Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.
Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.
Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.
Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích.Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.
Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút , từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.
Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải "check in" thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.
Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.
Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.
Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.
Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số , share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!
Bạn cứ tưởng rằng danh sách bạn bè của mình có tới vài nghìn người bạn, bạn thích thú với điều đó, đem đi khoe với tất cả mọi người về số lượng bạn ảo này. Nhưng liệu bạn có biết rằng, chính mình đang dần thu hẹp rất nhiều mối quan hệ thực ở quanh mình chỉ để “đầu tư” vào những người bạn ảo mà có khi là chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.
“Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có, và không nên để xảy ra tình trạng như vậy. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên dãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều, và tâm trí của bạn cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.
Để có thể hạn chế được hiện tượng nghiện facebook hiện nay, thì đòi hỏi phần lớn là ở nhận thức của người dùng. Bản thân họ phải tự ý thức được facebook thực chất chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, và đừng bao giờ để nó thành người bạn bám rễ, dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc “nghiện” Facebook này cũng ảnh hưởng tới chính sức khỏe bạn rất nhiều.
Bởi vậy, trong mỗi chúng ta không kể lứa tuổi nào cũng đều cần có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng để khiến tâm trí luôn thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
Giản dị là một phẩm chất quý báu cần có ở mỗi người. Đó là lối sống biết tiết kiệm đúng mức, không xa hoa, lãng phí. Người sống giản dị luôn thân mật, gần gũi với mọi người. Hầu hết thế hệ trẻ ngày nay đều học tập theo lối sống giản dị của Bác Hồ kính yêu. Tuy nhiên vẫn còn không ít những thanh niên chọn lối sống xa hoa, đua đòi, chạy theo các mốt ăn chơi mặc dù hoàn cảnh gia đình chẳng hề khá giả. Điều đó không chỉ làm cho cha mẹ buồn lòng mà còn đi ngược lại với chuẩn mực xã hội. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tự rèn luyện cho mình lối sống giản dị, tiết kiệm để được mọi người yêu mến và cũng là hoàn thiện hơn nhân nhân cao đẹp của mình.
ĐỂ ẢNH BÙN HE
Giữa vùng sỏi đá khô càn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Cuộc sống là thế, muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng, hạnh phúc xen lẫn khổ đau. Và con người luôn trong tư thế sẵn sàng trên hành trình khám phá cuộc sống . Cũng như khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình toả hương- tức là ta có niềm tin vào sự tốt đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống này.
Vì sao ta tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống? Vì cuộc sống luôn có những khoảnh khắc để những điều tốt đẹp phát sáng. Như câu chuyện đẹp về hành trình 10 năm cõng bạn đi học của cậu bé Minh Hiếu , hay như những đóng góp thầm lặng của những người công nhân quét rác , giữ sạch đẹp cho những thành phố của ta. Những việc làm bình dị của những con người bình dị cho ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tin rằng giới trẻ không chỉ toàn là vô tình, vô cảm, tin rằng điều tốt, sự tử tế, sự hướng thiện vẫn tiềm ẩn mạnh mẽ trong mỗi con người. Một khi đã có thể tin rằng, cuộc sống này còn đó những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ với người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, hóa ra đứa bạn ngồi bàn trên luôn nói cười vui vẻ vẫn luôn phải vất vả đi làm thêm mỗi tối để trợ giúp gia đình. Chúng ta sẽ nhận ra ràng trước nay chỉ có bạn lảng tránh mọi người, còn mọi người vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần hay những lúc bạn gặp khó khăn và cần họ bên cạnh. Phải chăng đó cũng là những điều rất nhỏ nhoi, rất ý nghĩa, là những điều tốt đẹp mà với cách nhìn cuộc sống trước kia chúng ta chưa hề nghĩ tới. Hãy gieo mầm tốt đẹp , hãy lan toả những thông điệp ý nghĩa , để cuộc sống không chỉ là khổ đau vất vả , mà sẽ có những điều kỳ diệu toả ra từ những mầm non ấy.
