Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Giới thiệu về người thân mà em định tả:
- Đó là ai, có quan hệ như thế nào với em?
- Khái quát về người thân đó (đáng kính, đáng yêu, hiền dịu, sôi nổir..)
II. Thân bài
* Tả chi tiết chân dung của người thân đó (chú ý về đặc trưng ngoại hình của từng lứa tuổi):
- Vóc dáng: mẹ dong dỏng cao... (bô chắc đậm, bà lưng đã còng,...).
- Khuôn mặt, đôi mắt....: gương mặt mẹ trái xoan, đôi mắt hiền, sống mũi cao,... (gương mặt bố rắn rỏi, đôi mắt cương nghị; đôi mắt bà đã trũng sâu nhưng vẫn ánh lên vẻ hiền từ,...).
- Mái tóc, nước da,...: mái tóc mẹ dài và mượt / tóc mẹ dài ngang lưng và uốn thành những loạn xoăn, làn da rám nắng,... (tóc bố đã điểm muối tiêu, làn da đã sạm đi vì mưa gió; tóc bà đã bạc trắng như mây, làn da bà nhăn nheo đã điểm nhiều chấm đồi mồi...).
*Tính cách, tâm hồn của người thân đó (hoặc nét tính cách em thích nhất ở người thân đó):
- Trong gia đình, đó là một người như thế nào? (Người cha, người mẹ hết lòng yêu thương con cái; người anh, người chị hiếu thảo với cha mẹ, gương mẫu trước các em,...).
- Trong mối quan hệ với những người khác (Hàng xóm, đồng nghiệp,...) người thân của em là người như thế nào? (Hòa nhã, thân thiện, sôi nổi, nhiệt tình,...)
- Trong công việc, thái độ của người thân em ra sao? (Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, cần cù,...)
III. Kết bài
- Tình cảm em dành cho người thân: yêu thương, quý mến,...
- Suy nghĩ của em về tình cảm gia đình, thầy cô, bạn bè (tùy thuộc vào đối tượng miêu tả) đó là tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng, nâng niu.
BÀI LÀM
Trong cuộc đời mình, ai cũng có những người thân yêu để quan tâm, sẻ chia và đồng cảm. Đó là cha mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô,... Với riêng em, em còn có một người thân đặc biệt, đó vừa là một người bạn lớn vừa là một tấm gương sáng để em noi theo. Đó là người anh trai yêu quý của em.
Anh trai em đã 20 tuổi, đang học năm thứ hai khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Anh tên là Dũng - bố mẹ em đặt tên anh như vậy với mong ước anh sẽ luôn dũng cảm bước đi trong cuộc sống. Anh gầy và cao, mẹ nói anh rất giống ông nội. Mái tóc của anh đen và dày, gương mặt xương xương với đôi mắt rất sáng và thông minh. Nước da anh vốn rất trắng trẻo nhưng chỉ hết năm thứ nhất đại học thì chuyển sang màu rám nắng.
Có thể nói, việc anh vào đại học và nhất là việc anh tham gia phong trào thanh hiên tình nguyện vào mùa hè năm ngoái đã làm anh thay đổi rất nhiều. Tham gia phong trào thanh niên tình nguyện, anh xung phong đi về một xã hẻo lánh của tỉnh Tuyên Quang, ơ đó, anh đã cùng bạn bè cuốc đất rừng, làm nương rẫy, làm đường lấy nước, làm nhà ở... cho bà con dân tộc. Sau chiến dịch ấy, trở về nhà, anh trở nên
trầm ngâm hơn dù anh vốn là người sôi nổi. Anh căn dặn em rằng: Còn rất nhiều người sống khó khăn thiếu thốn, vậy mình được sống đầy đủ thì phải biết trân trọng và cố gắng hơn nữa. Cũng từ đó, anh tham gia rất nhiệt tình các phong trào của trường và của thành phố: phong trào hiến máu nhân đạo, phong trào chung sức vì cộng đồng,.... Mới học năm thứ hai nhưng anh đã là phó bí thư liên chi Đoàn kiêm chủ tịch hội sinh viên của khoa.
