">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2019

Trong cuộc sống, đôi lúc ta chỉ nhìn hình thức bên ngoài của một người mà đánh giá họ. Và điều đó là không đúng. Giá trị của một người không được đánh giá bởi hình thức bên ngoài mà được đánh giá bằng nội dung bản chất bên trong người đó. Vì vậy ông bà ta ngày xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu này tuy ngắn ngọn nhưng nó mang ý nghĩa rất sâu sắc và là một kinh nghiệm sống quý báu mà ông bà ta để lại. “Gỗ “là chất liệu để đóng bàn, ghế, tủ quần áo.”Nước Sơn” là dụng cụ để quét lên cho bàn ghế đẹp hơn, bền hơn. Tuy nghĩa đen là thế nhưng thật chất ý nghĩa sâu sắc của nó là khuyên người ta không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá phẩm chất thật sự của một con người.

Khi đánh giá một vật ta không nên nhìn hình thức của nó mà hãy xem chất lượng của nó. Nhiều người khi đi mua bàn ghế chỉ lo nhìn bề ngoài thấy đẹp là mua nhưng không biết đằng sau hình thức đẹp đẽ đó là một thứ gỗ mục nát. Một sản phẩm tuy bề ngoài không đẹp nhưng chất lượng thì đem về rất hữu dụng và còn xài được bền nữa. Vì vậy chất lượng là cái quan trọng nhất. Trong cuộc sống ta cũng vậy, không ai hoàn chỉnh về cả hình thức và nội dung. Có những người bề ngoài bảnh bao nhưng suốt ngày chỉ biết đi lừa bịp người khác. Có những người nhìn vẻ ngoài tầm thường nhưng bên trong lại là một người hiểu biết, thông minh. Một người con gái đẹp nhưng nói năng vô lễ không tôn trọng ai thì chỉ bị người ta khinh thường. Còn một người bình thường nhưng nói năng lễ phép, thông minh tài giỏi thì vẫn được người đời kính trọng. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên đạo đức và tại năng của người đó vì đó là cái giá trị thật sự của một con người.Nhưng trong thực tế đôi khi hình thức và nội dung đi chung thì rất là đẹp. Một món hàng vừa đẹp vừa chất lượng thì ai nhìn cũng thích. Một người ăn mặc lịch sự nói năng lịch, thông minh tài giỏi thì ai nhìn vào cũng mến. Do đó cái đẹp lý tưởng chính là khi có cả nội dung và hình thức.

Trong cuộc sống còn nhiều người chỉ xem trọng vẻ bề ngoài mà quên đi cái nội dung bên trong. Những người này thật đáng phê phán. Khi họ làm vậy một ngày nào đó họ sẽ thấy cái hại của nó. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức và phẫm chất thật tốt để. Phải luôn ghi nhớ những điều tốt.

Tóm lại câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất, tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.

3 tháng 4 2019

Trong cuộc sống hàng ngày,để đánh giá một đồ vật,một con người đạt mức độ chính xác,chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào ? Đây cũng là vấn đề xưa nay được nhiều người quan tâm. Cha ông cũng từng có ý kiến hướng dẫn việc ấy trong câu tục ngữ :

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.

Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận,đánh giá một sự vật,một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong.Ngoài ra,câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống;hãy sống chân thật bằng thực chất của mình,chân thành trong cách đối nhân xử thế,đừng ba hoa,khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo,”chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.

Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta,trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại,nên hư,vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật,ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong,không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn.Một vật dụng như chiếc tủ,chiếc giường,chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết,tô điểm với nước sơn bóng nhoáng,màu mè.Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt,hiểu biết.Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội.Do đó,trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật,vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng,thối nát,xấu xa và vô vị bên trong.Bởi vì nghĩ cho kĩ,suy cho cùng,nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.

Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt,gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm,trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy,món hàng ấy càng được nâng thêm.Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong.Một cái tủ,một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua.Một con người cũng vậy,có học vấn,đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ,cộc cằn,áo quần xốc xếch.Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.

Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.

Tóm lại,”tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận,đánh giá,chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn,không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện.Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài,trang điểm mặt này,chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng.Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.

29 tháng 8 2016

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn*

Ta hiểu lời dạy trên như thế nào?

Câu tục ngữ là một lời khuyên thật giản dị, nêu lên hai chất liệu hết sức gần gũi và quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu dùng để tạo nên vật dụng như tủ, bàn, ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu dùng để quét bên ngoài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ vật. Muốn có một đồ vật bền ta nên chú ý đến chất gỗ bên trong, đừng vì màu sắc hào nhoáng bên ngoài mà dễ bị nhầm lẫn. Qua kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta đã kết luận “gỗ tốt” hơn hẳn “nước sơn” đẹp. Từ nghĩa thực ấy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên thận trọng hơn trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chú ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xét vấn đề. Thật vậy, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức, năng lực của con người phải có giá trị hơn hẳn cái hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và lời khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.

 

 

Trong thực tế của cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người thì giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ bên ngoài và thực chất bên trong không phải lúc nào cũng thống nhất nhau. Thường những vật có chất lượng kém thường được mang một hình thức thật hấp dẫn. Cái tủ, cái bàn làm bằng gỗ xấu thì luôn có một lớp sơn sặc sỡ bên ngoài bao phủ. Cũng như người độc ác, bất tài thường được che giấu bởi lớp vỏ bên ngoài thật lịch sự, sang trọng… Đúng trước những trường hợp ấy phải tình táo và sáng suốt để nhận định đánh giá, để không bị nhầm lẫn. Và nếu phải chọn lựa thì ta nên lấy nội dung, chất lượng bên trong làm chuẩn, làm thước đo để đánh giá. Là vật dụng ta chú ý đến chất gỗ, là con người ta nên quan tâm đến đạo đức, trình độ năng lực của người ấy. Có như vậy, ta mới không hối tiếc sau này. Bởi lẽ, hình thức bền ngoài không thể bền lâu, rồi cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, còn cái trường tồn vững chắc vẫn là cái cốt lõi bên trong. Ngoài ra, câu tục ngữ còn giúp ta một phương châm ở đời, đó là lo tu dưỡng rèn luyện bản thân: Đừng mải mê chạy theo hình thức mà quên đi cái giá trị của con người là phẩm hạnh, là tài năng, trí tuệ. Đây là một lời giáo dục thật đúng đắn để giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống.

Tóm lại, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã giúp cho ta một bài học kỉnh nghiệm về cách nhận định đánh giá đồ vật hoặc con người. Hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng từ bài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cao phẩm chất của một người học sinh; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ hỗ tương giữa hai mặi nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện, giúp ích cho đất nước quê hương.



 