Tham khảo nha em:
Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
Tham khảo thui nha (* ̄3 ̄)╭
Giữa vùng sỏi đá khô càn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Cuộc sống là thế, muôn màu muôn vẻ, muôn hình vạn trạng, hạnh phúc xen lẫn khổ đau. Và con người luôn trong tư thế sẵn sàng trên hành trình khám phá cuộc sống . Cũng như khi ta gieo một hạt mầm tốt đẹp ta làm cho cuộc sống của mình toả hương- tức là ta có niềm tin vào sự tốt đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống này.
Vì sao ta tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống? Vì cuộc sống luôn có những khoảnh khắc để những điều tốt đẹp phát sáng. Như câu chuyện đẹp về hành trình 10 năm cõng bạn đi học của cậu bé Minh Hiếu , hay như những đóng góp thầm lặng của những người công nhân quét rác , giữ sạch đẹp cho những thành phố của ta. Những việc làm bình dị của những con người bình dị cho ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, tin rằng giới trẻ không chỉ toàn là vô tình, vô cảm, tin rằng điều tốt, sự tử tế, sự hướng thiện vẫn tiềm ẩn mạnh mẽ trong mỗi con người. Một khi đã có thể tin rằng, cuộc sống này còn đó những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chia sẻ với người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, hóa ra đứa bạn ngồi bàn trên luôn nói cười vui vẻ vẫn luôn phải vất vả đi làm thêm mỗi tối để trợ giúp gia đình. Chúng ta sẽ nhận ra ràng trước nay chỉ có bạn lảng tránh mọi người, còn mọi người vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần hay những lúc bạn gặp khó khăn và cần họ bên cạnh. Phải chăng đó cũng là những điều rất nhỏ nhoi, rất ý nghĩa, là những điều tốt đẹp mà với cách nhìn cuộc sống trước kia chúng ta chưa hề nghĩ tới. Hãy gieo mầm tốt đẹp , hãy lan toả những thông điệp ý nghĩa , để cuộc sống không chỉ là khổ đau vất vả , mà sẽ có những điều kỳ diệu toả ra từ những mầm non ấy.
1.Có thể nhận thấy được rằng việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" (UNESCO). Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai.
Nhận thấy được rằng chính tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
Quả không sai khi người ta nói chỉ cần xem công tác kiểm tra các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em của một đất nước thôi thì có thể đánh giá được trình độ văn minh và phần nào bản chất của một xã hội. Ta như nhận thấy được ở đất nước Nhật. Nước Nhật là một quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều thiên tai như động đất và núi lửa nhưng đất nước vẫn vươn lên trở thành một trong những siêu cường lớn nhất hiện nay. Đó chính là việc nước Nhật luôn luôn coi trọng và phát triển con người. Người Nhật luôn dạy con cái – những thế hệ mầm non tương lai của đất nước họ rất nhiều bài học. Họ thực sự quan tâm đến thế hệ con trẻ và luôn chăm lo đến đời sống của các em. Có như vậy thì đất nước họ mới có thể có được vị thế vững chắc như ngày hôm nay.
Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990 Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.
Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…
Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.
Hiện nay thì các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội.
Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác.
~Châu's ngốc
Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người. Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp thì không biết những đứa trẻ tội nghiệp kia còn phải chịu những tổn thương gì và tương lai chúng sẽ ra sao.
Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ…
Ngày nay, tình trạng bạo hành trẻ em ngày một có chiều hướng gia tăng. Mỗi ngày, những thông tin về bạo hành trẻ em trong gia đình xuất hiện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây nhất, vụ việc bé G.K (được báo chí giấu tên) 10 tuổi, bị chính cha ruột là ông Trần Hoài Nam (Phường Nghĩa Đô – Hà Nội) cùng với mẹ kế đánh đập dã man tới mức phải nhập viện vì gãy xương xườn và rạn sọ não. Không chịu nổi bạo hành trong thời gian dài, bé đã phải bỏ trốn tới cầu cứu ông nội mới thoát thân. Đó chỉ là một trong rất nhiều cảnh thương tâm mà chúng ta phải chứng kiến mỗi ngày.
Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.
Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen của một bộ phận những người làm mẹ kế, cha dượng đẩy những đứa trẻ tội nghiệp vào những hoàn cảnh bi thương….
Trước sự việc đó, mỗi chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành trẻ em, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của bé cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn. Chỉ nên sinh 1 đến 2 con để đảm bảo cho trẻ những điều kiện chăm sóc tốt nhất. Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….
“Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.
!Châu's ngốc
Hiện nay, khi thế giới đang ngày càng phát triển thì giới trẻ phải chịu rất nhiều áp lực từ mọi phía trong cuộc sống như áp lực học tập, thi cử, công việc,...Nhưng lại có một số bạn trẻ vì quá áp lực mà đã đưa ra cho mình một con đường là tìm đến cái chết và tự tử. Áp lực chính là những điều tạo cho ta những suy nghĩ, làm ta phần nào thấy lo lắng, thấy sợ hãi. Áp lực chính là một thứ có thể chuyển hóa thành động lực để giúp đỡ ta phấn đấu và vươn lên bằng mọi thứ nhờ vào ý chí của chúng ta. Áp lực sẽ đặt ra cho ta nhiều nghịch cảnh để từ đó giúp ta thấy được mình thiếu sót ở đâu và phải rèn luyện những gì. Điều đó sẽ thật tốt nếu mỗi chúng ta hiểu và nghị lực vượt qua nó. Nhưng khi áp lực đến với chúng ta quá lớn và yêu cầu chúng ta quá cao thì trong chúng ta lại xuất hiện lên một suy nghĩ là không chịu được mà tự tử. Hiện nay, giới trẻ vì chịu áp lực học tập từ gia đình quá lớn mà đã xảy ra nhiều trường hợp tự tử của các bạn trẻ như vào cuối tháng 3, nữ sinh lớp 9 đã tử vong sau khi rơi từ tầng 26 chung cư ở Hà Nội; một nữ học sinh lớp 8 ở Bắc Ninh cũng đã tìm đến cái chết bằng cách treo cổ tại nhà; một nam học sinh ở trường TPHT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã nhảy khỏi ban công tự tử,..Và nhiều trường hợp tự tử của các bạn trẻ khác chỉ vì áp lực điểm số và học tập của bố mẹ đặt lên quá cao mà không chịu hiểu họ nên họ đã dại dột tự tử. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy học cách chuyển áp lực thành động lực, biết quản lí thời gian, sắp xếp việc học để cuộc sông trở nên tốt hơn. Tóm lại, trong cuộc sống thì không bao giờ thiếu áp lực nhưng chúng ta phải biết chuyển hóa áp lực thành động lực để phấn đấu chứ đừng bao giờ suy nghĩ dại dột để rồi phải tiếc nuối.
Đại dịch covid đã đi qua rất nhiều quốc gia và lấy đi rất nhiều sinh mạng,trong số đó có cả những người ra đi khi còn rất trẻ.Muốn chấm dứt tình trạng này một phần cũng là tùy thuộc vào ý thức của các bạn trẻ.
Các bạn trẻ cần có ý thức tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân,các bạn trẻ cần cần có trách nhiệm với bản thân,với xã hội và cả những người xung quanh để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.Ở các quốc gia Việt Nam được đánh giá rất cao trong khâu kiểm soát dịch,được bạn bè các nước biểu dương,khen ngợi,đó cũng là nhờ vào thức của mỗi người dân trong đó có các thanh thiếu niên biết bảo vệ bản thân rất tốt.Mặt khác cũng có những bạn trẻ do không nắm rõ về các quy tắc phòng bệnh,khi ra đường không đeo khẩu trang,tụ tập đôn người và khi đi từ nước khác,vùng dịch về nhưng trốn cách ly,không khai báo y tế hoặc khai báo gian dối đều sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Các bạn trẻ ạ! Các bạn bảo vệ bản thân cũng là đang giúp đỡ cộng đồng vậy nên các bạn hãy sống có ý thức để cùng các y bác sĩ đẩy lùi dịch bệnh các bạn nhé!
Giới Trẻ Thiếu Kết Nối Với Gia Đình: Suy Nghĩ và Giải Pháp
Trong thời đại hiện đại, khi công nghệ và mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, một vấn đề đáng lo ngại nổi lên là giới trẻ dần thiếu kết nối với gia đình. Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình đang ngày càng trở nên lỏng lẻo, và điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, và chúng ta có thể làm gì để khắc phục?
Nguyên nhân chính của việc giới trẻ thiếu kết nối với gia đình có thể được chia thành hai nhóm:
Tác động của công nghệ và mạng xã hội:
Sự phân tâm của công nghệ: Các thiết bị điện tử và mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Thời gian dành cho các hoạt động trực tuyến, như chơi game, lướt web hay trò chuyện trên mạng xã hội, đã làm giảm thời gian và sự chú ý mà các bạn trẻ dành cho gia đình. Điều này dẫn đến việc các mối quan hệ gia đình trở nên ít quan trọng hơn trong mắt giới trẻ.
Ảnh hưởng của các mối quan hệ ảo: Mạng xã hội mang đến cho giới trẻ nhiều cơ hội để kết nối với bạn bè và những người cùng sở thích. Tuy nhiên, mối quan hệ ảo thường không thay thế được sự ấm áp và sự chăm sóc từ gia đình. Việc dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ ảo có thể làm giảm sự kết nối và gắn bó với các thành viên trong gia đình.
Nhịp sống bận rộn và áp lực công việc:
Cuộc sống bận rộn: Nhiều người trẻ ngày nay phải đối mặt với áp lực học tập và công việc, điều này khiến họ không còn nhiều thời gian để dành cho gia đình. Kỳ vọng cao về thành công cá nhân và nghề nghiệp thường dẫn đến việc các bạn trẻ ưu tiên sự nghiệp hơn là quan tâm đến gia đình.
Khác biệt về quan điểm: Các thế hệ trong gia đình có thể có quan điểm và sở thích khác nhau. Sự khác biệt này đôi khi tạo ra khoảng cách về tư tưởng và cảm xúc, làm giảm sự kết nối giữa các thành viên.
Để khắc phục tình trạng thiếu kết nối này, có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Tạo thời gian chất lượng cho gia đình:
Tổ chức các hoạt động chung: Gia đình có thể tổ chức các hoạt động chung như bữa tối, chuyến du lịch hoặc các buổi trò chuyện để gắn kết các thành viên. Những khoảnh khắc này giúp củng cố mối quan hệ và tạo cơ hội để chia sẻ và hiểu nhau hơn.
Thực hiện "giờ gia đình": Đặt ra các quy định như không sử dụng điện thoại trong các bữa ăn hoặc vào những giờ gia đình cố định giúp giảm bớt sự phân tâm và tăng cường sự kết nối.
Khuyến khích giao tiếp và chia sẻ:
Tạo điều kiện cho sự giao tiếp: Gia đình nên khuyến khích các thành viên chia sẻ cảm xúc và ý kiến của mình. Việc lắng nghe và thấu hiểu nhau sẽ giúp giải quyết những mâu thuẫn và tăng cường sự gắn bó.
Giáo dục về giá trị gia đình: Giáo dục các giá trị gia đình và tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ gia đình từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Các bậc phụ huynh có thể làm gương và truyền đạt những giá trị này cho con cái.
Kết luận:
Việc giới trẻ thiếu kết nối với gia đình là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phân tâm của công nghệ và áp lực cuộc sống. Tuy nhiên, bằng cách tạo thời gian chất lượng, khuyến khích giao tiếp và giáo dục về giá trị gia đình, chúng ta có thể làm giảm khoảng cách này và xây dựng một gia đình gắn bó và hạnh phúc hơn. Kết nối gia đình không chỉ giúp củng cố các mối quan hệ cá nhân mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hạnh phúc của mỗi người.
