Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng.
Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.
Nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 9 của em, chị Hằng tặng em một chiếc hộp đựng bút rất xinh. Hộp bút này chị mua trong dịp đi tham quan Đà Lạt vừa qua.
Hộp bút được làm bằng gỗ thông, rất nhẹ. Chiều dài của nó khoảng 20 cm, bề rộng 5 cm và chiều cao khoảng 3 cm. Trên nắp hộp khắc hình ngôi nhà sàn cùng với hai chú hươu đứng ngơ ngác dưới gốc thông. Nắp hộp mở ra, đóng lại dễ dàng. Lòng hộp có thể chứa được bốn, năm cây bút các loại, cùng cây thước nhỏ và vài thứ đồ lặt vặt khác.
Có hộp đựng bút, chiếc cặp sách của em ngăn nắp hẳn lên. Bút dùng xong, em đem cất vào hộp. Đến trường, muốn dùng loại bút nào, mở hộp ra là có ngay, tiện lợi biết bao! Em quý hộp bút ấy lắm vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của cả gia đình là em ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn nữa.
Bài văn Tả đồ dùng học tập mà em yêu thích số 1: Tả về hộp đựng bút
Trong buổi tổng kết năm học lớp Ba vừa qua, cô giáo em có phần thưởng riêng của cô dành cho học sinh giỏi của lớp. Có năm bạn được phần thưởng cô tặng. Mỗi bạn được một món, không bạn nào giống bạn nào. Phần em, em được cô tặng một hộp đựng bút.
Cái hộp đựng bút màu xanh da trời in hình chú gấu Mi-sa bê một quả bóng. Hộp được làm bằng nhựa tốt, bọc nệm nhựa êm ái. Hộp dài hai mươi xăng-ti-mét, rộng tám xăng-ti-mét và dày hai xăng-ti-mét. Hộp được thiết kế như một quyển sách. “Bìa sách” mở ra là nắp hộp, gắn một mảnh kim loại to bằng một đốt tay em. Nắp hộp đóng kín nhờ lực hút của hai thanh nam châm gắn ở phần hộp để bút. Trong phần đáy hộp bút, người ta ép đính một mảnh nhựa dẻo rộng sáu phân, may các vành để gài bút vào. Em gài cẩn thận bút mực, bút chì vào các vành tròn đó. Ở một góc của hộp viết có ngăn ô dùng để đựng tẩy và đồ bào chuốt bút chì. Thước kẻ đặt vào hộp vừa khít, không cần gài vào các vành may sẵn. Suốt mùa hè, cái hộp bút đã được em chuẩn bị kĩ càng chờ ngày đón năm học mới. Lên lớp bốn, món quà tặng thưởng của cô giáo chủ nhiệm lớp ba đã theo em vào năm học mới như một lời nhắc nhở động viên em học tập. Em giữ gìn hộp viết cẩn thận và thật sự hạnh phúc khi lúc nào cùng cảm thấy cô giáo cũ thật gần gũi, thân thương.
Hằng ngày lấy bút viết ra học tập, em đều nhớ đến những lời dạy dỗ ân cần của cô giáo cũ. Em rất biết ơn cô giáo đã yêu thương, chăm lo cho em suốt năm học qua. Em sẽ cố gắng đạt được nhiều thành tích học tập hơn nữa để các thầy cô giáo luôn tự hào về chúng em.
Bài văn Tả đồ dùng học tập mà em yêu thích số 2: Tả về chiếc bàn học
Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.
Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy... khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan... Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn.
Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.
Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Áp má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: "Cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!".
1. Con tê giác
2. Dao tem ( hoặc cái lược )
3. Biển số nhà
4. Đứng chân trước ( + 1 chân sau )
5. Cánh quạt
7. Dụng cụ đo huyết áp
Sinh nhật lần thứ 8 của em, em nhận được rất nhiều quà từ bạn bè và người thân. Nhưng món quà có ý nghĩa nhất đối với em là chiếc cặp mẹ tặng em.
Chiếc cặp được làm bằng vải dù. Có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 3 ngang tay, chiều rộng khoảng 4 ngang tay. Cặp có màu hồng. Bên ngoài chiếc cặp có in hình ba cô công chúa. Quai xách được làm bằng nhựa cứng. Dây đeo được làm bằng vải dù nên em đeo rất êm vai. Khoá cặp của em được làm bằng sắt mạ trắng sáng. Mỗi khi em mở cặp ra và đóng lại nghe tiếng “ tách tách’’ rất vui tai. Đường khâu xung quanh mép vải rất đều và chắc chắn. Mở cặp ra em thấy có ba ngăn. Vánh ngăn được làm bằng vải cứng. Ngăn đầu tiên lớn nhất em để sách giáo khoa. Ngăn bên cạnh em để vở. Ngăn cuối cùng em để các dụng cụ học tập như bút mực, bút chì, thước… Chiếc cặp đã giúp em phân chia đò đạc vào từng ngăn để khi em cần dùng đến đều có thể dễ dàng tìm thấy. Chiếc cặp còn giúp em che mưa, che nắng co sách vở của em.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em. Em rất yêu quý chiếc cặp. Em thầm hứa sẽ luôn ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập để không phụ tấm lòng của mẹ đã dành cho em.
Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn nhưng các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này
Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .
Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.
Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.
Phần chì than lọ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.
Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.
Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi mọt ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.
Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.
Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm.
Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.
Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay.
Có lúc em thầm hỏi: “Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế”. Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.
Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sáu trong em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.
tui giúp rồi đó mà câu tả lời đang chờ duyệt bấm ở dưới xem đi
Bài làm
Dàn bài chi tiết
a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo hiện đang mặc tới lớp: Chiếc áo có từ bao giờ? Mua hãy may trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?
Ví dụ: Đó là một chiếc áo sơ mi màu trắng – màu đồng phục của nhà trường mà mẹ đã dẫn em đi chợ nhà lồng thị xã mua cho nhân dịp đầu năm học mới.
b) Thân bài:
- Tả bao quát chiếc áo (kiểu áo, loại vải)
- Tả từng bộ phận:
+ Cổ áo hình dáng thế nào? Bình thường hay tròn như lá sen có viền đăng ten không? v.v…
+ Thân áo: Rộng hay vừa? Cúc áo có gì đặc biệt? Hai vạt áo phía trước có in hình gì không? v.v…
+ Tay áo: dài tay, cộc tay hay tay lửng?
- Thường ngày đi...
Dàn bài gợi ý tả chiếc áo
a) Mở bài
Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: Là áo gì? Cũ hay mới? Đã mặc bao lâu?
b) Thân bài:
Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu ,….)
+ Áo màu gì?
+ Chất vải là gì? Tác dụng như thế nào?
+ Dáng ra sao? Tay áo như thế nào? Mặc thấy thế nào?
Tả từng bộ phận (thân áo, khuy áo, nẹp, khuy áo …)
+ Cổ như thế nào? Cứng hay mềm?
+ Áo có túi hay không? Tác dụng của túi thế nào? Túi đẹp hay xấu?
+ Hàng khuy màu gì và được khâu rất thế nào?
c) Kết bài:
Tình cảm của em với chiếc áo.
+ Em có thích hay không thích chiếc áo?
+ Em có cảm giác như thế nào khi mặc áo?
Đầu năm học lớp 4, em xin mẹ mua cho cây bút chì nhựa, trong, có những đầu chì nắp sẵn nhưng các bạn trong lớp nhưng mẹ bảo nên dùng bút chì ruột than vừa rẻ lại vừa bền. Em liền đồng ý ngay. Thế là em có cây bút chì này
Bút chì của em là bút chì Trung Quốc, Nó là loại bút 2B. Nó có dáng thon như chiếc đũa , dài hơn gang tay của em. Thân bút chì được tạo thành hình lục giác cho bút không lăn tròn, không dễ rơi xuống đất được .
Ở phía đầu thân bút có cục tẩy hình tròn màu trắng, được viền bởi một khoanh kim loại sáng loáng. Giống như ai đó đội cho nó một cái mũ cao su thật là xinh.
Cả thân nó được khoác một chiếc áo có màu xanh nước biển. Trên cái áo mỏng nhẵn bóng ấy lại còn có cả dòng chữ Tiếng Anh. Phía đầu kia được vót nhọn cứ như là một con tàu vũ trụ tí xíu hay một đầu hỏa tiễn, để lộ phần chì, đầu phần chì nhọn hoắt như cái ngọn tháp vậy.
Phần chì than lọ ra có màu có màu đen bóng. Cô giáo em thích chiếc chì này vì cô bảo nó có độ cứng vừa phải. Mỗi lần viết, em thấy nét chì đen, đều, hiện rõ trên trang giấy. Những giờ Mĩ thuật, mấy bạn lớp em, ai cũng muốn mượn chì của em để vẽ.
Khi bút mòn, em dùng gọt bút chì để gọt cho phần chì mới lộ ra. Em luôn gọt vừa vặn không để quá tay mà gãy phần chì mới. Giờ học nào em cũng phải dùng nó. Có lúc em kẻ lề, nhưng có lúc em sửa bài trên bảng vào vở. Dùng bút chì xong, em cất cẩn thận vào hộp đựng bút, tránh để nó rơi. Vì khi nó rơi, ruột than bên trong sẽ bị vỡ vụn.
Bây giờ em mới hiểu lời khuyên của mẹ khi mua bút cho em. Dùng bút chì than, em tập được tính cẩn thận và tiết kiệm. Rồi một ngày nào đó em phải mua bút chì mới . Nhưng hôm nay, cây bút chì này thật ích lợi với em.
Bài của mk tả cây bút chì nhóe
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì,trông nó thật xinh xắn dễ thương.Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn mộtgang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màuvàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hông Hà.Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏmàu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thìthấy nó nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theochiều gỗ.Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi daosắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đennhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng.Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt.Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạnthân thiết của em. Khi dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làmxong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy.