Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn ấm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên, phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tấm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu từ vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cậy bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lòng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thê. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết về bài ca dao trên và loài hoa quen thuộc được nói tới trong bài, một loài hoa đồng nội mộc mạc, giản dị, sống trong bùn lầy hôi tanh mà vẫn toả hương khoe sắc. Đó là hoa sen.
Nói đến hoa sen, ai cũng nhớ tới một loài hoa mộc mạc trong đầm, lá to, tròn nổi trên mặt nước. Thân và cuống của hoa đềụ có màu xanh. Búp sen có màu xanh lục, hình bầu dục. Khi nở, hoa sen màu hồng thắm, xen chút màu trắng. Nhị và nhuỵ sen màu vàng được gói kín bên trong toả hương thơm ngát. Đài sen nở to khi lá và nhị rụng còn trơ lại và phát triển thành bát sen.
Vào mùa hạt, chưa đi đến đầu làng, còn bước chân trên con đường cát sỏi bỏng rát, ta đã ngửi thấy hương thơm ngào ngạt của hoa sen bay trong gió quyện trong mùi lúa nếp thơm nồng như giục giã bước chân ai nhanh về quê mẹ. Những ngày rằm, mồng một hàng tháng, mùa hè sen được bán đắt hàng nhất trong các hàng hoa vì ai cũng hiểu sen tượng trựng cho tấm lòng thơm thảo, bình dị, mộc mạc của con cháu kính dâng lên tổ tiên, ông bà. Hương trầm quện trong hương sen gợi nhớ về cõi linh thiêng, đẹp nhất. Cuối hạ những bông sen tàn trơ lại bát sen xanh to bằng bát cơm với những hạt sen già mẩy căng tròn. Mỗi bộ phận của sen đều có những công dụng hữu ích giúp cho con người. Hoa sen rất thơm dùng để ướp trà. Nếu bạn là người thích uống trà thì bạn không thể bỏ qua món chè sen (chè được ướp hương sen bằng cách cho chè vào hoa sen và buộc lại để qua đêm, hay cho nhị sen pha lẫn với chè). Nó vừa thơm vừa đậm đà uống xong rất sảng khoái. Chè tâm sen (phần phôi xanh trong hạt sen) còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt.
Hạt sen có thể ăn lúc non vừa ngọt vừa thơm, là món quà vặt của trẻ con thôn quê. Hạt sen già được các bà mẹ khéo tay nội trợ chế biến thành những món đặc sản nổi tiếng: chè sen (nấu nhừ hạt sen rồi thả vào nồi bột sắn trong suốt) ăn vừa mát vừa bổ. Món mọc trong cỗ bàn chính là cách ninh nhừ hạt sen trong nồi xương lợn, thả những viên mọc nấm hương vào lẫn tạo nên hương vị béo thơm thật hấp dẫn. Trước đây món này chỉ dành cho vua chúa, quý tộc... mới được dùng.
Nếu bạn đi qua cánh đồng chỉ ngửi thấy mùi thơm của hoa sen thì với tôi hương thơm ấy lại gợi về những kỷ niệm bên gia đình bè bạn với hương vị của cốm làng Vòng dẻo thơm bọc trong những lá sen to mát dịu. Những ngày hè nóng bức lá sen đội đầu thay thế cho những chiếc nón, mũ quả là tuyệt diệu. Bọn trẻ chăn trâu coi đây là thú vui nhất khi đua nhau ngụp lận dưới đầm để mò ngó sen (phần thân và củ sen nằm sâu dưới bùn nước).
Có thể nói hoa sen từ lâu đã gắn với văn hoá tinh thần của người Việt. Hoa sen được ví đẹp như những người thiếu nữ Việt Nam, tượng trưng cho sự thanh cao giàu sức sống, biểu tượng của vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Hình tượng đó đã đi vào ca dao thơ ca, lấy sen làm vẻ đẹp để tôn vinh so sánh với Bác Hồ.
