K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2018
Tôi hiểu rắng: Hạnh phúc của con người thật mong manh, cứ như giọt sương đêm đọng trên lá cỏ, tan biến nhanh khi ánh nắng vừa lên.
 
Khi biết tự làm chủ cảm xúc của mình, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn lên rất nhiều; dễ cảm thông với mọi điều, mọi việc, mọi người hơn.
 
Tôi không còn bao giờ đòi hỏi người khác phải làm cho tôi hạnh phúc mà tôi chủ động tạo ra hạnh phúc cho người khác.
 
Mọi người ngạc nhiên hỏi tôi sao không đi tìm cho mình một ngôi nhà hạnh phúc? Sao tôi có thể sống độc thân mà vẫn vui vẻ yêu đời vậy? Tôi trả lời: Tôi đã có hạnh phúc lớn nhất rồi vì đã có tất cả: quê hương, gia đình, họ hàng thân thuộc, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, tình yêu cuộc sống.
2 tháng 2 2018

Trong cuộc sống ai ai cũng mong muốn mình được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn từ cuộc sống, hạnh phúc đơn giản chỉ là những rung động hay sự thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cuộc sống. Hạnh phúc là một khía cạnh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người trong xã hội ngày nay.

Hạnh phúc đó là cảm giác nâng nâng, thỏa mãn từ bên trong xúc cảm con người, hạnh phúc không phải là cái gì đó lớn lao mà đó là những tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim của mỗi con người. Hạnh phúc từ xưa đến nay luôn luôn được con người theo đuổi và coi đó là cơ sở sống, cũng như mục đích sống của họ trong cuộc đời này. Hạnh phúc không nhất thiết là phải xuất phát từ cái to lớn, mà nó có thể là những cái đơn giản và lớn lao nhất mà cuộc sống này đang để lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nhưng con người sẽ luôn sống và đi tìm lấy niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Hạnh phúc còn luôn là động lực để cho con người có thể làm được mọi điều tốt nhất trong cuộc sống. Như chúng ta đều thấy hạnh phúc có thể là niềm vui khi chúng ta gặp một người bạn lâu ngày không gặp, hạnh phúc khi hôm nay chúng ta được thưởng thức một món ăn ngon do mẹ nấu, hay hạnh phúc là khi chúng ta đạt được điểm số cao trong kì thi. Có lẽ mọi điều trong cuộc sống có thể tạo nên sự hạnh phúc cho mỗi chúng ta.

Hạnh phúc là do chúng ta tự lựa chọn, chính vì thế hạnh phúc là thứ chúng ta cần phải học hỏi, giữ gìn và phát huy nó mỗi ngày. Mỗi ngày thức dậy phải cám ơn cuộc đời vì chúng ta còn được sống, được yêu thương, được học tập. Hạnh phúc là cung bậc cảm xúc cao nhất của con người, chính vì vậy, mỗi chúng ta đều không ngừng cố gắng để có được nó, và phát triển nó nhiều hơn nữa trong cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta đều phải luôn luôn cố gắng để rèn luyện bản thân mình mỗi ngày bởi điều đó cũng đem lại cho chúng ta niềm vui, sự hạnh phúc và tư tưởng sống mỗi ngày. Hạnh phúc giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống, giúp chúng ta vững bước hơn trong cuộc đời, cũng như nâng cao được tình cảm tinh thần trong bản thân của mình.

Như người xưa đã có câu: Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, bởi vậy, mỗi ngày chúng ta đều sống và làm việc có ích thì cuộc sống sẽ căng tràn nhựa sống, cũng như những điều tốt nhất cho chính cuộc sống này. Luôn phải tự phê, và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, có như vậy, chúng ta mới thấy cuộc đời này ngập tràn niềm vui và hạnh phúc hơn.

Trong cuộc sống mỗi chúng ta cần phải cố gắng để rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, luôn yêu thương và trân trọng của cuộc sống của chính mình, yêu thương và chăm sóc bản thân mình nhiều hơn nữa, rèn luyện bản thân mỗi ngày để chúng ta thấy cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Hạnh phúc của mỗi chúng ta là được sống yêu thương và tận hưởng mọi điều của cuộc sống, chính vì vậy, để hưởng những niềm vui trọn vẹn, chúng ta nên sống và rèn luyện bản thân mình nhiều hơn nữa, luôn yêu thương và rèn luyện bản thân để làm được những điều có ích nhất cho chính cuộc sống của mình.

Mỗi người chúng ta luôn sống và theo đuổi cái ước mơ, cũng như hoài bão của chính bản thân mình, học tập và rèn luyện bản thân mỗi ngày, là điều thiết yếu để tạo nên niềm vui cho cuộc sống.  Trong xã hội chúng ta đều thấy có rất nhiều người rất hạnh phúc vì cuộc sống đủ đầy cả về vật chất và tinh thần, họ nhận được nhiều điều từ cuộc sống. Nhận được sự yêu thương của mọi người xung quanh, nhận được nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người.

Mỗi chúng ta cần phải sống thật hạnh phúc để tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống này, luôn yêu thương và biết sống đúng đắn để cảm nhận những hương vị ngọt ngào mà cuộc sống này đem lại.

Hạnh phúc là cung bậc tình cảm cao quý của con người, mỗi chúng ta đều cố gắng để đạt được nó, vì hạnh phúc đem lại cho con người cảm giác sung sướng và thỏa mãn trong cuộc sống.

MK NHANH NHẤT,K NHA!!!

refer

Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp, thỏa mãn được những ước muốn. Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc. Biết cho đi sẽ được nhận về. Biết chia sẻ để được chia sẻ. Biết yêu thương để được yêu thương. Đó là hạnh phúc. Hạnh phúc còn là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống. Nếu không biết tự hài lòng về bản thân, dù bạn có thỏa mãn bao nhiêu nhu cầu, bạn cũng sẽ không có được hạnh phúc. Để có được hạnh phúc chân thực, chúng ta cần kết hợp cả hai – đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa. Thật đáng buồn khi vẫn còn có nhiều người suy nghĩ thiển cận, sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

11 tháng 2 2022

Tham khảo

Hạnh phúc là niềm vui, sự hài lòng khi con người đạt được những điều tốt đẹp, thỏa mãn được những ước muốn. Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác, bởi ta vui khi mình sống đẹp, sống có ích, biết vị tha, làm được điều tốt đẹp cho người khác, giúp người khác hạnh phúc. Biết cho đi sẽ được nhận về. Biết chia sẻ để được chia sẻ. Biết yêu thương để được yêu thương. Đó là hạnh phúc. Hạnh phúc còn là sự hài lòng của riêng bản thân mình, khi ta đạt được những nhu cầu, khát vọng chính đáng của bản thân, tạo ra được những thành quả tốt đẹp, nâng cao giá trị sự sống. Nếu không biết tự hài lòng về bản thân, dù bạn có thỏa mãn bao nhiêu nhu cầu, bạn cũng sẽ không có được hạnh phúc. Để có được hạnh phúc chân thực, chúng ta cần kết hợp cả hai – đem đến niềm vui cho người khác và bản thân được hài lòng – thì hạnh phúc mới trọn vẹn, ý nghĩa. Thật đáng buồn khi vẫn còn có nhiều người suy nghĩ thiển cận, sống vị kỉ, chỉ biết tới hạnh phúc riêng. Thành công không phải là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa dẫn tới cánh cửa thành công. Nếu bạn yêu điều bạn đang làm, bạn sẽ thành công. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.

5 tháng 6 2021

Em tham khảo dàn ý này nhé !

 

- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)

- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu…

- Bàn luận:

+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.

+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.  

 

Câu 1:đọc và trả lời  các câu hỏi : " Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm    là tiếng xe mỗi chiều của bố   cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ chị xới cơm đầy bát phải ăn no. Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho là ngọn đèn soi tương lai em sáng là điểm mười mỗi khi lên bảy là ánh mắt người lạ như quen hạnh phúc là khi mình có một cái tên . ("Hạnh phúc...
Đọc tiếp

Câu 1:đọc và trả lời  các câu hỏi : 

" Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm  

  là tiếng xe mỗi chiều của bố 

  cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ 

chị xới cơm đầy bát phải ăn no. 

Hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho 

là ngọn đèn soi tương lai em sáng 

là điểm mười mỗi khi lên bảy 

là ánh mắt người lạ như quen 

hạnh phúc là khi mình có một cái tên . 

("Hạnh phúc "-Thanh Huyền ) 

a, tìm câu thơ mang nội dung chính của đoạn ? 

b, chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ? 

c, theo tác giác "hạnh phúc"quan niệm hạnh phúc bình thường và giản dị lắm . còn em , em quan "niệm thế nào nào về hạnh phúc "

câu 2: suy nghĩ của em về ý nghĩa của công việc đối với cuộc sống một người . 

1
23 tháng 12 2019

1. 

a. Câu mang nội dung chính của đoạn văn: Hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là điệp từ "là" kết hợp với liệt kê chỉ ra những điều giản dị trong cuộc sống hàng ngày tạo nên hạnh phúc của con người.

c. Mỗi học sinh có thể đưa ra quan niệm của mình về hạnh phúc. 

Lưu ý: Hạnh phúc là sự thỏa mãn của mỗi người về mặt tinh thần.

2. Ý nghĩa của công việc:

- Thể hiện năng lực, khả năng của mỗi người.

9 tháng 12 2017

hoi mang

12 tháng 12 2017

Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà yêu quý ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng.

Nhớ về tuổi thơ của mình, nhà thơ xứ Đaghoxlan Razun Gamzatop đã nhớ đến người mẹ thân yêu với những việc làm trở lại trong mọi ngày vào sáng sớm, ban trưa và buổi tối, trong cả bốn mùa xuân - hạ -  thu - đông. Đó là: đi lấy nước, đưa nôi và nhóm lửa. Nhóm lửa, đi lấy nước, đưa nôi. Bà đã làm việc ấy như nhen nhóm, gìn giữ và nâng niu những gì quý giá nhất của đời mình. Do hoàn cảnh sống, những năm tháng tuổi thơ, Bằng Việt cũng chỉ sống với bà. Trong nỗi nhớ của nhà thơ, bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. Bởi mỗi ngày của tuổi thơ lận đận đều bắt đầu từ ngọn lửa bà nhen. Bên bếp lửa ấy, bà đã bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học... Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn ngọn lửa ấy. Thì ra thế, ở đất nước nào ngọn lửa cũng là cội nguồn của sự sống, bếp lửa nào cũng nhọc nhằn, tần tảo, bếp lửa nào cùng nồng đượm, ấp iu.

                                     “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lứa!”

Đó là lời thốt lên từ niềm trân trọng, biết ơn, cũng là lời thốt lên khi chợt nhận ra trong một vật đơn sơ lại ẩn náu bao điều kì diệu.

“Bếp lửa” là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà yêu quý ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa trào dâng vừa sâu lắng. Cả bài thơ là một dòng tâm trạng, một dòng hồi ức. Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo một trật tự thời gian, nhưng toàn bài thơ vẫn cứ là một dòng chảy xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ lấy quyền dẫn dắt ý tứ. Cho nên các khổ, các đoạn thơ dài ngắn không đều. Bài thơ gồm hai giọng - giọng kể (tự sự) nắm vai trò tổ chức chung đối với toàn bài, và giọng cảm thương (trữ tình) thấm đượm vào mỗi ki niệm, mỗi đoạn thơ. Nhưng đọc toàn bài, thấy giọng cảm thương, nhớ nhung da diết cứ muốn trào dâng, lấn át tất cả. Mạch tự sự mờ đi, lẩn mình vào mạch cảm xúc.

