Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người nghiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nên nhiều bạn còn giận và xa lánh ba.nhưng thường khi càng lớn cách nhìn về ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi đã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi và tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn, cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên,những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi có cảm giác thấy chút e sợ.
Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản của em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Cậu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.
* Bàn luận vấn đề
- Bạo lực học đường là gì?
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Thực trạng bạo lực học đường:
+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.
+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
- Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.
- Hậu quả.
+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
+ Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện. Mọi người chê trách, xa lánh.
- Cách khắc phục:
+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.
+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.
- Liên hệ bản thân.
* Tổng kết vấn đề.
– Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ. (con là mây và mẹ sẽ là trăng/ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ…). Mặc dù có rất nhiều cám dỗ, niềm vui ở ngoài kia nhưng cậu bé vẫn từ chối tất cả để chọn mẹ mình.
– Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.
Mỗi đứa bé sinh ra trên cõi đời này đều có một cha va một mẹ nhưng mỗi người cha người mẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Ba tôi sẽ khác ba bạn, ba tôi làm nông dân ,ba bạn làm công nhân hay nhà khoa học nhưng chúng ta không cần quan tâm bởi chúng ta đang xét đến hình ảnh người ba trong gia đình chứ không phải địa vị ngoài xã hội. Những ai đã có một gia đình nhỏ, đã làm ba thì chắc hẳn đã biết được cảm giác hạnh phúc khi những đứa con nhỏ trào đời. Từ ấy trong cha bừng nên một ngọn nến. Ngọn nến ấy ấp ủ trong cha sự yêu thương với gia đình con cái. Tinh thần trách nhiệm ước mơ cho tương lai con cái sau nài. Có nhiều người đã không quản hi sinh thân mình để che chắn bảo vệ con,nhiều người cha không tốt nhưng sau khi làm ba họ đã thay đổi,có người cha vi con mà trở thành những người cha gương mẫu,luôn tu chí rèn luyện bản thân cống hiến hết mình cho con mà không hề than vãn hay trách móc. Đó chả phải la tình cảm bao la vô bờ bến của người cha hay xeo? Vì vậy ma đừng nên suy nghĩ đắn đo xem cha chúng ta là người như thế nào bới lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người ngiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nen nhiều bạn còn giận và xa lánh ba. Nhưng thường khi càng lớn cách nhìn vè ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi dã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi va tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn,cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi co cảm giác thấy chút e sợ. Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm xao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó la một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha,ánh mắt đầy hi vọng, cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.
Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy. ”Công cha như núi thái sơn” một câu tục ngữ để nói ve công lao của người cha hay “khúc hát Tình Cha của Ngọc Sơn” cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả. Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai đo nổi? Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nao trên thế giới tốt hơn cha ruột của minh cả. Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? Ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện,ai dậy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống. Đó chỉ có thể là cha tôi cha các bạn.
Trên đời cại gì cũng có hai mặt,có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt,đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu….Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chụi thua số phận cấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dù thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.
Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ. Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
Tình cha! Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con là: ”bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Lúc con lên ba tuổi, bố kể cho con nghe câu chuyện về ông Thần Tự nhiên sinh ra muôn loài, ông Thần Sấm có những hạt sét như viên bi bỏ vào túi và khi nó rơi thì gây ra những tiếng đùng đoàng lúc mưa dông.
Thần Lửa do hắt xì không bịt miệng nên gây ra hạn hán, cháy rừng… Những câu chuyện thần thoại bố kể con nghe không bao giờ tìm thấy trong bách khoa, từ điển. Đó là thần thoại của riêng bố và con.
Lúc con bốn tuổi, cả ngày bố kể con nghe những câu chuyện sử ta, sử Tàu. Gần mộ bà có một cột mốc bằng đá “trơ gan cùng tuế nguyệt”, người ta bảo đó là mộ vợ thứ tám của Mã Viện. Từ Mã Viện bố kể cho con nghe về Bà Trưng, Bà Triệu và các anh hùng dân tộc. Mỗi câu chuyện bố đều kết luận một câu và bảo con học thuộc. Con đã học thuộc nó như trẻ con đọc đồng dao mà cứ ngỡ những nhân vật lịch sử ấy sống cùng thời với nhau… Bằng những câu chuyện kể bố đã hun đúc nên tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc trong tâm hồn con.
