Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Đối với lứa tuổi học sinh hiện nay, thể hiện mình đang là một vấn đề lớn, là một nhu cầu tất yếu không chỉ trong trường học mà còn ở ngoài cuộc sống thường ngày. Vậy thể hiện mình đối với học sinh có ý nghĩa như thế nào mà họ lại coi đó là một nhu cầu tất yếu đối với bản thân như vậy? Hiện nay thể hiện mình thường thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau về cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Việc làm ấy là một hành động để chứng tỏ bản thân đối với mọi người. Về mặt tích cực, nhiều học sinh luôn đứng lên thể hiện bản thân mình bằng cách học tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi ở các cấp, hay như một số học sinh lại tham gia và đóng góp tích cực cho các phong trào bề nổi ở liên đội, liên đoàn, trường, lớp,…cũng như nhiều bạn tận dụng khả năng đàn, hát, vẽ,…để thể hiện mình trước đám đông. Đó là những hành động thể hiện mình rất tích cực và vô cùng có ích để mỗi chúng ta phải học tập và noi theo. Song bên cạnh đó, một số bạn thể hiện mình mọt cách thái quá như đến lớp nhuộm tóc nhiều màu, mặc quần áo không rách thì hở, coi thường việc mặc đồng phục cũng như nội quy trường lớp, hay luôn tạo ra những trào lưu vô bổ, gây ảnh hưởng xấu tới thầy cô, bạn bè, hút thuốc lá, uống rượu bia,…sa đà vào các tệ nạn xã hội khác. Những việc làm để thể hiện mình một cách tiêu cực như thế thì không những gây ảnh hưởng xấu tới trường lớp, bạn bè, thầy cô mà còn gây sự thiếu thiện cảm trong mắt mọi người, đang dần biến mình trở thành người xấu, người vô văn hóa và làm giảm sút đi sự phát triển của xã hội. Là một học sinh, ta phải biết cách thể hiện mình sao cho thật đúng với tư cách của học sinh, luôn là một học sinh gương mẫu đi đầu mọi phong trào tốt đẹp, có ích cho bản thân, giúp ích cho đất nước. Chúng ta phải làm sao cho việc thể hiện mình chỉ tồn tại ở những mặt tích cực, đẩy lùi những mặt tiêu cực ra xa. Có như thế thì chúng ta mới có thể tự thể hiện mình một cách hoàn hảo nhất, trở nên có ích, có văn hóa, có năng lực, tài năng trong mắt mọi người và đối với xã hội. Tôi cũng vậy, tôi vẫn còn là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tuy không có nhiều tài năng nhưng tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, nâng cao vốn hiểu biết của mình để tham gia tích cực vào các phong trào của trường, lớp,…làm giàu đẹp thêm cho quê hương, đất nước và trở thành một chủ nhân tài năng thực sự. Thể hiện mình là một việc làm tốt, nhưng ta phải thể hiện mình làm sao cho thật đúng và tránh sa vào những việc làm thể hiện mình không tốt nhé!
Có ai đó đã từng nói rằng: “Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh, mà để lưu dấu chân trên mặt đất và trong tim mọi người”. Việc thể hiện bản thân, do vậy, là một nhu cầu chính đáng của mỗi con người, các bạn học sinh cũng không là ngoại lệ. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta là: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn?
Thể hiện bản thân là một chuỗi hành động do con người tạo ra hay học hỏi của một ai đó nhằm khẳng định và cho thấy những đặc điểm nổi bật của bản thân mình, gây ấn tượng mạnh đối với mọi người xung quanh. Thể hiện bản thân ở môi trường học đường được chứng minh quacả ngoại hình , lời nói , cách ứng xử và hành động của học sinh.
Ở độ tuổi mới lớn, học sinh có những sự thay đổi đáng kể về tâm lý và suy nghĩ, dẫn đến hành động cũng trở nên nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, điều này khiến họ luôn muốn thể hiện mình, chứng minh rằng mình đã trưởng thành. Mặt khác, nhu cầu được mọi người chú ý, được mọi người nể trọng, cũng là lí do khiến các bạn học sinh muốn thể hiện bản thân, để khẳng định năng lực và cái tôi của mình.