29 tháng 12 2016

Bài làm

Sự đánh giá là một trong những hoạt động phổ biến. Từ xưa đến nay, khi gặp bất cứ một sự vật, sự việc hay một người nào đó, ta luôn đánh giá. Đáng giá việc đó tốt hay xấu, người đó tốt hay xấu. Để làm được điều này tốt nhất, chúng ta luôn đặt ra những tiêu chí. Và không thể phủ nhận tầm quan trọng của những bài học, những kinh nghiệm được đúc kết của thế hệ đi trước để lại. Những kinh nghiệm ấy thường được chuyển hóa thành những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao…. Và nổi bật trong đó là câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Cũng như các câu tục ngữ khác, thế hệ đi trước đều lựa chọn sử dụng những hình ảnh, từ ngữ hết sức gần gũi, dễ hiểu với người nông dân, người lao động. Đây là đặc thù của văn học dân gian thời xưa. Cũng chính bởi đặc thù này mà nó luôn được người dân lựa chọn để lưu truyền suốt từ đời này qua đời khác. Không ai có thể phủ nhận những hiệu quả tuyệt vời mà nó đem lại. Trong câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", họ đã sử dụng hai hình ảnh mang tính trình tự để diễn tả. Đó là "gỗ" và "nước sơn". Hai hình ảnh này là hai hình ảnh mang tính trình tự bởi lẽ, đây là hai giai đoạn của một công việc thuộc ngành mộc. Trước khi hoàn thành một món đồ gỗ, bước đầu tiên chính là chọn gỗ, và bước cuối cùng chính là phủ lên sản phẩm đó một lớp "nước sơn". "Nước sơn" là một lớp áo của lõi gỗ ẩn dưới. "Nước sơn" giúp cho sản phẩm đẹp hơn trong mắt người nhìn. Cũng chính bởi đặc điểm này mà câu nói mới đạt được trình độ diễn đạt sâu sắc. "Nước sơn" như một lớp áo cho lõi gỗ được đẹp hơn, nhưng nó cũng có thể che giấu đi những điểm xấu của lõi gỗ. Điều này ngụ ý cho những thứ bề ngoài, ở bên ngoài có thể hào nhoáng giúp cho bản chất bên trong đẹp hơn, hoàn nhảo hơn. Nhưng cái vẻ bên ngoài ấy có thể che giấu những điều xấu xa của bản chất bên trong. Chính vì thế mà vẻ bề ngoài không bao giờ phản ánh đúng bản chất bên trong. Bên ngoài có rực rỡ bao nhiêu nhưng bên trong thối nát thì cũng không bao giờ giữ được giá trị lâu. Giá trị có được là từ bản chất bên trong. Cho nên bản chất bên trong sẽ được coi trọng hơn là cái hào nhoáng bên ngoài. Chính vì vậy mới "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cái bản chất bên trong tốt luôn được coi trọng hơn cái đẹp của hào nhoáng bên ngoài. Đây chính là bào học quí báu của thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Một sự việc mà chỉ có bề nổi, không có phần sâu xa bên trong thì sự việc đó sẽ không được lâu bền. Một con người mà chỉ được cái vỏ mà rỗng thì sẽ chẳng được coi trọng. Đối với con người, như thế nào là có vẻ đẹp của bản chất bên trong? Mặc dù đã trải qua nhiều thế hệ, trải qua nhiều tiêu chí thế nào là đẹp khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn bao gồm một số tiêu chí cơ bản. Như, người đó phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí nghị lực, có cách hành xử văn minh lịch sự, có học thức,… Một tấm lòng tốt luôn đáng giá ngàn vàng hơn vẻ bề ngoài lộng lẫy. Đẹp