Tham gia các hoạt động sôi nổi như vậy mà anh vẫn học rất cừ. Học kì nào anh cũng được học bổng, anh trích một phần trong số đó để biếu bố mẹ và cả một phần nhỏ để khao em một chầu kem ở Bờ Hồ. Anh luôn căn dặn em rằng: “Nếu còn trẻ mà không cố gắng học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Mỗi tối, anh thường dành ra một khoảng thời gian để giúp em làm .bài tập toán, lí,...
Với bạn bè, hàng xóm, anh là một người hòa đồng nhiệt tình. Anh luôn tận tình giúp đỡ những người cần đến mình, đứa em hàng xóm nhờ giải giúp bài toán, bác láng giềng nhờ kéo giúp cái xe hay người bạn hỏi mượn chiếc xe máy về quê gấp thăm mẹ ốm....
Càng ngày, em càng thấy khâm phục anh trai mình. Anh đã sống tốt với tất cả những người quanh mình, sống có tình yêu thương, có ích với xã hội và luôn không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân. Anh là tấm gương sáng để em học tập và noi theo.
"Dậy, dậy đi, dậy đi chứ!" – Một giọng nói vang lên bên tai tôi. Rồi một bàn tay lạnh ngắt áp vào má tôi. Đang cuộn tròn người trong lớp chăn bông ấm áp, tôi giật mình, cáu kỉnh. "Em đang ngủ ngon, hơn nữa hôm nay là chủ nhật.". Anh tôi giận dữ: "Không xem thì thôi, hoa li nở thì anh mới gọi em chứ!". Vừa nghe thế, tôi vùng dậy, tỉnh hẳn ngủ. Hoa li nở, đối với tôi đó là một sự kiện. Tôi líu ríu theo anh ra vườn, lòng ngập tràn sung sướng.
Anh tôi hơn tôi những sáu tuổi. Anh giống bố, dáng cao gầy và giống mẹ ở đôi mắt đen sâu thăm thẳm. Mọi người đều khen anh đẹp trai nhưng có lần, tôi nói với anh, trông anh xấu tệ, như một con mèo mướp. Anh cười và nói rằng mèo mướp cũng có cái đẹp của nó, có điều tôi chưa nhận ra thôi.
Ai cũng nói anh giống bố nhưng khuôn mặt của anh nhòn nhọn chứ không vuông vắn như bố. Nước da của anh rám nắng vì trưa hè nào anh cũng vác bóng ra sân sau chơi. Nếu ai chưa biết anh tôi thì đặc điểm dễ nhận ra anh nhất là mái tóc màu nâu bù xù, rối kinh khủng. Thỉnh thoảng, anh lại lùa tay vào trong mái tóc, gãi gãi. Tay chân anh dài, trông khá tương xứng với dáng người nhưng kì lạ là bàn tay anh tôi rất đẹp. Những ngón tay thon dài, bàn tay hình ô van… Anh có chiếc mũi cao và cái miệng rộng, hay cười. Mỗi khi cười, chiếc răng khểnh lại nhô ra cùng hàm răng đều, sáng bóng.
Bố mẹ tôi rất tự hào về học lực của anh. Ngay cả tôi, tuy ghét anh vì hay bị bắt nạt, cũng phải nể phục sức học của anh. Nói thế không có nghĩa anh là một thiên tài. Các môn anh học đều khá nhưng trội nhất vẫn là các môn khoa học tự nhiên. Chính những môn này đã đem lại nhiều vinh quang cho anh. Anh có rất nhiều bằng khen nhưng anh không bao giờ treo. Anh bảo bằng khen chả để làm gì, cái chính là tự mình phải luôn vươn lên. Những lúc nói với tôi như thế, trông anh thật già dặn, chín chắn, nghiêm túc… cứ như những người lớn.
Anh thường nói với tôi anh ghét động vật nhưng chính tôi nhìn thấy anh nuôi một con thỏ. Những lúc cho nó ăn, anh nhẹ nhàng cắt từng lát rau củ quá rồi lại nhẹ nhàng đặt vào lồng như sợ làm đau cái lồng hay đau con thỏ. Qua hành động đó, tôi biết, anh yêu rất nhiều thứ, từ những thứ đơn giản bình thường cho đến những thứ là lạ, mặc dù anh không bao giờ lộ ra, như sợ mọi người cười sở thích của mình.
Nhưng chắc tôi chưa bao giờ biết rằng, chỉ giả vờ bắt nạt tôi nhưng anh thực sự yêu tôi. Cho đến một lần. Lần đó, tôi dắt con Mi-lu đi dạo như mọi khi. Trên đường, chợt nhìn thấy anh đi học về, và đúng lúc đó, tôi vô tình để con chó chạy xuống đường. Tôi lao theo, không kịp nhìn thấy một chiếc ô tô đang phóng tới. Có tiềng hét thất thanh của người đi đường. Chợt hai bàn tay rắn chắc của ai đó nắm chắt lấy tay tôi, kéo tôi lên lề đường. Hoá ra, anh tôi đã vứt chiếc xe đạp xuống lòng đường, lao vào cứu tôi. Hôm đó, nếu không có anh… về nhà, mặt mũi tím bầm, xây xước khắp người nhưng anh rất vui vì đã cứu được em mình, anh dặn tôi phải cẩn thận khi ra đường.
Rồi anh đi du học. Ngôi nhà thiếu hẳn tiếng nói cười của anh. Đến lúc này, tôi mới nhận ra rằng anh yêu quý tôi, quan tâm tới tôi biết bao nhiêu, và tôi, tôi cũng rất yêu quý anh. Anh trai của em ơi!
Anh Lợi là học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Yên Hoà. Năm nay anh 15 tuổi, anh ăn rất khoẻ, học rất chăm. Mẹ em hay đùa: ‘‘Nhà ta có ông Trạng Cơm”. Anh chỉ cười khì.
Tóc anh cắt ngắn, vầng trán cao, cặp mắt đen lay láy, lúc nào cũng mở to. Anh có nước da trắng hồng, rất đẹp. Anh ham đọc sách, rất giỏi Toán và giỏi Tiếng Anh. Tủ sách của anh có hơn 200 quyển, anh xếp cẩn thận, giữ gìn, nâng niu từng cuốn một. Anh đang tích cực học và ỏn luyện để thi vào lớp 10 chuyên Toán trường Trung học phổ thông Chu Văn An. Tối nào anh cũng học đến 11 giờ. Sáng nào anh cũng dậy lúc 6 giờ. Hễ chuông đồng hồ báo thức reo lên là anh dậy gấp chăn màn, tập thể dục rồi ôn bài,.. chuẩn bị đi học.
Anh có một số bạn tâm giao, học giỏi. Tiếng ồ ồ nhưng anh lại hay hát. Anh bảo luyện giọng để thi đơn ca toàn quốc! Mẹ và em cùng cười khi nghe anh nói thế. Em rất yêu quý anh trai!
Mình cóp mạng nhưng có chỉnh sửa. mong bạn thông cảm và like giúp mình!
"Dậy, dậy đi, dậy đi chứ!" – Một giọng nói vang lên bên tai tôi. Rồi một bàn tay lạnh ngắt áp vào má tôi. Đang cuộn tròn người trong lớp chăn bông ấm áp, tôi giật mình, cáu kỉnh. "Em đang ngủ ngon, hơn nữa hôm nay là chủ nhật.". Anh tôi giận dữ: "Không xem thì thôi, hoa li nở thì anh mới gọi em chứ!". Vừa nghe thế, tôi vùng dậy, tỉnh hẳn ngủ. Hoa li nở, đối với tôi đó là một sự kiện. Tôi líu ríu theo anh ra vườn, lòng ngập tràn sung sướng.
Anh tôi hơn tôi những sáu tuổi. Anh giống bố, dáng cao gầy và giống mẹ ở đôi mắt đen sâu thăm thẳm. Mọi người đều khen anh đẹp trai nhưng có lần, tôi nói với anh, trông anh xấu tệ, như một con mèo mướp. Anh cười và nói rằng mèo mướp cũng có cái đẹp của nó, có điều tôi chưa nhận ra thôi.