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Sen còn là hoạ tiết chính trong các đồ vật trang trí trong các công trình văn hoá cổ, trong các bức tranh dân gian, các đồ vật trang nghiêm ở thủ đô Hà Nội. Chùa Một Cột nằm giữa hồ sen đã minh chứng cho sự quan trọng của hoa sen với đời sống của dân tộc ta. Và đặc biệt có cuộc thi đã lấy giải mang tên biểu tượng Bông sen vàng.
Có thể nói hoa sen là loài hoa đẹp, có nhiều lợi ích gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy cứ nghĩ đến làng quê Việt Nam chúng ta lại nhớ đến hình ảnh bông sen nổi lên trên mặt nước, toả mùi hương thơm ngát... Một loài hoa đẹp, cao quý của đất nước Việt Nam.
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
Nhắc đến loài cây gợi nhớ tuổi học trò, bên cạnh cây phượng với sắc hoa đỏ thắm, không thể không nhắc đến bằng lăng với màu tím biếc thủy chung.
Bằng lăng là một loài cây thuộc họ cây gỗ. Thân cây không to lắm, một vòng tay em ôm cũng xuể. Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Cách mặt đất chừng một mét thân cây chia ra làm nhiều nhánh. Trong từng nhánh ấy lại tiếp tục chia ra thành những nhánh nhỏ vươn mình lên cao cùng với những chiếc lá xanh đón ánh nắng mặt trời. Nhìn từ xa, bằng lăng như một người lực sĩ khổng lồ đang vươn mình trong nắng và gió, mang sức mạnh phi thường.
Cây bằng lăng có nhiều tán lá xum xuê. Hè về cây tỏa bóng mát khắp các con đường. Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp. Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn. Lá bằng lăng thường dài, rất nhẵn. Mùa xuân, lá có màu xanh biếc ở hai mặt. Khi những dàn đồng ca ve sầu cất lên khúc hát mùa hạ, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn. Mặt dưới của chiếc lá có những đường gân xanh chia nhánh kéo dài kín chiếc lá nhìn như bộ xương cá.
Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc. Không cháy đỏ rực lửa như hoa phượng hay đài các kiêu sa như các loài hoa khác, hoa bằng lăng ngây thơ ngơ ngác giữa trời chiều. Hoa bằng lăng không nở rộ cùng lúc như nhiều loài hoa khác. Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm. Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng. Vì thế người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây “học trò”.
Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng, lớp nọ kế lớp kia, bông nọ tiếp bông kia duyên dáng đến diệu kỳ. Mỗi cành có đến hàng chục bông hoa cho nên người ta thường gọi là cành hoa bằng lăng chứ ít ai gọi bông hoa hay nhành hoa bằng lăng.
Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa. Khi hoa bằng lăng rụng thì bằng lăng bắt đầu ra quả. Lúc đầu quả nhỏ xíu, hình tròn, màu xanh thẫm, khi gần về già tự tách ra từng múi. Trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti. Những cơn gió mùa hạ xào xạc đến cuốn bay đi hạt bằng lăng rải rác khác mọi miền.
Học trò ai cũng tha thiết với sắc tím biếc thủy chung của hoa bằng lăng. Bằng lăng như gợi về những kỉ niệm mơn man của một thời áo trắng ngây ngô, hồn nhiên, trong sáng.
Đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em
a) Theo cách mở bài trực tiếp
- Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ em đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà. Đó là cái bàn học hiện đang ở trong góc học tập của em
- Kể từ khi chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng thường ngày của chị. Ba đã mua cho chị chiếc bàn cao hơn hợp với chị, và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu chuyển về góc học tập trong phòng em. Nó đã trở thành người thân thiết với em từ dạo đó "
b) Theo cách mở bài gián tiếp
- Năm nay trường em được Sở Giáo dục – Đào tạo cấp một sổ kinh phí sửa sáng lại các lớp học và xây dựng thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở phòng mới với những bàn ghế hai chỗ ngời thật xinh xăn và tiện lợi
Đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em
a) Theo cách mở bài trực tiếp
- Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ em đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà. Đó là cái bàn học hiện đang ở trong góc học tập của em
- Kể từ khi chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng thường ngày của chị. Ba đã mua cho chị chiếc bàn cao hơn hợp với chị, và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu chuyển về góc học tập trong phòng em. Nó đã trở thành người thân thiết với em từ dạo đó "
b) Theo cách mở bài gián tiếp
- Năm nay trường em được Sở Giáo dục – Đào tạo cấp một sổ kinh phí sửa sáng lại các lớp học và xây dựng thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở phòng mới với những bàn ghế hai chỗ ngời thật xinh xăn và tiện lợi
Mở bài trực tiếp:
Nhân dịp sinh nhật của em hôm nay, mẹ đã mua cho em cái bàn học rất đẹp mà em mong ước từ lâu.