bên ngoài mà xấu bên trong thì sớm muộn cũng bị bài trừ tẩy chay, thậm chí sẽ có thể bị gán mác giả tạo, xấu xa. Vì vậy, không gì khác là bạn hãy tu dưỡng phẩm chất đạo đức thật tốt trước khi tô vẽ những thứ bên ngoài. Rất nhiều bạn nữ tôi quen, sáng nào trước khi ra đường cũng phải dành ra một khoảng thời gian rất lâu để trang điểm. Đương nhiên tôi không cho đó là xấu. Vệc trang điểm đơn giản là để mình đẹp hơn, tự tin hơn. Nhưng điều tôi đáng nói đến chính là cách hành xử của họ. Gương mặt xinh đẹp, trang phục hàng hiệu hợp thời trang nhưng lại không văn minh, nói tục chửi bậy nơi công cộng… Còn rất nhiều hành động thiếu văn minh khác nữa. Đơn cử như một anh chàng khác, tóc tai vuốt keo dựng đứng, ăn mặc khá gọn gàng nhưng lại cư xử thô lỗ với người lớn tuổi, không biết giúp đỡ người khác. Tôi có một người bạn, vẻ ngoài của cô ấy không mấy bắt mắt. Nhưng cô ấy rất tốt bụng, vui vẻ, hòa đồng nên được mọi người yêu mến, gần gũi. Điều này chẳng tốt hơn là một cô gái đẹp mà chảnh chọe, khó chịu, không hòa đồng hay sao? hơn nữa, vẻ đẹp bên ngoài có thể bị phai nhòa theo thời gian, nhưng vẻ đẹp tâm hồn là trường tồn mãi mãi. Vẻ đẹp tâm hồn chính là dấu ấn của riêng bạn trong mắt người khác. Nó sẽ là dư âm còn đọng mãi trong tâm trí của người đối diện. Đó là về con người. Còn sự vật, sự việc cũng như vậy. Trước khi bạn quyết định một điều gì đó, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng, đánh giá vấn đề thật đúng đắn. Đừng 'trông mặt mà bắt hình dong". Mặc dù câu nói này đã có từ rất lâu, nhưng không phải ai cũng vận dụng tốt câu nói này. Tôi có thể lấy một ví dụ cụ thể mà đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Đó là "bẫy" đa cấp biến tướng. Hình thức kinh doanh này là một ví dụ điển hình cho việc "nước sơn che mất bản chất". Bản chất của đa cấp biến tướng là lừa đảo, làm cho những người chưa nằm trong mạng lưới hiểu không đúng về bản chất xấu xa của mình. Chiêu trò giới thiệu những người trẻ tuổi thành đạt, thu nhập hàng trăm, hàng nghìn đô la một tháng đã làm lu mờ con mắt sáng suốt của những người đến đây với ý muốn tìm hiểu công việc. Những nhân viên bảnh bao vest đen, sơ mi trắng lịch sự văn minh nhưng lại chẳng có gì ngoài sự tin tưởng mù quáng vào mạng lưới kinh doanh đa cấp biến tướng. Họ đã bị cái hào nhoáng bên ngoài che mắt. Cứ ngày ngày đến một cái văn phòng đông người như một cái hội chợ, nghe những người được giới thiệu là thành đạt từ hệ thống giảng giải, nói điều trên trời dưới đất mà trong lòng lo lắng tiền nhà, tiền ăn chưa có mà tiền lương thì không thấy có đồng bạc nào. Nhưng họ vẫn cứ bị cái hào nhoáng ấy làm cho mù quáng với một sự tin tưởng giấc mộng ngày mai mình sẽ giàu Giấc mơ đổi đời mà không phải làm gì thật là vi diệu trong mắt những con người đó. Thật không thể tin nổi! Tại sao những người có chính kiến bản thân lại dễ bị sa vào cái "bẫy" của bọn chúng như thế! Đơn giản là bởi họ vẫn chưa áp dụng được bài học "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" vào cuộc sống của mình.

