Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tô Hoài là một nhà văn có biệt tài trong miêu tả cảnh vật thiên nhiên, miêu tả thế giới loài thú, lũ côn trùng. Đoạn văn tả Dế Mèn tiếp theo là một đoạn văn độc đáo, đặc sắc, mẫu mực. Mèn tự nói về mình một cách hồn nhiên: “Tôi ăn uống điều độ… làm việc có chừng mực… tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Đôi càng thì "mẫm bóng". Những cái vuốt “cứ cứng dần và nhọn hoắt” có kém gì nhát dao mỗi khi Mèn thử sự lợi hại của nhữge chiếc vuốt đã co cẳng lên "đạp phành phạch" vào các ngọn cỏ làm cho ngọn cỏ “gãy rạp”.Chất kiêu hùng, thượng võ của Mèn đã lộ rõ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kínxuốngtận chấm đuôi";Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Mèn rất oai vệ kiểu cách và đẹp mã khi chú ta đi bách bộ thì "rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được và ưa nhìn". Đầu to "nổi từng tảng rất bướng". Hai cái răng thì "đen nhánh", nhai “ngoàm ngoạp” như hai cái lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu dài một vẻ "rất đỗi hùng dũng". Điệu bộ vừa “trịnh trọng” vừa "khoan thai" khi Mèn "vuốt râu". Những tính từ chỉ tính chất, chỉ màu sắc, những động từ gợi tả, những từ láy, những so sánh… được nhà văn sử dụng rất hay, vừa tả được ngoại hình, vừa tả được tâm tính của Mèn… rất đáng yêu. Một chú dế cường tráng, bướng bỉnh, điệu bộ, rất trịnh trọng và kiểu cách, tự ý thức về mình một cách kiêu hùng.
Bước vào đời, Mèn tự hào về đôi càng, những chiếc vuốt, về cái đầu to, về cái răng, về cái râu… của mình, nên chú ta đi đứng oai vệ lắm, làm điệu nhún nhảy, rung lên rung xuống hai chiếc râu… Mèn tự xem mình, kiểu cách mình là "con nhà võ", "tợn lắm", coi thường bất cứ ai. Lúc thì chú ta "cà khịa", lúc thì chú ta "to tiếng". Tự cho mình là “giỏi”,là "tài ba". Người ta "nhịn", người ta "nể" nhưng Mèn lại lầm tưởng mình là "tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ". Mèn đá anh Gọng Vó một cái, quát mấy chị Cào Cào có khuôn mặt "trái xoan", tuy sợ nhưng đã "đưa mắt lên nhìn trộm". Cái hay của đoạn văn là Mèn tự nói về tính xấu của mình, cái ngông nghênh của một thanh niên mới lớn. Mèn rất trung thực. Sau này, khi đã trưởng thành, đã đi chu du thiên hạ, học được nhiều điều khôn, điều hay, Mèn rất ân hận về những hành động ngu dại và nông nổi của mình.
Tham khảo thôi nhé:
Bức chân dung tự họa của Dế Mèn trong phần đầu của đoạn trích, được mở đầu bằng “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi lớn chóng lắm” cho đến “tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Bức chân dung tự họa này mang đậm tính chất phô trương, tự mãn.
Điều này được thể hiện qua việc Dế Mèn tự miêu tả về mình với các bộ phận nổi bật nhất cơ thể. Trước hết là càng (“Đôi càng mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắc”), tiếp đó là đôi cánh (“trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi”) rồi cái đầu (“Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng”), thêm vào đó là vẻ dữ tợn của “hai cái răng đen nhánh”, là sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Sự kiêu căng tự mãn đó còn thể hiện qua các động tác phô trương sức mạnh: “Thỉnh thoảng, muốn thử lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã” và răng thì “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc”.
Dế Mèn ý thức được vẻ đẹp và sức mạnh của mình nên càng làm dáng tợn: “Chốc chốc tôi trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” và khoái chí khi “đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được”. “Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung riêng xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ”.