Giới Trẻ Thiếu Kết Nối Với Gia Đình: Suy Nghĩ và Giải Pháp
Trong thời đại hiện đại, khi công nghệ và mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, một vấn đề đáng lo ngại nổi lên là giới trẻ dần thiếu kết nối với gia đình. Mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình đang ngày càng trở nên lỏng lẻo, và điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, và chúng ta có thể làm gì để khắc phục?
Nguyên nhân chính của việc giới trẻ thiếu kết nối với gia đình có thể được chia thành hai nhóm:
Tác động của công nghệ và mạng xã hội:
Sự phân tâm của công nghệ: Các thiết bị điện tử và mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Thời gian dành cho các hoạt động trực tuyến, như chơi game, lướt web hay trò chuyện trên mạng xã hội, đã làm giảm thời gian và sự chú ý mà các bạn trẻ dành cho gia đình. Điều này dẫn đến việc các mối quan hệ gia đình trở nên ít quan trọng hơn trong mắt giới trẻ.
Ảnh hưởng của các mối quan hệ ảo: Mạng xã hội mang đến cho giới trẻ nhiều cơ hội để kết nối với bạn bè và những người cùng sở thích. Tuy nhiên, mối quan hệ ảo thường không thay thế được sự ấm áp và sự chăm sóc từ gia đình. Việc dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ ảo có thể làm giảm sự kết nối và gắn bó với các thành viên trong gia đình.
Nhịp sống bận rộn và áp lực công việc:
Cuộc sống bận rộn: Nhiều người trẻ ngày nay phải đối mặt với áp lực học tập và công việc, điều này khiến họ không còn nhiều thời gian để dành cho gia đình. Kỳ vọng cao về thành công cá nhân và nghề nghiệp thường dẫn đến việc các bạn trẻ ưu tiên sự nghiệp hơn là quan tâm đến gia đình.
Khác biệt về quan điểm: Các thế hệ trong gia đình có thể có quan điểm và sở thích khác nhau. Sự khác biệt này đôi khi tạo ra khoảng cách về tư tưởng và cảm xúc, làm giảm sự kết nối giữa các thành viên.
Để khắc phục tình trạng thiếu kết nối này, có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Tạo thời gian chất lượng cho gia đình:
Tổ chức các hoạt động chung: Gia đình có thể tổ chức các hoạt động chung như bữa tối, chuyến du lịch hoặc các buổi trò chuyện để gắn kết các thành viên. Những khoảnh khắc này giúp củng cố mối quan hệ và tạo cơ hội để chia sẻ và hiểu nhau hơn.
Thực hiện "giờ gia đình": Đặt ra các quy định như không sử dụng điện thoại trong các bữa ăn hoặc vào những giờ gia đình cố định giúp giảm bớt sự phân tâm và tăng cường sự kết nối.
Khuyến khích giao tiếp và chia sẻ:
Tạo điều kiện cho sự giao tiếp: Gia đình nên khuyến khích các thành viên chia sẻ cảm xúc và ý kiến của mình. Việc lắng nghe và thấu hiểu nhau sẽ giúp giải quyết những mâu thuẫn và tăng cường sự gắn bó.
Giáo dục về giá trị gia đình: Giáo dục các giá trị gia đình và tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ gia đình từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Các bậc phụ huynh có thể làm gương và truyền đạt những giá trị này cho con cái.
Kết luận:
Việc giới trẻ thiếu kết nối với gia đình là một vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phân tâm của công nghệ và áp lực cuộc sống. Tuy nhiên, bằng cách tạo thời gian chất lượng, khuyến khích giao tiếp và giáo dục về giá trị gia đình, chúng ta có thể làm giảm khoảng cách này và xây dựng một gia đình gắn bó và hạnh phúc hơn. Kết nối gia đình không chỉ giúp củng cố các mối quan hệ cá nhân mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hạnh phuc