Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.
Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Trên thực tế hiện nay có một thứ đã trở thành một vấn nạn đáng lo ngại không chỉ về phía nhà trường mà phụ huynh học sinh cũng rất quan tâm. Bởi nó có tầm ảnh hưởng, sự tác động sâu sắc với thế hệ trẻ đó chính là nận bạo lực học đường.
Là một học sinh ai cũng có một thời cắp sách tới trường và ai cũng có những mâu thuẫn, xích mích với các bn của mình. Học sinh hiện nay đã khác với học dinh thời xưa rất nhiều. Có nhiều bn rất lười, hư. Học trò lười học, ko chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường, gây gổ, đánh nhau, trốn học,.... Vô lễ với thầy cô, không nghe lời, cãi lại giáo viên và đâu phải sự kiềm chế nóng giận của thầy, cô là không có hạn, một số trường hợp giáo viên dùng biện pháp mạnh đối vời học sinh vượt tầm kiểm soát như: đánh đập, làm nhục,... Từ một cô bé ngoan hiền, học giỏi, dần dần trở nên trầm tính, ko dám đến lớp, rồi còn biết bao nhiêu trường hợp các bn học sinh khác bị đánh đập , xa lánh, bị cô lập,... đến nỗi muốn tự kỉ. Bạo lực học đường đã ảnh hưởng ko nhỏ đến môi trường học tập của chúng em, ảnh hưởng đến một tương lai sáng mà chúng em đang cố gắng vun đắp để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt. Vậy chúng ta phải làm sao để hạn chế được tình trạng bạo lực học đường này ? Theo em nghĩ toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực. Ba mẹ nên tâm sự với con cái nhiều hơn quan tâm và chăm sóc. Mở ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh. Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện.
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho toàn xã hội. Thế nhưng mọi người không nên đánh mất niềm tin vào thế hệ trẻ chúng em. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không thể vì thế mà trở thành dơ bẩn được. Việc học tập rất cần thiết đối với chúng em bởi lẽ học tập là con đường ngắn nhất để chúng em đi tới thành công, để chúng em có một tương lai sáng hơn đang chờ đón trước mắt . Em mong muốn những hành vi bạo lực ấy sẽ được giảm, không để lại những hậu quả đáng tiếc. Như vậy chúng em có thể yên tâm học hành như những quyền mà chúng em được hưởng(trong pháp luật)
cuối cũng cũng viết xong rồi
Lê-nin có nói “Học học nữa học mãi” để đề cao việc học tập trong cuộc sống. Một trong những phương pháp học tập đó là tự học. Vậy tinh thần tự học của học sinh hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề này?
Trước hết, chúng ta cần cắt nghĩa “tinh thần tự học” là gì? Theo như từ điển tiếng Việt thì học tương đường với học tập, học hành, học hỏi và đây là một quá trình mà con người tiếp thu cái mới hoặc trau dồi, bổ sung các kiến thức, kinh nghiệm, nhận thức, giá trị, kỹ năng hay sở thích cũng có khi là sẽ tổng hợp các loại thông tin khác nhau để từ đó nâng cao trình độ. Do đó, tự học là một phương pháp học tập mà ở đó con người tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm… bằng cách không cần một ai thuyết giảng mà tự mình tìm tòi, thấu hiểu và khám phá. Tinh thần tự học chính là một phẩm chất tốt đẹp của con người khi biết tự mình nâng cao trình độ cá nhân mà không phải bị động tiếp nhận hoặc không có cơ hội được người khác trao cho. Nói chung, tinh thần tư học hội tụ ở vấn đề chủ động tiếp cận và tiếp nhận tri thức.
Nói thì khó hiểu, nhưng biểu hiện thực tế của nó lại rất dễ nhận biết. Ngược dòng lịch sử, “Thần đồng” học lỏm Nguyễn Quán Quang vì gia đình nghèo không có tiền gạo theo học nên thường lân la đứng ngoài cửa lớp nghe thầy dạy bọn học trò trong làng học sách rồi dùng gạch non viết chữ xuống nền gạch dưới sân. Cuối cùng ông đỗ Tam nguyên. Trên thế giới, ta vẫn nhắc đến những con người như Bill Gate không học đại học nhưng vẫn thành công và trở thành tỷ phú thế giới. Hồ Chí Minh – nhà chính trị, nhà lãnh đạo, nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc bằng hai bàn tay trắng làm nên độc lập tự do dân tộc, để lại cho đời bài học về đạo đức và lối sống, lỗi nghĩ đúng đắn. Có được thành quả đó nếu không nhờ tự học thì không thể nào thành hiện thực.