Khép lại câu truyện đánh giá về một sự vật sự việc, con người. Câu nói "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Nó là sản phẩm của trí tuệ, của kinh nghiệm cha anh. Chính vì vậy, hãy vận dụng nó vào cuộc sống của bản thân. Hãy rèn luyện, tích lũy kiến thức để mình là một con người "tốt gỗ" chứ không đơn thuần chỉ là "tốt nước sơn".

15 tháng 9 2017

Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:


“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.


Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

26 tháng 11 2017

đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ

và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn

đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin

26 tháng 11 2017


I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .

Đề 2 :

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng,  phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam  …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Học vui !

^^

8 tháng 2 2018

  - Có vay có trả mới thoả lòng nhau. 
- Vay thì trả, chạm thì đền. 
- Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi, 
Muốn thanh cao phải diệt trừ tham... 
- Của phi nghĩa có giàu đâu 
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền. 
- Ai ơi đừng tham của người 
Lấy một phải trả gấp mười về sau. 
- Chữ tín thay đức con người, 
của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay. 
- Của người nhọc đổ mồ hôi, 
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta.

8 tháng 2 2018

Có vay có trả mới thoả lòng nhau. 
- Vay thì trả, chạm thì đền. 
- Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi, 
Muốn thanh cao phải diệt trừ tham... 
- Của phi nghĩa có giàu đâu 
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền. 
- Ai ơi đừng tham của người 
Lấy một phải trả gấp mười về sau. 
- Chữ tín thay đức con người, 
của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay. 
- Của người nhọc đổ mồ hôi, 
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta

7 tháng 4 2022

Bạn dựa vào đây nha:

+MĐ

-giới thiệu:

Nêu vai trò của gia đình 

Với em gia đình là nơi ấm áp nhất của mỗi con người,dù thất bại , thành công thì gia đình vẫn luôn là nơi mà chúng ta có thể về.

-TĐ:

-Nêu ra tình cảm mà gia đình mang lại

+Là nơi có thể chia sẻ tâm sự 

+Là nơi tràn ngập yêu thương

+Là nơi nuôi dưỡng chúng ta

+.....

-Ý nghĩa của gia đình 

-KĐ:

Nêu tình cảm của mình đối với gia đình

-Em cảm thấy rất vui khi mình có 1 gia đình hạnh phúc như này

-Em sẽ không vì bất cứ lí do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc của em.

-....

7 tháng 4 2022

Gia đình có vai trò quan trọng bậc nhất đối với con người. Thật vậy, gia đình chính là nơi mà mỗi người được sinh ra và lớn lên, có ý nghĩa to lớn về cả mặt vật chất và tinh thần đối với sự lớn lên và trưởng thành của mỗi người. Đầu tiên, gia đình chính là nơi mà mỗi người con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sự chăm sóc vô điều kiện của cha mẹ và người thân. Chúng ta nhờ vào tình yêu thương, sự chăm sóc, chở che của cha mẹ mới có thể lớn lên vững vàng và khỏe mạnh như ngày hôm nay. Cùng với đó, gia đình cũng chính là nơi mà ta nhận được sự dạy dỗ đúng đắn. Ta được dạy dỗ những điều hay lẽ phải, những phép đối nhân xử thế, những phép tắc ứng xử cơ bản nhờ gia đình, nhờ cha mẹ và những người thực sự yêu thương chúng ta. Ngoài ra, gia đình còn luôn là điểm tựa bình an cho mỗi người con trở về sau giông bão, sau những chuyến đi dài. Gia đình luôn là hậu phương vững chắc, luôn âm thầm dõi theo ủng hộ và chở che cho mỗi người con trong gia đình một cách vô điều kiện bằng tất cả tình yêu thương. Khép lại, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành, phát triển và trưởng thành toàn diện của mỗi người con trong cuộc sống.

TK:

Sách là một kho tàng tri thức quan trọng cung cấp cho con người kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Không những vậy, sách còn là một liều thuốc tinh thần cho con người, giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Có thể coi một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

Quyển sách tốt là một quyển sách hữu ích, đem lại nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, là một cuốn sách cung cấp nhiều tri thức hiểu biết cho con người đồng thời hướng con người đến những điều tốt đẹp, không cổ súy cho những việc làm xấu xa, tư tưởng đồi bại. Người bạn hiền là người luôn bên cạnh ta, cho ta những lời khuyên bảo hữu ích, động viên, chia sẻ những lúc ta đau buồn, gặp khó khăn.

Một quyển sách tốt cũng giống như một người bạn hiền luôn bên cạnh ta những lúc ta cần. Ta có thể tìm trong một quyển sách tốt những kiến thức văn hóa, những tri thức quan trọng, có ích cho công việc và tương lai của mình. Sách sẽ cung cấp cho ta những bài học bổ ích, những điều lí thú và giúp ta giải quyết được nhiều tình huống trong cuộc sống. Một quyển sách tốt cũng ở bên đồng hành cùng ta trong những lúc ta buồn sầu, lo lắng, ta có thể tìm ở đó những kiến thức mới, những lời khuyên để vực dậy trong khó khăn, để tiếp tục các công việc mới của mình.