Mở bài gián tiếp:
Khi các bạn đến lúc học bài, các bạn sẽ cố gắng học nó, nhưng các bạn phải tìm chổ phẳng để có cảm giác thoải mái nhất khi học và đó chình là cái bàn-thứ mà em yêu quý nhất.
Mở bài trực tiếp :
Vào ngày sinh nhật, em được tặng một món quà đó chính là cái bàn học của em.
Mở bài gián tiếp :
Năm ngoái, em đã đạt được điểm cao, bố em đã quyết định thưởng cho em một món quà. Đó là chiếc bàn học mới. Nó gắn bó với em khá nhiều.
hãy giúp mình đi ai nhanh cho 3 k nhé
mọi người ai đồng ý thì cho mình 1 k.
Bàn học ở trường: Mới đó mà đã trôi qua một học kỳ, mọi thứ ở trong phòng học 4B quá đỗi thân thuộc đối với em. Nhưng có lẽ, thân thuộc nhất đó chính là chiếc bàn học em ngồi. Chỉ là một chiếc bàn nhỏ nhắn, có một ít mực dơ của các lớp trước để lại nhưng nó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm đẹp thật khó quên.
Khi mới vào năm học lớp 1, em đã rất thích thú khi mới bước vào lớp, đó là một căn phòng với rất nhiều những chiếc bàn giống hệt nhau được xếp rất ngay ngắn, thẳng hàng. Khi đó, cô giáo xếp chỗ cho em ngồi ở bàn thứ 2 từ trên xuống ở dãy giữa. Chiếc bàn học này khác hẳn với chiếc bàn học của em ở nhà, đó là một chiếc bàn dài cho hai người ngồi, và ghế được gắn liền với bàn. Bàn chỉ có một mặt phẳng dài khoảng 1,5 mét và rộng tầm khoảng 3 gang tay của em. Trên mặt bàn là một miếng gỗ phẳng và được quét một lớp sơn màu vàng trông rất đẹp. Ngay phía bên dưới chính là ngăn bàn, ngăn bàn được chia làm đôi để mỗi bạn có thể tự để đồ dùng học tập của mình vào trong. Để tránh các bạn bị lấy nhầm của nhau, ở giữa bàn có một miếng ngăn màu trắng trông rất đẹp.
Ở phía bên cạnh bàn là hai chiếc móc treo để chúng em có thể treo cặp sách mỗi khi đến lớp để tránh chúng em để đồ bừa bãi. Một điều đặc biệt ở chiếc bàn học của chúng em là đây là một chiếc bàn học đa năng, chỉ cần lật ngửa mặt bàn ra là chiếc bàn sẽ biến thành một chiếc giường để chúng em có thể được ngủ trưa để chuẩn bị cho buổi chiều thật tỉnh táo.
Buổi sinh hoạt lớp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “Cần giữ gìn bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp. Không vẽ bậy, cào xước lên mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh”. Lời cô dạy thấm sâu vào trong mỗi chúng tôi. Chính vì vậy mà những bộ bàn ghế từ khi được trang bị cho lớp tôi đến giờ hơn một năm rồi vẫn còn như mới. Chúng vẫn bóng đẹp như hồi nào.
Tham Khảo
Đây là kết bài thôi nhé:
Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.
Đây là kết bài thôi nhé:
Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.