Vậy tự học như thế nào thì đúng đắn và hiệu quả. Theo tôi, tự học cần mấy điều chú ý sau. Thứ nhất, điều thành công khi tự học hay làm bất cứ điều gì là nỗ lực và cố gắng hết mình, kiên trì và đừng bao giờ dễ dàng từ bỏ. Thứ hai, tự học cần có một chiến lược thông minh. Muốn học đan len, bạn phải biết nên tìm thày dạy ở đâu hay điều gì sẽ giúp bạn thao tác. Cách đan phải từ dễ đến khó, từ cơ bản tới phức tạp và tới sáng tạo. Thứ ba, tự học là hoạt động có tính mục đích. Khi học bất cứ một tri thức nào, bạn cần có mục đích, tức là trả lời được câu hỏi mục đích của việc làm này là gì tránh học hỏi một cách quá vĩ mô dẫn đến loãng tri thức hoặc học tri thức vô bổ. Nếu học đan len, bạn muốn đan tặng mẹ nhân ngày 8-3 hay tự tay đan chiếc áo cho mình? Bạn nên nghĩ đến điều ấy hơn là nghĩ rằng biết đan thì sẽ không thua kém người khác. Thứ tư, tự học là sự chủ động và không phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi bất cứ ai và bất cứ điều gì. Cuối cùng, tự học phải biết chọn lọc kiến thức. Bạn không thể tự học hỏi bừa bãi từ một ai đó hay một phương tiện nào đó. Ngày nay báo đài, vô tuyến, mạng xã hội hay internet rất phổ biến có thể học được vô vàn kiến thức nhưng hãy chọn cho mình một kênh học tập hiệu quả và thiết thực nhất.
Trường học là môi trường trong lành cung cấp cho chúng ta tri thức, rèn luyện đạo đức cho con người. Vậy mà môi trường ấy đang bị ô nhiễm bởi những thói hư, tật xấu của chính học sinh, mà ăn quà vặt là một hiện tượng phổ biến. Dẫu biết rằng ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống nhưng ăn gì, ăn như thế nào lại là vấn đề cần quan tâm. Các loại quà bánh chứa rất nhiều các chất hóa học, phẩm mầu độc hại,… gây ra các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, sâu răng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư.Bên cạnh đó, ăn quà vặt còn trở thành bệnh, thành thói quen xấu khi không có tiền để ăn có thể ăn cắp, ăn trộm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách, gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Còn các loại giấy kẹo bánh, vỏ lon nước ngọt, vỏ sữa, … là nguyên nhân làm mất vệ sinh môi trường.
Tiện đâu… vứt đấy
Hầu hết các trường Trung học bây giờ đều được xây dựng khá khang trang hiện đại. Nhưng có một thực trạng đáng buồn là, dù yêu trường đến đâu nhiều teen vẫn quen với việc vô tư xả rác khắp nơi. Từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong… ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số bạn hồn nhiên phát biểu: "Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh…Hơn nữa, mình đóng tiền vệ sinh để làm gì cơ chứ?”… Khăng khăng với những suy nghĩ đó, các teen này chưa từng một lần thấy ngần ngại khi buông rác dọc lối đi, hay để lại “chiến lợi phẩm” ngay ở chỗ ngồi của mình.
Oanh, một chuyên gia quà vặt thật thà thú nhận: “Đang ngồi ăn trong lớp, chẳng lẽ lại bỏ vụ buôn dưa đang hồi gay cấn để chạy đi tìm… thùng rác?” Bắt đầu từ một chút lười, một chút ngại đến hình thành thói quen bạ đâu vứt rác đó, vô tình nhiều teen đã biến mình thành những “kẻ phá hoại”, chuyên làm bẩn trường lớp. Lâu ngày nó trở thành một thói quen dễ lây lan. Một bạn, rồi nhiều bạn theo nhau “lười”, và bộ mặt trường lớp cũng từ đó không thể nào ngăn nắp, sạch sẽ được như những khẩu hiệu “xanh- sạch- đẹp” nữa.