Sách có rất nhiều tác dụng đối với chúng ta, mỗi người cần phải chăm chỉ đọc sách để bồi dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú và giúp cung cấp thêm những kiến thức quan trọng cho ta. Ta có thể đọc sách vào những lúc rảnh rỗi, trong giờ giải lao. Hãy tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Bạn có thể đọc sách lúc ngồi trên xe bus, đọc trước lúc ngủ trưa, ngủ tối, đọc trong lúc chờ đợi một ai đó. Hãy tập thói quen thay chiếc điện thoại di động bằng một quyển sách, đồng thời hãy luôn để trong túi xách của mình một quyển sách thay vì rất nhiều thứ đồ linh tinh.

 

Người Việt Nam hiện nay đọc sách vô cùng ít, hễ có thời gian rảnh rỗi, chúng ta thường lên mạng, lướt facebook thay vì cầm vào một cuốn sách. Có bạn suốt những năm tháng đi học thậm chí chưa bao giờ cầm vào những quyển sách nào khác ngoài những cuốn cần cho chương trình học. Đó cũng là điểm yếu của ta so với người dân ở các nơi trên thế giới. Ở nhiều nước khác, mọi người rất chăm chỉ đọc sách, coi việc đọc sách là một thói quen đáng quý.

Nhưng nếu không biết trân trọng, nghiêm túc nhìn nhận ghi nhớ những kiến thức trong sách đã giảng dạy thì con người có đọc sách cũng chẳng để làm gì. Nhiều bạn mua sách về chỉ để đọc được 2 trang đầu rồi quăng quật rách nát, xấu xí, số phận của cuốn sách vô cùng thảm thương.

Sách là một người bạn tâm giao của con người. Sách giúp ta định hướng tương lai, những công việc cần phải làm và hướng ta đi theo một con đường khoa học, bài bản. Đọc sách giúp ta tiếp cận được với những nền văn hóa tiên tiến, giúp ta thấy và tránh được nhiều thất bại từ những bài học của người khác. Nhờ có sách ta không cảm thấy buồn chán, nản lòng. Ta có thể tìm thấy ở sách những tâm hồn đồng điệu.

Nếu chúng ta lười đọc sách, không đọc thì điều đó sẽ khiến chúng ta lạc hậu, thụt lùi so với những người khác, tước đi mất cơ hội thay đổi cuộc đời của chính mình. Còn nếu chúng ta không lựa chọn sách đọc những cuốn sách nhảm nhí, sách rác thì điều đó có thể khiến chúng ta bị tẩy não, tiêm nhiễm những tư tưởng không đứng đắn, những suy nghĩ không lành mạnh cùng hành động tiêu cực. Điều này cũng phản ánh được qua việc hiện nay nhiều nhà xuất bản mọc lên như nấm sau mưa xuất bản sách một cách tạp nham, không qua kiểm định chi tiết, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc.

Đọc sách là một thói quen tốt, tìm được một cuốn sách hay giúp bản thân có lối sống, suy nghĩ và hành động tích cực hơn là điều nên làm với tất cả mọi người đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Chính vì vậy, hãy tập thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay bằng cách chọn một quyển sách hay để vào trong cặp và lấy ra đọc những lúc rảnh rỗi.

29 tháng 7 2021

THAM KHẢO:

Sách là một kho tàng tri thức quan trọng cung cấp cho con người kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Không những vậy, sách còn là một liều thuốc tinh thần cho con người, giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Có thể coi một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

Quyển sách tốt là một quyển sách hữu ích, đem lại nhiều giá trị nhân văn, văn hóa, là một cuốn sách cung cấp nhiều tri thức hiểu biết cho con người đồng thời hướng con người đến những điều tốt đẹp, không cổ súy cho những việc làm xấu xa, tư tưởng đồi bại. Người bạn hiền là người luôn bên cạnh ta, cho ta những lời khuyên bảo hữu ích, động viên, chia sẻ những lúc ta đau buồn, gặp khó khăn.