Ai cũng nói anh giống bố nhưng khuôn mặt của anh nhòn nhọn chứ không vuông vắn như bố. Nước da của anh rám nắng vì trưa hè nào anh cũng vác bóng ra sân sau chơi. Nếu ai chưa biết anh tôi thì đặc điểm dễ nhận ra anh nhất là mái tóc màu nâu bù xù, rối kinh khủng. Thỉnh thoảng, anh lại lùa tay vào trong mái tóc, gãi gãi. Tay chân anh dài, trông khá tương xứng với dáng người nhưng kì lạ là bàn tay anh tôi rất đẹp. Những ngón tay thon dài, bàn tay hình ô van… Anh có chiếc mũi cao và cái miệng rộng, hay cười. Mỗi khi cười, chiếc răng khểnh lại nhô ra cùng hàm răng đều, sáng bóng.
Bố mẹ tôi rất tự hào về học lực của anh. Ngay cả tôi, tuy ghét anh vì hay bị bắt nạt, cũng phải nể phục sức học của anh. Nói thế không có nghĩa anh là một thiên tài. Các môn anh học đều khá nhưng trội nhất vẫn là các môn khoa học tự nhiên. Chính những môn này đã đem lại nhiều vinh quang cho anh. Anh có rất nhiều bằng khen nhưng anh không bao giờ treo. Anh bảo bằng khen chả để làm gì, cái chính là tự mình phải luôn vươn lên. Những lúc nói với tôi như thế, trông anh thật già dặn, chín chắn, nghiêm túc… cứ như những người lớn.
Anh thường nói với tôi anh ghét động vật nhưng chính tôi nhìn thấy anh nuôi một con thỏ. Những lúc cho nó ăn, anh nhẹ nhàng cắt từng lát rau củ quá rồi lại nhẹ nhàng đặt vào lồng như sợ làm đau cái lồng hay đau con thỏ. Qua hành động đó, tôi biết, anh yêu rất nhiều thứ, từ những thứ đơn giản bình thường cho đến những thứ là lạ, mặc dù anh không bao giờ lộ ra, như sợ mọi người cười sở thích của mình.
Nhưng chắc tôi chưa bao giờ biết rằng, chỉ giả vờ bắt nạt tôi nhưng anh thực sự yêu tôi. Cho đến một lần. Lần đó, tôi dắt con Mi-lu đi dạo như mọi khi. Trên đường, chợt nhìn thấy anh đi học về, và đúng lúc đó, tôi vô tình để con chó chạy xuống đường. Tôi lao theo, không kịp nhìn thấy một chiếc ô tô đang phóng tới. Có tiềng hét thất thanh của người đi đường. Chợt hai bàn tay rắn chắc của ai đó nắm chắt lấy tay tôi, kéo tôi lên lề đường. Hoá ra, anh tôi đã vứt chiếc xe đạp xuống lòng đường, lao vào cứu tôi. Hôm đó, nếu không có anh… về nhà, mặt mũi tím bầm, xây xước khắp người nhưng anh rất vui vì đã cứu được em mình, anh dặn tôi phải cẩn thận khi ra đường.
Rồi anh đi du học. Ngôi nhà thiếu hẳn tiếng nói cười của anh. Đến lúc này, tôi mới nhận ra rằng anh yêu quý tôi, quan tâm tới tôi biết bao nhiêu, và tôi, tôi cũng rất yêu quý anh. Anh trai của em ơi!
Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Phương rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp.
Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương
Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành “hoạ sĩ”, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa “tác nghiệp:, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng.
Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi Nhưngkhìa! Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tó đuôi sam sung rung rugn cứ đưa qua đưa lại liên hồi.
Thế rồi bí mật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê - bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước "bộ sưu tập" của Kiều Phương và rồi chú khẳng định: "Con bé sẽ là một nhân tài".
Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mỡo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mỡo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mỡo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm.
Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua
Bài làm
Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.
Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.
Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.
Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.
Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép bác hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.
Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại.
Xin lỗi bạn mình chép trên mạng thấy câu nào hay thì bạn tự lọc rùi viết vào bài nhé
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
*Yêu cầu chung: - Xác định đúng yêu cầu đề bài: miêu tả kết hợp với phát biểu cảm nghĩ. - Bài viết cần miêu tả theotrình tự thời gian, không gian; cảnh đêm trăng vừa lên sau cơn giông vừa dứt
* Mở bài: - Giới thiệu cảnh định tả:Cảnh đẹp đêm trăng khi cơn giông vừa dứt. - Cảm xúc chung của em về cảnh đó.