Hằng Nga, một teengirl lớp 10 cho hay: "Đi đến đâu trong trường bạn ấy cũng bắt gặp “vu vơ” những vỏ bim bim, giấy vụn, túi nilon, vỏ chai nước… Thậm chí là bã kẹo cao su cũng “được” dính ngang nhiên trên tường, bàn, ghế…Cực kì khó chịu khi cứ phải nhìn thấy sân trường thấp thoáng rác. Ghê nhất là những ngăn bàn với các chiến lợi phẩm đủ thứ: Vỏ kẹo, vỏ hộp sữa, vỏ hoa quả, thậm chí… muối ớt!!! Không hiểu ý thức của cá bạn ấy bỏ đi đâu nữa.”
Phiền vì sự vô ý thức của một bộ phận teen ấy đã đành, càng phiền lòng hơn khi “bệnh xả rác” lây lan nhanh chóng. Ở nhiều trường, nó còn là một căn bệnh khó chữa. Số bạn ý thức cao về giữ gìn vệ sinh trường lớp bỗng chốc thành “thiểu số”! Một điều thật trái khoáy nhưng là có thật.
Thanh Tùng- một boy khá mẫu mực trong chuyện vứt rác đúng nơi quy định rất hay bị bạn bè gọi là Tùng hấp. Cái biệt danh ra đời chỉ vì nhiều khi, Tùng kiên quyết nhặt rác cho vào thùng, dù là mẩu giấy nhỏ! Nhìn thấy bạn bè mình vứt rác bừa bãi, Tùng thẳng thắn lên tiếng. Không ít người vì vậy mà khó chịu ra mặt với cậu bạn. Có kẻ độc miệng còn bảo Tùng cứ “ra vẻ”, teen gì mà như… ông già!
Trong khi vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề "hot" trong cộng đồng, thì rất đông teen vẫn còn thờ ơ với nếp sống văn minh xanh - sạch. Tiện đâu vứt đấy, sự vô tư xả rác ra trường lớp bất chấp nội quy học đường, vô tư xả rác ra nhiều nơi công cộng, đường phố khiến teen đã và đang trở thành những “thổ dân” trong mắt mọi người.
Thùng rác ngay đó mà vẫn cố tình xả rác lung tung thì thật là vô ý thức. (Ảnh minh họa)
Tại sao không là một greenager ngay từ bây giờ?
Xả rác bừa bãi ở trường lớp chính là teen tự làm xấu bộ mặt trường mình, cũng là làm “mất giá” thương hiệu trên đồng phục của bạn. Nhiều khi, chính thói quen này đã hại teen dở mếu dở cười.
Hôm ấy, trên đường từ bến bus đi vào trường, Hồng Hạnh mải miết gặm nốt chiếc bánh mì, còn lại cái túi nilon nho nhỏ, Hạnh thẳng tay cho nó… bay vào không gian. Vừa dợm chân bước đi, thì một anh kính cận gọi với theo: “Em ơi, đánh rơi cái gì kìa!” Hạnh quay lại, lúng túng chưa biết nói gì, anh ấy đã nhặt chiếc túi lên dúi vào tay Hạnh và nói rất khẽ “Thùng rác ở đằng kia cơ cô bé ạ”. Hạnh đỏ bừng mặt. Chiếc túi nóng ran trong tay, xấu hổ chẳng biết giấu mặt vào đâu…
Còn Huy Thông, một nhân chuyên nhét bã kẹo cao su bừa bãi vào chân ghế, chân bàn đã bị… gậy ông đập lưng ông khi vô tình dựa tay vào lan can, vào bị dính chặt áo vào một mẩu bã kẹo. Thông lớn tiếng chửi “thằng nào đó ý thức bắng … con ruồi!” rồi lập tức im bặt. Chính là cậu ta nhét bã kẹo vào đó mà không nhớ.Trước hình ảnh một lớp học nhem nhuốc rác, một ngôi trường không sạch sẽ, chắc chắn nhiều thầy cô cũng cảm thấy thất vọng và có gì đó “nản” trước đám học trò. Bước vào lớp đã bị cái sự bẩn làm phân tâm, thầy cô cũng khó mà nhiệt tâm giảng bài được thoải mái và trọn vẹn… Thiệt thòi khi ấy, lại chính do teen chịu. Vì có ai mà không yêu nổi một ngôi trường sach sẽ với những greenager chính hiệu?