Lúc con năm tuổi, bố dạy con đọc thơ Tố Hữu và Nhật ký trong tù. Bài thơ đầu tiên trong đời con thuộc làBác ơi. Phần thi năng khiếu của con trong chương trình “Bé khỏe bé ngoan” là đọc thuộc một bài thơ và con đã đọc Mới ra tù tập leo núi thay vì một bài thơ thiếu nhi như những đứa bạn cùng trang lứa. Con đã học tập bố đến mức có lỗi với cô giáo: con không thuộc một bài thơ thiếu nhi nào trong chương trình học mẫu giáo của mình…
Mùa lũ năm 1988, bãi chìm trong biển nước, bố đưa chị em con đi xem lũ, không phải vì nuông chiều mà vì muốn các con được chứng kiến những điều từ thực tế. Trong ánh mắt ngây thơ của con lúc bấy giờ lũ thật là đẹp, thật là kỳ vĩ. Dòng sông Lam xanh ngơ ngắt thường ngày đã biến thành màu đỏ ối, đầy những mái nhà, những trâu bò lợn gà từ thượng nguồn trôi dạt về xuôi. Con đâu hay niềm vui, sự hào hứng, phấn khích của con là nỗi đau, là mất mát của những người sống ven đê, để sau mùa lũ họ phải “gánh cả tên làng trong những chuyến di dân”…
Năm con học lớp 4, học lớp đặc biệt của huyện, xa nhà tới hơn 10 cây số, những ngày đầu tiên bố đưa con đến trường rồi đứng chờ trước cổng. Chiếc áo lính sờn vai nhưng nụ cười đầy mãn nguyện. Có bố, con thấy mình mạnh mẽ và có lẽ thành công của con bắt đầu từ những ngày tháng ấy. Sau này, ngày đầu tiên con bước tới giảng đường, bố lại đứng chờ con. Thượng Đình vào ngày đầu tháng 9 nắng vẫn vàng như mật ong, gió bụi, mùi xà phòng, thuốc lá hòa vào nhau nồng nàn chẳng kém gì “gió Lào cát trắng” quê mình. Vậy mà bố vẫn đứng chờ con, kiên tâm, nhẫn nại, hạnh phúc lẫn lo âu. Bốn năm đại học, mỗi lần bước vào cổng trường con đều ngoái lại, tưởng như sau lưng mình bố vẫn còn dõi theo…
Khi con lên lớp 5, vào những ngày nước nổi, bố dắt xe và cõng con qua vùng nước xiết. Chiều về nhá nhem bố lại đứng chờ con bên cầu, thấy bóng ai từ xa cũng hỏi to: Nhàn đấy hả con? Lớp 5, vào tháng tư, khi cây gạo cháy bùng lên những ngọn lửa cũng là lúc kỳ thi học sinh giỏi tỉnh bắt đầu. Bố đèo con bằng chiếc xe đạp cũ kỹ từ miền trung du quê mình dọc theo bờ sông Lam xuống thành phố Vinh, gần trăm cây số. Hết kỳ thi bố đưa con đến Cửa Lò để nhìn thấy biển rồi về thăm quê Bác. Đó là lần đầu tiên con đi xa, lần đầu tiên con nhìn thấy biển, lần đầu tiên con được vào làng Sen, làng Hoàng Trù và nhắc lại những câu thơ của Tố Hữu trong trường ca Theo chân Bác, lần đầu tiên bố kể cho con nghe những câu chuyện về thời niên thiếu của Người và căn dặn con “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” …
Tháng tư năm ấy sẽ chẳng bao giờ mờ nhạt trong ký ức của con, lời dạy của bố năm nào giờ đã thành một cuộc vận động lớn. Từ bố con nhận ra tình yêu Đảng, tình yêu lãnh tụ phải xuất phát từ thẳm sâu trong trái tim mình, phải xuất phát từ ngưỡng vọng thiết tha và sự biết ơn vô bờ bến. Từ bố, con đã học được những bài học không qua sách vở, giáo trình nhưng đi thẳng vào trái tim.