* Thân bài: - Thời gian: Ngày khép lại, đêm mở ra - Không gian: cảnh ướt đẫm bởi mưa chiều và dần mở ra để rồi đắm mình dưới trăng. - Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng. - Cảm nghĩ phải chân thật sâu sắc và có chiều sâu cảm xúc. - Cần sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng.
*Kết bài: Cảm xúc của em về cảnh
Mở bài : giới thiệu cảnh Cơn dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại
Thân bài:
* Thời gian: ngày khép lại đêm mở ra
* Không gian: Cảnh ướt đẫm bởi mưa chiều , và đêm dần mở ra để rồi cảnh vật đắm mình dưới trăng.
* Tập trung miêu tả thay đổi của vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng.
* Cảm nghĩ sâu về vẻ đẹp của ánh trăng sau cơn giông có gì đặc biệt. Có thể sử dụng các biện pháp: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ....để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng.
Kết bài: Cảm xúc của em về cảnh.
iết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Đề bài: Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
I. Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Đêm nay Bác không ngủ). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật anh đội viên - ngôi thứ nhất).
2. Thân bài:
a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện
b. Suy nghĩ của người kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện,
Ví dụ: Anh đội viên sau đó thức cùng Bác.
II. Bài văn mẫu
Kể lại câu chuyện đêm nay bác không ngủ bằng văn xuôi mẫu 1
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.
Hãy nhập vai vào anh đội viên để kể lại bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mẫu 2
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến dịch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.
Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
Anh Chương là anh họ của tôi. Anh là người tôi vô cùng quý mến và kính trọng.
Anh có dáng người tầm thước, da hơi ngăm ngăm đen, mái tóc đen, dài mượt mà trông như lãng tử. Vì thích chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá nên anh có thân hình đầy đặn và rắn chắc. Các bắp tay, bắp chân cứng và khoẻ. Giọng nói của anh to và vang. Mọi người thường bảo chưa thấy người đâu mà đã nghe thấy tiếng. Tính tình anh vui vẻ và dễ hoà đồng. Vì vậy nên anh có rất nhiều bạn. Thỉnh thoảng các anh các chị vẫn thường kéo đến nhà anh chơi rất đông vui.
Anh Chương rất thích đọc truyện tranh. Hàng ngày sãu mỗi giờ học, anh thường dành một hai tiếng, ngồi đọc truyện. Thỉnh thoảng đến đoạn khôi hài anh thường cười rõ to và vui vẻ kể lại cho tôi nghe. Những lúc như vậy trông anh y hệt một đứa trẻ con.
Thích đọc truyện, chơi bóng là vậy nhưng anh học rất giỏi. Ở trên lớp, anh luôn là ngườỉ đứng đầu, là Đoàn viên gương mẫu. Còn ở nhà anh là người con ngoan ngoãn và “đảm đang”. Mọi việc trong nhà anh đều biết làm. Từ sửa chữa bàn ghế đến nấu cơm giặt giũ anh đều làm rất chuyên nghiệp. Các món ăn anh nấu không chỉ ngon mà còn rất đẹp mắt: Nếu sau này anh theo nghề đầu bếp thì chắc chắn anh sẽ thành công.
Ai cũng vậy, “lắm tài thì nhiều tật”. Anh Chương cũng không ngoại lệ. Việc gì anh cũng biết làm và làm rất tốt nhưng chỉ riêng khả năng ca hát của anh thì dở vô cùng. Mẹ anh bảo vì anh đang vỡ giọng nên tiếng mới ồm như con vịt cồ. Thế nên chẳng bao giờ anh góp mặt trong các chương trình Karaoke tại gia cả.
Tôi rất yêu quý anh Chương. Sạu này lớn lên tôi nhất định sẽ ngoan và học giỏi như anh để bố mẹ vui lòng.
Đây là tôi tra gg
đề bài là Tả anh họ của bn đúng ko