Những hành động thể hiện bản thân tích cực đến từ những việc đơn giản không những ở bề ngoài chỉnh chu, phù hợp với quy định của nhà trường mà còn ở lời nói và cử chỉ lịch sự lễ phép. Việc dám nói lên ý kiến, bảo vệ những quan điểm đúng đắn củamình đánh dấu cột mốc của sự trưởng thành. Cậu bé Đỗ Nhật Nam là một tấm gương hiếu học và không ngần ngại thể hiện bản thân trước mọi người xung quanh, cậu đã được tổng thống Obama gửi thư khen ngợi. Dẫu vậy, cậu vẫn quan tâm đến việc giúp đỡ cộng đồng, kì nghỉ hè vừa rồi cậu đã về nước mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các bạn đồng trang lứa. Hàng năm cứ đến hè, các bạn học sinh lại tích cực tham gia chiến dịch Hoa phượng đỏ, mồ hôi nhễ nhại nhưng khuôn miệng vẫn tươi cười, hăng say giúp đỡ mọi người. Họ cho chúng ta một bài học đúng đắn về cách thể hiện bản thân: cống hiến hết mình vì cộng đồng!
Tuy nhiên, hiện nay một số học sinh đã có những hành động khẳng định bản thân mình sai trái, không phù hợp với độ tuổi.Họ tập tành hút thuốc lá, tụ tập băng nhóm đánh nhau, quay clip bạo lực phát tán lên mạng, họ nói tục chửi thề, lạm dụng “ngôn ngữ teen” để chứng tỏ mình là “người sành điệu”… Đó là những hiện tượng đáng buồn, gây ra nhiều hậu quả khó lường cho bản thân và những người xung quanh.
Thể hiện bản thân mình, đúng đắn hay sai lầm, chủ yếu phụ thuộc vào việc mỗi chúng ta nhận thức bản thân và các giá trị sống. Mỗi chúng ta cần hướng đến cộng đồng để sống có ích, từ những việc làm nhỏ nhất: tham gia quỹ giúp bạn vượt khó, tiết kiệm tiền tiêu vặt để ủng họ đồng bào lũ lụt miền Trung… Đó là những hành động nhỏ những có ý nghĩa lớn, đánh dấu sự trưởng thành trong mỗi người học sinh.
Một vì sao sinh ra phải được tỏa sáng, mỗi con người sinh ra đều có nhu cầu thể hiện mình. Điều quan trọng là mỗi chúng ta phải biết phân định đúng, sai và sống tích cực, có như vậy chúng ta mới có thể trở thành ngôi sao bình dị nhưng lung linh, được mọi người yêu quý!
Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?
b. Thân bài (9đ)
- Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):
+ Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...
+ Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).
→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.
- Phân tích (5đ):
+ Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.
+ Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?
→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.
→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.
- Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.
+ Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.
+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.
- Bàn luận (2đ):
+ Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.
+ Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.
+ Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.
c. Kết bài (0.5d)
- Khẳng định lại vấn đề.
Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.
Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.
Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta
* Giống nhau:
- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.
* Khác nhau:
- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.
- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".
Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.
Thân đoạn:
- Cách tham gia giao thông của học sinh:
+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.
+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.
+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.
+ ....
- Văn hóa giao thông:
+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.
+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.
+ ...
- Hậu quả:
+ Gây tai nạn cho bản thân.
+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)
+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.
+ ...
- Giải pháp:
+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.
+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.
+ ...
- Mở rộng:
+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.
- Thực trạng:
+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.
=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".
+ Vượt đèn đỏ trái phép.
+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.
=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.
Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.
Tham khảo nha em:
Thời đại công nghệ 4.0 đưa đến cho thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng những tiện ích thiết thực, hữu dụng. Trong giới trẻ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến. Điều đáng khích lệ là nhờ có mạng xã hội mà các bạn làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm được dễ dàng hơn. Nhiều group học tập được lập ra phục vụ nhu cầu học tập thủ hút hàng trăm nghìn học sinh tham gia mang lại hiệu quả cao đã cho thấy được vai trò của mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người người trẻ quá lạm dụng mạng xã hội dẫn đến những tác động tiêu cực, gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến sức khoẻ,...Mạng xã hội là điều không thể thiếu hiện nay nhưng ta cần biết cách sử dụng nó.
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như vậy.
Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp, để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.
Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.
Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc
Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.
Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp "rắn" để mang đến môi trường học tập lành mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.