Bố của con, một chiến sĩ nơi Thành cổ năm xưa. Bố vẫn giữ thói quen dậy sớm, khi đài phát thanh phát câu nói đầu tiên trong ngày. Bố dạy con hát những bài Vì nhân dân quên mình, Anh vẫn hành quân… và tập những động tác thể dục cơ bản của một… người lính. Bố cho con xem những giấy khen, những huân huy chương trong chiến trường và cả một sơ đồ tác chiến trong một đêm tiến vào Thành cổ. Con đã đọc những dòng nhật ký “hoa lửa” của bố khi viết về những đồng đội đã hi sinh “ngay chính tôi cũng không thể nào tưởng tượng được mình có thể sống sót để viết những dòng vội vã này. Sau lưng tôi tất cả đồng đội đã ngã xuống…”. Thời bình, bố trở về không kê khai một bản thành tích nào để Nhà nước tặng thưởng… Với bố, sự sống sót sau tháng ngày bom cày đạn xới đã là món quà lớn nhất mà cuộc đời và đồng đội thân yêu đã dành cho mình.
Bố kính yêu! Con đã lớn lên bên bố, một người bố bình thường, không giàu sang, không địa vị và quyền uy nhưng bố đã cho con rất nhiều. Cho con cuộc đời này? Những người bố khác đều làm được! Cho con tình yêu thương? Những người bố khác đều làm được!… Nhưng bố khác với họ, bố cho con thế giới quan của mình, cho con bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, những thăng trầm trong cuộc sống, cho con biết yêu thương, biết trải lòng nhân ái, bao dung với những mảnh đời bất hạnh, cho con biết vươn lên tiến về phía trước. Chính bố đã cho con sức mạnh, một sức mạnh trường cửu của tình phụ tử.
Bài làm
(1)Thời chiến tranh, trẻ em đã tham gia chiến đấu, góp phần không nhỏ cho công cuộc đấu tranh giải phóng. (2)Thời hòa bình, trẻ em cũng đã thể hiện trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng nước nhà.(3)Thật vậy , hiện nay , tuy không thể hiện trách nhiệm của mình với sự nghiệp xây dựng nước nhà bằng những việc to lớn như thời chiến tranh , trẻ em thời nay vẫn thể hiện được trách nhiệm của mình qua những công việc như học tập.(4)Thật vậy , học tập để tiếp thêm kiến thức , để bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh.(5) Bác Hồ cũng đã nói :''Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không , dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không , chính là nhờ công lao học tập của các cháu.'' , câu nói ấy đã khẳng định rằng thời bình này , trẻ em ngày nay phải cố gắng học để đất nước ta sánh vai với các nước khác.(6)Nhưng lại có một bộ phận nhỏ trong xã hội thì dường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những kiến thức học hành để giúp ích cho đất nước , tổ quốc mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ những trò chơi trực tuyến .(7)Vậy để phát triển đất nước , chúng ta cần làm gì ?(8)Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hướng, đất nước,…
Tôi thấy thật đáng thương cho họ. Mặc dù cùng là con người với nhau nhưng tôi khinh bỉ họ đến tủy xương. Trẻ em và phụ nữ cũng là con người, cũng có linh hồn và cũng biết suy nghĩ, biết cái nào đúng, cái nào sai. Đâu phải đàn ông mới là trụ cột gia đình, đâu phải đàn ông mới làm ra tiền, giúp ích cho xã hội. Phụ nữ chúng tôi cũng vậy chứ. Hiện nay, phụ nữ đã góp phần rất lớn trong xã hội và gia đình. Nên ai có ý nghĩ ''Trọng nam khinh nữ'' thì bỏ ngay cái tư tưởng lạc hậu ấy đi.
Trả lời xong mà bức xúc qá mà