Một quyển sách tốt cũng giống như một người bạn hiền luôn bên cạnh ta những lúc ta cần. Ta có thể tìm trong một quyển sách tốt những kiến thức văn hóa, những tri thức quan trọng, có ích cho công việc và tương lai của mình. Sách sẽ cung cấp cho ta những bài học bổ ích, những điều lí thú và giúp ta giải quyết được nhiều tình huống trong cuộc sống. Một quyển sách tốt cũng ở bên đồng hành cùng ta trong những lúc ta buồn sầu, lo lắng, ta có thể tìm ở đó những kiến thức mới, những lời khuyên để vực dậy trong khó khăn, để tiếp tục các công việc mới của mình.

Sách có rất nhiều tác dụng đối với chúng ta, mỗi người cần phải chăm chỉ đọc sách để bồi dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú và giúp cung cấp thêm những kiến thức quan trọng cho ta. Ta có thể đọc sách vào những lúc rảnh rỗi, trong giờ giải lao. Hãy tự tạo cho mình thói quen đọc sách mỗi ngày. Bạn có thể đọc sách lúc ngồi trên xe bus, đọc trước lúc ngủ trưa, ngủ tối, đọc trong lúc chờ đợi một ai đó. Hãy tập thói quen thay chiếc điện thoại di động bằng một quyển sách, đồng thời hãy luôn để trong túi xách của mình một quyển sách thay vì rất nhiều thứ đồ linh tinh.

Người Việt Nam hiện nay đọc sách vô cùng ít, hễ có thời gian rảnh rỗi, chúng ta thường lên mạng, lướt facebook thay vì cầm vào một cuốn sách. Có bạn suốt những năm tháng đi học thậm chí chưa bao giờ cầm vào những quyển sách nào khác ngoài những cuốn cần cho chương trình học. Đó cũng là điểm yếu của ta so với người dân ở các nơi trên thế giới. Ở nhiều nước khác, mọi người rất chăm chỉ đọc sách, coi việc đọc sách là một thói quen đáng quý.

Nhưng nếu không biết trân trọng, nghiêm túc nhìn nhận ghi nhớ những kiến thức trong sách đã giảng dạy thì con người có đọc sách cũng chẳng để làm gì. Nhiều bạn mua sách về chỉ để đọc được 2 trang đầu rồi quăng quật rách nát, xấu xí, số phận của cuốn sách vô cùng thảm thương.

Sách là một người bạn tâm giao của con người. Sách giúp ta định hướng tương lai, những công việc cần phải làm và hướng ta đi theo một con đường khoa học, bài bản. Đọc sách giúp ta tiếp cận được với những nền văn hóa tiên tiến, giúp ta thấy và tránh được nhiều thất bại từ những bài học của người khác. Nhờ có sách ta không cảm thấy buồn chán, nản lòng. Ta có thể tìm thấy ở sách những tâm hồn đồng điệu.

Nếu chúng ta lười đọc sách, không đọc thì điều đó sẽ khiến chúng ta lạc hậu, thụt lùi so với những người khác, tước đi mất cơ hội thay đổi cuộc đời của chính mình. Còn nếu chúng ta không lựa chọn sách đọc những cuốn sách nhảm nhí, sách rác thì điều đó có thể khiến chúng ta bị tẩy não, tiêm nhiễm những tư tưởng không đứng đắn, những suy nghĩ không lành mạnh cùng hành động tiêu cực. Điều này cũng phản ánh được qua việc hiện nay nhiều nhà xuất bản mọc lên như nấm sau mưa xuất bản sách một cách tạp nham, không qua kiểm định chi tiết, làm ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc.