Bức chân dung này nhấn mạnh vào hình thể và động tác, được khắc họa bởi các tính từ chỉ phẩm chất, giàu khả năng gợi hình (mẫu bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, nâu bóng, đen nhánh,...) và những cụm từ bổ ngữ gợi các âm thanh (phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp,...).
Bức chân dung tự họa này cho thấy tính tình của Dế Mèn, bên cạnh một sức sống mạnh mẽ của tuổi đang trưởng thành là sự hiểu biết hời hợt, nông nổi, đậm chất tự phụ, kiêu ngạo, dẫn đến sự ngộ nhận: “Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Đồng thời, bức chân dung tự họa này cũng cho thấy Dế Mèn không chỉ biết khoe mình mà đã bước đầu có ý thức về mình, về trách nhiệm đi tìm ý nghĩa của cuộc đời. Đây chính là vẻ đẹp của nhân vật thể hiện qua sự dằn vặt của lương tâm: “Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân ra mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi”. Các từ “láo”, “ngu dại” mà nhân vật thốt ra từ đáy lòng khi nhìn nhận lại hành động của mình chính là sự thức tỉnh của lương tâm, là sự giác ngộ đích thực về ý nghĩa của cuộc đời, về những sai trái cần phải tránh xa đề thực sự trưởng thành
Các từ phức : giật sững , ngỡ ngàng , hãnh diện , xấu hổ đc nhà văn dùng để miêu tả diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ . Thoạt tiên , người an giật sững người vì quá bất người khi thấy em gái vẽ về mình . Từ láy ngỡ ngàng nhấn mạnh xảm xúc bất ngờ của người anh khi thấy bức tranh vẽ mình đc treo trong phòng trưng bày . Tự xấu hổ khép lại diễn biến tâm trạng của nhân vật khi nhận ra bản thân dường như ko tương xứng với cậu bé đẹp đẽ tong bức tranh của em gái
Chúc bạn làm tốt bạn hiền
THAM KHẢO
Khi đọc xong câu truyện Bức tranh của em gái tôi em nghĩ Kiều Phương là một cô bé đáng yêu với khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo nhưng mặt mũi luôn bị lấm lem bởi mọi thứ màu. Kiều Phương rất hồn nhiên và trong sáng. Đôi mắt to, tròn, toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch. khuôn mặt cô bé lúc nào vui tươi, mỗi khi cười đôi môi đỏ hồng của Kiều Phương nở ra một hàm răng trắng ngà, đều đặn. Ngược lại với em chắc hẳn anh Kiều Phương là cao, gầy. Người anh luôn thấy buồn và thất vọng vì không có tài năng như em gái của mình. Khuôn mặt sáng sủa nhưng lúc nào cũng buồn rầu. Người anh dù xét nét gắt um lên, nhưng Phương vẫn yêu quý anh, vẫn chọn anh làm đối tượng vẽ tranh vì anh là "thân thuộc nhất". Sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.
tk:Khi đọc xong câu truyện Bức tranh của em gái tôi em nghĩ Kiều Phương là một cô bé đáng yêu với khuôn mặt bầu bĩnh, trắng trẻo nhưng mặt mũi luôn bị lấm lem bởi mọi thứ màu. Kiều Phương rất hồn nhiên và trong sáng. Đôi mắt to, tròn, toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch. khuôn mặt cô bé lúc nào vui tươi, mỗi khi cười đôi môi đỏ hồng của Kiều Phương nở ra một hàm răng trắng ngà, đều đặn. Ngược lại với em chắc hẳn anh Kiều Phương là cao, gầy. Người anh luôn thấy buồn và thất vọng vì không có tài năng như em gái của mình. Khuôn mặt sáng sủa nhưng lúc nào cũng buồn rầu. Người anh dù xét nét gắt um lên, nhưng Phương vẫn yêu quý anh, vẫn chọn anh làm đối tượng vẽ tranh vì anh là "thân thuộc nhất". Sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.
trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.bố mẹ tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung , lồng kính .trong tranh,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ
câu 1:xác định câu trần thuật đơn và tìm chủ ngữ,vị ngữ của mỗi câu trong đoạn trích
trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng// những bức tranh// của thí sinh treo kín bốn bức tường
TN CN VN
mặt chú bé// như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ
CN VN
câu 2:trong đoạn trích trên câu nào miêu tả trạng thái,câu nào miêu tả hành động
trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.(Hành động )
bố mẹ tôi chen qua những đám đông để xem những bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung , lồng kính .trong tranh,một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh ( hành động )
.mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ( trạng thái )
câu 3:em hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức chân dung chính mình do em gái vẽ ?