Trước hết hãy nói đến mạch chuyện, mạch kể. Kể bao giờ cũng nhằm tái hiện sự việc. Các sự việc được kể tiếp nối thành chuỗi, tạo thành mạch chuyện nào đó trong bài thơ. Bằng Việt kể không nhiều, nhưng khá rành rọt. Nhớ từng thời điểm, rành rõ từng quãng thời gian, từng cảnh ngộ gia đình trong những biến động chung của đất nước: Lên bốn tuổi, tám năm ròng, Năm giặc đốt làng, Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ, rồi thì Giờ thì cháu đã đi xa... Lần theo nhừng mốc thời gian ấy, các sự kiện được kể cứ tiếp nối tạo thành một cốt truyện cho cuộc chuyện trò trong tâm tưởng với bà... Nhưng những sự việc sống trong nỗi nhớ bao giờ cũng được bao bọc bởi tâm tình. Huống chi đây lại là những sự việc thuộc về quãng đời ngọn nguồn của đời người.

Vì thế mỗi một kỉ niệm thức dậy là biết bao tâm tình sống dậv. Cứ thế theo với mạch sự việc, mạch tâm tình cũng thể hiện mà dâng trào. Thiếu một tâm tình sâu nặng, thì các sự việc thời thơ ấu gian khổ có được tái hiện kĩ đến mấy, cũng khó mà thành thơ.

Ngần ấy sự việc suốt mấy chục năm đó chỉ xoay quanh hình tượng bếp lửa của bà. Lửa là ánh sáng, lửa là hơi ấm. Bếp lứa lặng thầm nuôi dưỡng mọi gia đình, nuôi dưỡng cả sự sống này. Nép mình trong góc nhà, xó bếp, có gì mộc mạc khiêm nhường hơn bếp lửa? Nhưng có gì cao quý thiêng liêng hơn? Suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, bếp lửa cứ lụi cụi, hi sinh, tần tảo. Cho nên, nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. Đó chính là sự gắn bó tự nhiên kì lạ giữa hai hình ảnh thân thương. Bài thơ mở đầu bằng một khổ thơ ba câu.

                                      "Một bếp lủa chờn vờn sương sớm

                                      Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

                                      Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp bập bùng nhen lên mỗi sớm mai. Nhưng ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” đã là ngọn lửa của tình bà chăm sóc cưu mang. Theo trình tự thơ, ngọn lửa cứ chập chờn, bập bùng, hình tượng thơ cứ tò dần, tỏ dần. Bên bếp lửa là dáng hình bà qua nắng mưa, năm tháng.

Kể từ đó, hình ảnh bếp lửa cứ cháy trong kỉ niệm của tình bà cháu. Qua những năm tháng đói khổ. Qua những năm tháng chiến tranh. Cháu bắt đầu nhớ mùi khói từ khi lên bốn. Thì cũng là năm “đói kém” (1945). “Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” bố bươn trải đưa gia đình qua khỏi thì đói kém mà cứ chìm đi trong kí ức. Trong kí ức chỉ còn lưu lại những gì khốn khổ thương tâm: “đói mòn, đói mỏi, khô rạc ngựa gầy, khói hun nhèm mắt cháu”... Bởi thế mùi khói từ những năm đầu đời qua mấy chục năm ròng, vẫn cứ nguyên trong ki ức, chẳng thể tiêu tan:

                                        “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”

Mùi khói của quá khứ làm cay sống mũi hiện tại? Hay là nhớ thương từ hiện tại đã làm sống dậy ngọn khói từng hun nhèm mắt cháu mấy chục năm xưa? Trong khoảng khắc ấy của hồi ức, hoài niệm đã xóa đi cái khoảng cách mấy chục năm trời.

Trong những năm tháng ấy, bên cạnh bà cháu, bên cạnh bếp lửa còn có một nhân vật nữa, giờ đây nhớ lại cháu cũng chẳng bao giờ quên: ấy là chim tu hú - “Tu hú kêu trên những cánh đồng xa”. Tiếng chim gợi lên cái không gian mênh mông buồn vắng. Tiếng tu hú nhắc cảnh mùa màng sao trớ trêu trong những ngày đói kém. Tiếng chim tu hú lạc lõng chơ vơ côi út như khát khao được che chở, ấp iu. Đứa cháu được sống trong sự chăm sóc ấm áp của tình bà đã chạnh lòng thương con tu hú bé bỏng, thiệt thòi

                                          “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

                                          Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

Thương con chim tu hú bất hạnh bao nhiêu là biết ơn những ngày hạnh phúc được bà đùm bọc, chi chút bấy nhiêu.

Nếu chim tu hú đáng thương là cảnh ngộ tương phản với đứa cháu được yêu thương, thì bếp lửa ân cần, ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phán với ngọn lửa thiêu hủy dã man của bọn giặc. Một ngọn lửa thù địch với sự sống: “Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi”, một ngọn lửa nhen lên sự sống:

                                        Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

                                        Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

                                        Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

Bà đã chịu đựng tất cả nhọc nhăn, khôn khổ, mất mát, hi sinh. Bà đã góp gom, ấp ủ, chắt chiu, nhen nhóm. Những gì bị thiêu cháy trong ngọn lửa dã man, kì lạ thay, lại được hồi sinh trong ngọn lửa của bà! Cứ thế cuộc đời bà cháu được chở che, duy trì qua bao năm tháng. Cứ thế sự sống muôn đời được giữ gìn nuôi dưỡng, trường tồn. Chính ngọn lửa của lòng bà đã nhen lên ngọn lửa bền bỉ trong bếp lửa kia! Vừa kể lại, vừa tỏ lòng thương nhớ, biết ơn, vừa suy tư. Đến đây nhà thơ mới đúc kết về sự kì lạ và linh thiêng bếp lửa của bà:

       Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

      Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

   Nhóm bếp lửa ấp ỉu nồng đượm

                  Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

        Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

           Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lứa!

Và đứa cháu hiếu thảo ấy giờ đây đã lớn, đã đi rất xa nơi bếp lửa của bà, đã biết đến khói trăm miền, đã vui với ngọn lửa trăm nhà. Cháu đã đi ra với đất rộng trời cao, đến với những chân trời hạnh phúc. Nhưng trong lòng cháu vẫn chỉ nhớ về ngọn khói đã làm nhèm mắt cháu thuở lên bốn, chỉ nhớ về ngọn lửa tảo tần nắng mưa nơi góc bếp của bà. Cháu chẳng bao giờ quên bếp lửa bởi đó là cội nguồn, bởi cuộc đời cháu đã được nhen lên từ trong ngọn lửa ấy:

                                       Giờ cháu đã đi xa.

                                       Có ngọn khói trăm tàu

                                       Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

                                       Nhưng vẫn chắc lúc nào quên nhắc nhở:

                                       Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa'?...

Lời nhắc ấy là lời nhắc của ngọn lửa mà cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà? Thế là ngọn lửa của bà giờ đây đã cháy trong lòng cháu! Một bếp lửa của cuộc đời mới được nhen lên! Cứ thế, ngọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt!

“Bếp lửa” là bài thơ cảm động! Tinh cám dạt dào trong lòng đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp, ấy là nhịp bập bùng của lửa! Giọng kế lể và bộc bạch cứ tràn ra, cứ dâng lên, mỗi ngày một nồng nàn, ấm nóng. Đâu phải ngẫu nhiên bài thơ bắt đầu bằng một đoạn ba câu, rồi càng những đoạn sau, số câu trong từng đoạn nhiều mãi. Khi số lượng không nhiều, thì giọng thơ lại cuộn lên. Lối trùng điệp được sử dụng hết sức biến hóa. Những kiểu câu lặp lại, những vế câu láy lại, những lời nhấn nhá thật nhiều. Tất cả phối hợp với nhau góp phần tạo nên sự dạt dào xáo động của tâm tình, tất cả góp phần tạo nên cái nhịp chờn vờn, bập bùng, dai dẳng của ngọn lửa. Vì lối viết như vậy mà người đọc bị cuốn vào âm điệu thật đặc biệt. Đọc “Bếp lửa” chẳng những thấy được một dòng tâm tư sâu nặng dạt dào của một đứa cháu nghĩa tình hiếu thảo, mà còn như thấy rõ ngọn lửa cứ chờn vờn, bập bùng suốt cả âm điệu nồng hậu của bài thơ.

Đọc bài thơ này, nhìn lại bếp lửa thân quen trong góc bếp nhà mình, hẳn cái nhìn của chúng ta chẳng thể còn như trước.