Đọc sách là một thói quen tốt, tìm được một cuốn sách hay giúp bản thân có lối sống, suy nghĩ và hành động tích cực hơn là điều nên làm với tất cả mọi người đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Chính vì vậy, hãy tập thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay bằng cách chọn một quyển sách hay để vào trong cặp và lấy ra đọc những lúc rảnh rỗi.

19 tháng 10 2019

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.

      + Nghĩa bóng:

Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.

Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.

Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn.

→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi người khác khó khăn, gian khổ.

   - Phân tích - chứng minh (5đ):

      + Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa người với người.

      + Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.

      + Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.

      + Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.

      + Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.

      + Chứng minh qua truyền thống văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện gom góp vật chất lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…

   - Bình luận (2đ)

      + Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học đúng đắn, khuyên nhủ con người sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

      + Liên hệ, nêu bài học dành cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

4 tháng 4 2017

Gợi ý:

+) Đó là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất, đạo đức ý chí, tính cách để giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tôn ty, gia phong. Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại......

+) Mỗi con người Việt Nam gắn bó với gia đình bằng những bữa cơm xum họp. Con trẻ đã là thành viên của gia đình, lớn lên cũng đã ý thức vót được chông để giữ nước. Lòng yêu nước hình thành từ tuổi ấu thơ một truyền thống của dân tộc.........Những bữa cơm gia đình là sự chắt lọc tinh tuý nhất từ đất quê, từ hương đồng gió nội, từ một nắng, hai sương và giọt mồ hôi của ông bà, cha mẹ và của người nông dân lam lũ sớm hôm...........

+) Từ gia đình, từ bữa cơm xum họp và dạy cho con cái “ăn vóc, học hay” như các cụ xưa đã dạy những lời thật gần gũi “nên thợ, nên thầy vì có học, no ăn, ấm mặc bởi hay làm” chính những điều răn dạy đó cho từng thành viên trong mỗi gia đình để gia đình.............

+) Xây dựng một gia đình đạt chuẩn văn hóa là góp phần làm cho xã hội lành mạnh, phát triển. Từ bữa cơm gia đình dạy cho trẻ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.............

5 tháng 4 2017

Gợi ý:

-

Để xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa cần có những gia đình mới và những con người mới. Đó là những gia đình thật sự văn hóa, có tôn ty trật tự. Khi quan niệm về đời sống mới ở mỗi gia đình, Bác nói: “Trong một nhà: Phải trên thuận, dưới hoà, bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng; ăn tiêu có kế hoạch, cưới hỏi, giỗ tết nên tiết kiệm, ăn ở sạch sẽ, thân mật và sẵn lòng giúp đỡ xóm giềng, gia đình hăng hái tham gia việc nước, ai ai cũng phải biết chữ”. Bác kết luận: “Trong một nhà như thế thì nhất định phát đạt”.

-Theo Bác, một gia đình mới, một gia đình tốt trong xã hội chủ nghĩa là một gia đình mà trong đó các thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn trong công việc cùng nhau, nam nữ bình đẳng. Phải đề cao và tôn trong người phụ nữ. Do tàn dư của tư tưởng phong kiến, người phụ trong gia đình ngay cả ở thời điểm hiện nay cũng đôi khi bị coi thường. Không ít cảnh không bình đẳng khi người phụ nữ vừa phải gánh vác công việc xã hội, vừa phải lo toan việc gia đình. Đã thế, nhiều chị còn phải chịu cảnh bị bạo hành do có những người chồng vũ phu, cư xử thiếu văn hóa.

-Trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam đang bị phai nhạt; tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang khiến cho nhiều gia đình Việt có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, nền tảng xã hội thiếu vững chắc. Vì vậy, ngày Gia đình Việt Nam đang trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng lành mạnh, giáo dục, động viên mọi người thể hiện tình thương yêu và trách nhiệm đối với tổ ấm của mình, đồng thời thể hiện trách nhiệm đối với tưong lai của dân tộc.