cứng cáp, dẻo dai như người dân Việt Nam xưa vậy. Khi chiều về, những cây tre xanh thân gầy guộc rì rào trong gió như một bản tình ca hoàng hôn thanh bình.
Những cây tre đứng đầu làng, hài hòa với sắc màu cổ kính của mái đình cây đa. Tre như người lính dũng cảm, ngày đêm bảo vệ bình yên cho nhân dân xóm làng. Còn gì đẹp hơn khi màn đêm buông rèm đen huyền ảo, ánh trăng vàng lơ lửng giữa trời đầy sao, thả bóng như tiên nữ giáng trần lả lướt trên từng ngọn tre xanh rì. Tre sống cùng với với nhân dân, cùng nhân dân lao động, tre cùng những anh dân quân xông vào trận chiến, tre xẻ lối đánh tan quân thù. Và khi đất nước bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc đổi mới, tre vẫn thế xanh , xanh mãi một màu tươi mới, phơi phới trong không khí dựng xây của muôn dân. Tre cùng người dân dựng nên những cột nhà vững chắc, thân tre gầy mà dẻo dai, chịu bao mưa nắng vẫn như thường. Tre nứa đan thành rổ, thành rá,... phục vụ cuộc sống sinh hoạt của biết bao người dân Việt.
Tre không chỉ đẹp vì có màu xanh tươi mới. Tre còn đẹp bởi sức sống tiềm tàng, trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, tre vẫn đứng đó xếp nên thành nên lũy. Lối sống của tre mang tinh thần của dân tộc ta, đoàn kết một lòng mà đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lòng giữ bình yên cho tổ quốc. Tre là nhân chứng lịch sử, chứng kiến bao hy sinh của người lính, tre chứng kiến các anh hết mình hy sinh chiến đấu vì tổ quốc, tre nhìn các anh ngã xuống nơi vùng biên ải xa xôi, tre gầm lên từng khúc độc hành thương nhớ người lính trẻ. Màu tre xanh hòa cùng màu máu đỏ lấp lánh ngôi sao vàng, tre đi cùng năm tháng,khắp mọi miền tổ quốc, nuôi dưỡng biết bao khát vọng bảo vệ tổ quốc. Tre mãi vững bền, tre dù già rồi măng sẽ mọc, những búp măng non mang dáng hình mọc thẳng của cây tre xanh như chông trọc thẳng lên trời, ngay thẳng và kiêu hùng.
Cây tre, một loài cây trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam , dân tộc Việt Nam. Mãi chảy trong mình ý chí và quyết tâm phi thường.
# Chúc bạn học tốt #
Vườn nhà em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở đầu vườn.
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng. Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi. Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất để hút chất dinh dưỡng, vận chuyển ngược lên nuôi cây. Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét. Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm. Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với em điều gì đó.
Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm. Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả. Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt, rất nhiều vitamin. Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo. Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn.
Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận. Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em. Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm về nó.
Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trường thì "bác" đã già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.
Ở sân trường tôi có một cây phượng.Cây phượng do bác bảo vệ trồng.Tôi không rõ cây phượng được trồng bao lâu nhưng khi vào lớp 1,tôi đã thấy ''bác'' phượng đứng sừng sững giữa sân trường.
Nhìn từ xa,cây phượng tỏa bóng che rợp cả một khoảng một trống trước sân.Thân cây cao,lớn,có màu nâu và được quét vôi trắng xung quanh.Gốc cây dài như những con rắn quấn lấy thân cây.Lá phượng có màu xanh lá,nhỏ nhắn như lá me non.Hoa mọc từng chùm chứ không riêng lẻ,có màu đỏ hoặc tím.hoa phượng đỏ rực và tiếng ve kêu là những hình ảnh,âm thanh quen thuộc của mùa hè.nụ hoa phượng có màu xanh nhỏ xinh.''Tùng!Tùng!'' giờ ra chơi đã đến,chúng tôi thường tụ tập dưới gốc cây phượng vui chơi,đọc sách,ôn bài hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa,có những cô cậu học học trò đi nhặt hoa phượng ép vào trang vở làm kỉ niệm.
Tôi rất yêu quý cây phượng vì không những chúng cho ta bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm cho sân trường tôi thêm đẹp.Cây phượng đã chứng kiến nhiều kỉ niệm vui buồn của tôi ở tuổi học trò.Dù sau nay có đâu xa,tôi vẫn nhớ mãi về gốc phượng tuổi thơ.
a) Đốì với bài "Sầu riêng" tác giả đã tả bao quát cây sầu riêng và những đặc sắc của nó về hương, về vị. Tiếp đó tác giả tả hoa, trái sầu riêng. Cuối cùng mới tả thân, cành, lá sầu riêng.
Đối với bài "Bãi ngô", tác giả quan sát cây gạo vào thời điểm cây ra hoa. Tiếp đó tả cây gạo khi hoa tàn. Cuối cùng, tác giả tả cây gạo vừa lúc quả chín.
b) Các tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan: - Mắt nhìn - Mũi ngửi - Lưỡi nếm - Tai nghe
c) Bài "Sầu riêng" - Thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi; béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen non, trái lủng lẳng trông giống những tổ kiến, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại tưởng như lá héo.
Bài "Bãi ngô" - Cây ngô lấm tấm như mạ non, búp như kết bằng nhung, búp ngô non núp trong cuống lá, hoa ngô xơ xác như cỏ may.
Bài "Cây gạo" - Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, quả gạo múp míp hai đầu thon vút như con thoi, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười:
* Những hình ảnh so sánh, nhân hóa trên có tác dụng tạo nên những hình ảnh vừa cụ thể vừa sinh động, dí dỏm mà vui tươi, hấp dẫn.
d) So sánh sự giông và khác nhau trong miêu tả:
Giống nhau: Đều phải sử dụng các giác quan để quan sát. Khi tả thường sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, tạo cho việc miêu tả được sinh động, gợi hình gợi tả cao.
Khác nhau: Tả cả loài thì cần chú ý đến những đặc điểm có tính đặc trưng chung của loài để phân biệt loài này với loài kia. Tả một cây cụ thể thì tập trung phát hiện những đặc điểm riêng của cây đó nhằm phân biệt cây này với cây kia trong cùng một loài.
Trong khu vườn xinh đẹp nhà em trồng rất nhiều loại cây. Nào là cây cải đang ra hoa vàng óng, cây chanh nho nhỏ, buồng chuối trĩu quả, cây bưởi lúc lỉu những quả non. Nhưng em thích nhất là cây xoài vì cây không chỉ cho bóng mát mà còn cho ra những quả xoài vàng ươm, thơm ngọt.
Cây xoài đã được ông em trồng từ lâu. Bây giờ cây đã to lớn lắm rồi. Nhìn từ xa, cây như người bảo vệ khổng lồ, canh gác cho khu vườn. Những chiếc rễ nhỏ mọc ra chi chít, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Thân cây không to lắm nhưng rất vững chắc. Mỗi mùa bão đi qua, nhà em không phải trèo chống gì nhiều, vậy mà cây vẫn chịu được gió rét, vươn mình lên mạnh mẽ. Vỏ cây màu nâu đen, sần sùi như da cóc. Điểm vào mặt vỏ là những chiếc mấu to, nhỏ khác nhau nhuốm màu năm tháng. Từ thân lại mọc ra những chiếc cành mập mạp, rồi từ cành mập mạp đó lại đâm ra chi chít những cành nhỏ, vươn ra tứ phía để đón ánh nắng mặt trời. Xoài nhiều lá lắm! Những lá xoài thon, dài, những đường gân nổi ngoằn ngoèo trên mặt lá. Lá đã già thì xanh đậm, lá còn non thì xanh nhạt.
Khi cái lạnh của mùa đông dần bước qua nhường chỗ cho những cơn mưa phùn lấm tấm chuẩn bị về, thì cũng là lúc hoa xoài đua nhau trổ. Từng chùm hoa kết lại dọc theo chiếc cuống dài. Hoa xoài nhỏ li ti như hoa khế. Nhưng hoa khế tim tím còn hoa xoài vàng nhạt, càng về sau, màu vàng rõ hơn. Hoa càng nhiều thì quả càng nhiều. Mùa hè đến thì cũng là lúc những quả xoài chín rộ. Mặc dù không được to như ngoài chợ nhưng xoài nhà em vẫn thơm ngọt, đượm hương vị quê hương. Vì thích ăn xoài xanh nên khi còn khoác trên mình chiếc áo xanh bóng, ba đã bứt xuống cho em. Mẹ bổ xoài ra làm nhiều miếng nhỏ, trộn với muối ớt, đường và nước mắm để làm món xoài dầm. Mỗi buổi trưa hè, em và lũ bạn lại cùng nhâm nhi món xoài mẹ làm, tám đủ mọi chuyện. Cái ngọt, cái cây hơi chút mằn mặn quyện vào nhau, là hương vị mà em không bao giờ quên. Ngày qua ngày, quả xoài lớn dần lên. Quả nào quả nấy đều như hai bàn tay úp vào nhau. Quả xoài lớn đến một độ nhất định thì không lớn được nữa. Chúng từ từ thay màu áo. Từ màu xanh non, quả xoài chuyển thành màu vàng óng, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Xoài chín toả mùi hương thơm ngọt thoang thoảng. Mẹ em chọn những quả to nhất, đẹp nhất dâng lên bàn thờ, còn một ít đem biếu hàng xóm và họ hàng. Quả lúc chín vỏ căng mịn, bổ ra có rất nhiều thịt, màu vàng ươm.
Em rất yêu quý cây xoài nhà em. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt để cây luôn toả bóng mát và cho quả thơm ngon. Mai này dù có đi đâu xa, chắc chắn em sẽ không quên được cái chua ngọt đượm hương vị quê nhà.