Bỏ đi thói quen xả rác bừa bãi ở trường lớp, học làm một greenager sống có trách nhiệm hơn với môi trường xung quanh ngay từ bây giờ thôi, teen nhé!
Đặt vấn đề:
– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Giải quyết vấn đề:
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
Kết thúc vấn đề
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.
Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…
Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”
Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.
Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.
Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”
1. Mở bài
Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...).
2. Thân bài
LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?
- Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.
- Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực).
LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh
- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.
- Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.
LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài.
- Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."
- Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.
LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử
- Không có kiến thức khi bước vào đời.
- Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.
- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi.
- Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.
- Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.
LĐ5: Biện pháp khắc phục
- Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.
- Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.
- Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.
3. Kết bài: Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục.
em thấy k phát biểu ý kiến k phải lỗi tất cả đều là do học sinh mà trong đó có lỗi của giáo viên vì..........giáo viên dạy quá thiếu muối.........
việc học sinh giơ tay ko là phải phụ thuộc vào giáo viên cs giảng bài hiểu ko hay chỉ là ngồi ns chắc rồi ra về
Thời gian luôn không ngừng trôi và cuộc sống của con người chúng ta cũng không ngừng đổi mới. Bởi vậy, ta không chỉ đơn thuần sống trong môi trường duy nhất mà luôn có sự cọ xát với nhiều môi trường khác nhau. Từ đó mà chúng ta hình thành dần các thói quen sống. Và giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo đang dần phổ biến. Đây là vấn đề nhạy cảm mà mỗi người, đặc biệt giới trẻ chúng ta cần suy ngẫm.
Trước hết, bạn hiểu như thế nào là thói quen sống ảo?
Theo tôi, đó là thói quen sống trong thế giới ảo – bản sao dị dạng của thế giới thực: giả tạo, mơ hồ và đơn độc. Với sự tiếp xúc với các môi trường như truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội... thói quen sống ảo dần được hình thành. Từ đó xuất hiện hai con người, hai cá tính ảo và thực, có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau, nó không giống với hình ảnh "kẻ song trùng".
Thói quen sống ảo tựa như một chất gây nghiện nhưng đồng thời mở ra một chân trời mới cho những ai biết vận dụng, kiểm soát nó.
Trong giới trẻ hiện nay, thói quen sống ảo dường như đã trở nên phổ biến. Ta dễ dàng bắt gặp ở những người bạn quanh mình. Đó là những mối tình ảo, các mối quan hệ ảo theo kiểu ngôn tình... Để gây sự chú ý của mọi người, nhiều bạn trẻ đã chìm trong cuộc sống ảo với những trò lố khoe tiền, đồ hiệu, giả chết, khoe những hình ảnh nóng lên các trang mạng xã hội.
Đã có nhiều vụ việc dở khóc dở cười quanh việc sống ảo, bạn có biết câu chuyện của cô gái Lê Thị Tú Ngà có tài khoản Facebook tên Lê Khả Ái đã làm dậy sóng cộng đồng mạng khi nhìn thấy mặt mộc của cô gái?
Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại. Thói quen sống ảo đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.
Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này và theo bạn, lý do đâu mà thói quen sống ảo lại trói buộc chúng ta như vậy?
Tuổi trẻ với nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn, vậy nên chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô, cả thế giới dường như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.
Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, hèn nhát đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.
Đương nhiên cũng không thể chỉ quy chụp nguyên nhân do sự nông nổi của tuổi trẻ, cuộc sống với guồng quay tất bật, trong chúng ta không ai tránh khỏi được những áp lực bủa vây từ việc học tập, bạn bè rồi gia đình.
Ngoài ra do sự phát triển của công nghệ thông tin – con dao hai lưỡi, giới trẻ với sự hiếu kỳ, tò mò, những tính năng mới rồi vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí, ý thức tự chủ còn hời hợt. Sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội còn nhiều thiếu sót cũng là một nguyên nhân.
Ai trong chúng ta từng suy nghĩ tới hậu quả? Có chăng cũng chỉ là thoáng qua rồi chậc lưỡi, bàng quan với những gì đang diễn ra. Bạn có biết thói quen sống ảo nếu không kiểm soát sẽ tác động mạnh tới tâm lý và nhân cách chúng ta rối loạn tâm lý, sống hoang tưởng, tiêu cực, có thể có hành vi chống đối xã hội, hay dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm.
Ngoài ra, sống ảo còn tốn thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe, kết quả học tập của chúng, có thể còn phải đón nhận ánh nhìn không mấy thiện cảm từ mọi người. Không những vậy đôi khi còn trở thành cầu nối cho bọn tội phạm. Bởi thế giới ảo và thế giới thực tồn tại mâu thuẫn trong con người bạn nên rất khó để hòa nhập với thế giới thực vốn đầy rẫy những va chạm.
Và rồi chúng ta sẽ dần bị cô lập, thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc bạn bởi một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ "siết cổ" dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của bạn.
"Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước". Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.
Thế giới ảo có nhiều điều thú vị, chúng ta không thể áp đặt, quy chụp cho nó tất cả những xấu xa... Song cần nhìn nhận và đánh giá đúng mức nếu không sẽ tự biến mình thành những kẻ bệnh hoạn.
Vấn đề chính là mục đích, liều lượng và cách sử dụng thói quen sống ảo, đòi hỏi ở chúng ta một bản lĩnh. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ lạm dụng việc sống ảo, đồng thời dẫn dắt họ ra khỏi vùng tăm tối đang che mắt họ.
Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước, bởi vậy phải sống sao cho xứng với những máu xương mà thế hệ đi trước đã hy sinh để bảo vệ độc lập hòa bình.
Cửu Bá Đao từng viết: "Tuổi thanh xuân của chúng ta như cơn mưa rào, dù bị ướt nhưng ta vẫn muốn quay lại đằm mình thêm lần nữa". Hãy sống sao để khỏi phải nuối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài sống phí.
Bạn và tôi, chúng ta hãy mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao nó vẫn sinh động hơn nhiều so với thế giới ảo.
Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống rắn thép để vượt qua mọi cám dỗ, hãy thẳng thắn sống với hoàn cảnh và thân thế của mình. Nhút nhát, trốn chạy chẳng thể giải quyết được vấn đề.
Như Nguyễn Khải từng nói: "Để sống được tất nhiên phải nhờ vào những giá trị tức thời nhưng sống sao cho có phẩm hạnh, có đạo đức nhất định phải dựa vào những giá trị bền vững". Vậy nên đừng trong một phút nhất thời mù quáng mà tin vào việc sống ảo sẽ giải quyết được mọi chuyện.
Thói quen sống ảo nếu không có sự giám sát, quản lý của lý trí, nó sẽ biến thành một loại axit, ăn mòn dần tuổi trẻ của chúng ta. Là người trẻ tuổi, đã có lúc tôi cũng cho phép mình bước vào thế giới ảo, sống trong đó ít lâu nhưng chưa bao giờ cho phép lý trí mình ngủ quên ở thế giới ấy.
Bằng chứng thiết thực chính là ngày hôm nay, tôi đã đang và dám sống thật với chính bản thân mình – tâm sự với bạn về suy nghĩ chân thành của tôi về thói quen sống ảo. Còn bạn thì sao?
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, mạng xã hội trở thành nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ. Bên cạnh đó do quá lạm dụng các ứng dụng tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay đang có lối sống không lành mạnh, đó là sống ảo. Về vấn đề này, báo điện tử Dân Trí có bài: Bi hài "hot girl" sống "ảo". Bài báo đề cập đến hiện tượng sống ảo của không ít bạn trẻ ngày nay.
Theo bài báo, hiện nay có nhiều bạn trẻ đăng hình lên các trang mạng xã hội với mục đích tự đánh bóng tên tuổi của mình, khoe sắc đẹp, khoe thân thể với những tấm hình đã qua chỉnh sửa, trong khi thực tế lại khác hẳn. "Hot girl" được nói tới trong bài báo chỉ là một trường hợp trong vô số những bạn trẻ hiện nay đang đắm chìm trong thế giới ảo với những bức ảnh được chỉnh bằng phần mềm Camera 360 độ. Có thể nói, đây là trường hợp điển hình cho lối sống ảo của một bộ phận thanh niên hiện nay.
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận "Sống ảo" là gì? Và nó có điều gì mà rất nhiều bạn ham mê nó đến vậy? Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi. Đó là mạng xã hội facebook, instagram, twitter, Yahoo!..... và có rất nhiều mạng xã hội hữu ích khác. Vì chúng quá là hiện đại nên các bạn đã ham mê quá mức. Bệnh ảo tưởng đối với một bộ phận người trẻ là có nguyên nhân. Trước tiên là nguyên nhân tâm lý: Nhiều bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Nói cách khác, họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn, và theo kịp thời đại. Suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.
Các bạn có thể ngồi hàng giờ để nhắn tin với những người mới quen mà quên đi các bạn của mình. Đã gọi là thế giới ảo thì cuộc sống trong đó vô cùng đẹp và hấp dẫn. Mỗi người có thể xây dựng một ngôi nhà tuyệt đẹp trên đó và có rất nhiều người gọi là bạn. Nhiều bạn đã lạm dụng mạng xã hội để đăng những hình ảnh không lành mạnh chỉ với mục đích là được mọi người chú ý. Hay dùng những lời nói không văn minh để thể hiện mình hay gọi theo cách khác là "anh hùng bàn phím" đã gây ra nhiều mâu thuẫn.
Sống ảo mang đến nhiều hệ luỵ cho cọn người. Có nhiều bạn xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Có hiện tượng phổ biến là nhiều bạn yêu trên mạng. Đây không phải là điều sai nhưng liệu bạn đã đủ chín chắn và thông minh để biết đây là tình yêu thật sự hay là sự thật đây chỉ là để lừa đảo? Nhiều bạn đã nhẹ dạ cả tin mà tin vào những lời đường mật của một người chưa hề gặp rồi khi biết rằng chàng trai bạn hằng yêu thương chỉ mang tên lừa đảo. Thật sự có rất nhiều mối nguy hiểm mà bạn không lường trước được. Bạn có thể ngồi hàng giờ để lên mạng, chìm đắm trong thế giới ảo và xa lánh thế giới thật. Các bạn trẻ sẽ khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, không xác định được hướng đi của mình. Đã dẫn đến tình cảm của con và bố mẹ ngày càng rạn nứt, bạn bè xa dần nhau. Và quan trọng là việc học của các bạn sẽ giảm sút, thành tích đi xuống hay nói cách khác việc đỗ đại học là quá xa vời.
Quả thực mạng xã hội rất hữu ích. Giúp chúng ta làm quen với nhiều bạn hơn. Không tốn nhiều thời gian để nhắn tin và có thể đăng ảnh, chia sẻ cảm xúc của mình với mọi người. Nhưng các bạn cần dùng chúng đúng lúc và hợp lí. Có thể học xong các bạn lên để cập nhật tin tức hay để giải toả căng thẳng. Người lớn cũng nên quan tâm các bạn nhiều hơn. Vì đây là thời điểm các bạn bắt đầu lớn dễ bị cám dỗ. Cần tạo ra nhiều môi trường cho các bạn vui chơi sau giờ học để không dẫn đến tình trạng ngồi lên mạng suốt ngày.
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Nếu bạn biết các sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
tick cho mình nha linh cẩu
Trường học là môi trường trong lành cung cấp cho chúng ta tri thức, rèn luyện đạo đức cho con người. Vậy mà môi trường ấy đang bị ô nhiễm bởi những thói hư, tật xấu của chính học sinh, mà ăn quà vặt là một hiện tượng phổ biến. Dẫu biết rằng ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống nhưng ăn gì, ăn như thế nào lại là vấn đề cần quan tâm. Các loại quà bánh chứa rất nhiều các chất hóa học, phẩm mầu độc hại,… gây ra các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, sâu răng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư.Bên cạnh đó, ăn quà vặt còn trở thành bệnh, thành thói quen xấu khi không có tiền để ăn có thể ăn cắp, ăn trộm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách, gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Còn các loại giấy kẹo bánh, vỏ lon nước ngọt, vỏ sữa, … là nguyên nhân làm mất vệ sinh môi trường.
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.