Đầu tiên người anh thấy ngỡ ngàng vì không thể ngờ rằng em gái lại vẽ chân dung của mình làm bức tranh để dự thi . Sau đó, người anh cảm thấy hãnh diện vì thấy mình trong bức tranh, hơn thế lại là bức tranh đạt giải nhất trong cuộc thi nên trong phút chốc, người anh có cảm giác vô cùng tự hào. Nhưng sau giây phút ấy, người anh lại thấy xấu hổ vì cảm thấy mình không xứng đáng là nhân vật chính trong bức tranh. Trước đây, khi thấy em gái mình có tài năng hội họa và được mọi người yêu quý, người anh đã ghen ghét , đố kị với em . Thế mà giờ đây, người em không những không giận mà còn lấy mình làm hình mẫu để vẽ tranh nên thấy thế , người anh cảm thấy thật xấu hổ. Những cảm xúc của người anh từ ngỡ ngàng, đến hãnh diện rồi xấu hổ là hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh ấy.
câu 4:nêu cảm nhận của em về nhận vật em gái Kiều Phương
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
chúc bạn học tốt
Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.
Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bô" cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.
Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật.
bài làm
Dường như ở ngoài đời mấy ai quan tâm tới nhưng lũ côn trùng ồn ào ngoài kia nhưng dưới ngòi bút của Tô Hoài thì khác. Ông đã tạo ra một thế giới hoàn toàn mới mẻ,cái thế giới mà có anh Dế Mèn,chàng Dế Choắt hay là chị Cốc.Cái thế giới mà loài vật có thể hiểu được ý nghĩa của sự kiêu căng mà việc con người không phải ai cũng ngộ ra được.
Em tham khao
Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ : Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.
Cảm xúc, thái độ và hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ đó là cảm xúc ghét bỏ em, hay gắt gỏng bới lỗi và la mắng em cho hả giận, ghét bỏ, khó chịu với em trong mọi lúc. Nhân vật tôi có đôi phần ghen tị vì em mình có tài năng, được bố mẹ quan tâm. Đó là cảm xúc nhất thời, dễ hiểu của đứa trẻ mới lớn như nhân vật tôi, dễ ghen tị và đố kị với chính người thân mặc dù vẫn rất yêu quý em gái của mình.
HỌC TỐT NHÉ
trả lời :Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" : Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. Sau đó người anh xấu hổ : Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.
^HT^
3. Cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" (người anh) trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ: Từ trước cho đến khi thấy em tự chế màu vẽ : Người anh tỏ ra người lớn, đặt tên em là Mèo, cho việc chế màu vẽ là chuyện trẻ con. Khi tài năng hội họa của em được phát hiện thì anh có mặc cảm thua kém và ghen tị. Việc lén xem những bức tranh của em và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh nhận ra tài năng của em và sự kém cỏi của mình. Khi đứng trước bức tranh được giải của em thì người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh biết em gái có tài năng hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia vì những lí do sau : Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em. Anh cảm thấy mọi người chỉ chú ý đến em gái, còn mình thì bị đẩy ra ngoài. Anh cảm thấy ghen tị với em. Vì những lí do đó mà người anh thường "gắt um lên", "khó chịu", hay quát mắng em. Và những điều này lại làm cho người anh xa lánh em.
4. Nhân vật "tôi" đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" : Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. Sau đó người anh xấu hổ : Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.
xấu xí
của chính mình thì mỗi người khác nhau mà có xem mặt đâu mà bt