Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.
Những năm gần đây, có một thực trạng đáng báo động đó là tình trạng học sinh coi thường các môn học Khoa học xã hội và nhân văn. Ở xu thế xã hội nào, các môn học này vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đến nhân cách và văn hóa ứng xử. Do đó, học sinh coi thường các môn xã hội đã gây ra những tác hại nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ của mỗi học sinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến những thái độ đó của học sinh là gì?
Trước tiên có thể thấy, các môn khoa học xã hội và nhân văn đã không tạo được niềm hứng thú đối với các môn khoa học tự nhiên. Thường ngày trong chương trình học không chỉ có các môn tự nhiên, các môn xã hội mà còn có rất nhiều môn học khác như sinh học, thể dục. Vì vậy các em không những học bài mà còn phải chuẩn bị rất nhiều bài tập trước khi đến lớp. Thêm vào đó, các môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử, địa lí... kiến thức vô cùng rộng với những sự kiến thức dài dễ tạo ra học sinh cảm giác chán nản, mệt mỏi. Không như các môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn tự nhiên tạo được cho học sinh nhiều hứng thú hơn với những con số, công thức ngắn gọn, dễ nhớ, dễ học thuộc, từ đó các môn này tạo cho học sinh được cảm giác kích thích, đào sâu suy nghĩ và tìm tòi hướng giải quyết.
Thứ đến phải kể là cách giảng dạy của giáo viên. Cách học “cô đọc trò chép” đã làm cho học sinh trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Chính vì vậy, những giờ học môn khoa học xã hội và nhân văn đã không được học sinh yêu thích và coi trọng.
Khi nhìn nhận một vấn đề ta không chỉ nhìn từ một phía, có thể thấy do bản chất của các môn học xã hội, do cách truyền đạt của giáo viên mà học sinh coi thường các môn học xã hội nhưng đã bao giờ ta thử lật ngược lại vấn đề? Nếu như các bạn học sinh yêu thích các môn học xã hội thì liệu có dẫn đến tình trạng chán nản đó hay không?
Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học” tức là Văn học không chi cung cấp những kiến thức về môn học đó nói chung mà các môn học xã hội còn hướng con người sống “chân, thiện, mỹ, giúp con người yêu thương con người hơn.
Hậu quả của việc coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn để lại là vô cùng nghiêm trọng, tác hại của sự thiên lệch trong tư duy đã làm cho một số học sinh rơi vào những cảnh tiếc nuối. Và chỉ khi ở trong những cảnh tiếc nuối đó, học sinh học lệch mới thấy học đều các môn tốt biết bao.
Nhìn chung, vấn đề học sinh coi thường các môn học khoa học xã hội và nhân văn đang được rất nhiều nhà trường quan tám. Vì vậy, ta nên có thái độ tích cực và bình đẳng đối với tất cả môn khoa học xã hội và nhân văn và các môn học tự nhiên. Như vậy, ta vừa có thêm kiến thức, vừa không gặp những rủi ro mà việc học đem lại.
Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
Dùng biện pháp tuyên truyền.
Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
Thành lập đội thanh niên tình nguyện
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
hiện nay áo lp rất đẹp nhiều ng mua và lp tôi cx thế suốt ngày mua bán đầy đủ đồ nào áo ,son, mũ ,tất,giày,.. vô số cứ thấy đẹp là về lài mẹ xin tiền mua hếtcái này đến cái khác , thấy bb có j cx đòi mua
mình cho rằng việc tô son,đánh phấn (trang điểm nói chung) không phải là một việc hay. Thực sự nó ko làm bạn đẹp hơn vì tuổi trẻ vẻ đẹp trong sáng thánh thiện là đã tột đỉnh rồi. Ngoài ra, việc tô son đánh phấn làm các anh(chj) bị phân tâm và cả mn xung quanh nx. Thay vì tập trung vào hc thì ta phân tâm vào việc hiệu quả của việc trang điểm của mk sẽ ra sao, như thế nào. Cha mẹ nên khuyên nhủ và định hướng cho con bỏ thói quen tô son hay trang điểm, mua cho con son dưỡng ko màu ko mùi là sẽ giải quyết được chuyện môi bị khô
(ý kiến của tui)
Tham khảo:
Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.
Bạn tham khảo nhé:
Facebook dịch vụ mạng xã hội miễn phí. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Có thể nói, cùng với trình duyệt tìm kiếm Google, trang mạng xã hội Facebook đã làm bùng nổ thông tin toàn cầu. Facebook giúp người dùng chia sẻ cảm xúc, thông tin, sở thích, kết nối thêm nhiều bạn bè, nói chuyện (chat) với bạn bè, đưa các hình ảnh, các thông tin mới nhất về cá nhân, giới thiệu với bạn bè những thông tin hữu ích, hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa,… Với những tiện ích như vậy, Facebook tạo khả năng kết nối rộng rãi, duy trì các mối quan hệ dù ở khoảng cách rất xa. Facebook đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay quá sa đà vào Facebook, nghiện Facebook, làm tổn hại nghiêm trọng đến bản thân. Tình trạng nghiện mạng xã hội gây lãng phí thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, bỏ bê công việc, học hành. Sử dụng Facebook thiếu cảnh giác dẫn đến lộ các thông tin cá nhân, bị lừa đảo,… Nhiều người sử dụng Facebook với mục đích xấu như bôi nhọ, nói xấu người khác, nói tục, chửi nhau, gây mâu thuẫn,…Facebook có thể dẫn đến những trạng thái tâm lý tiêu cực như ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự,…Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không lành mạnh. Hạn chế những tác hại của Facebook và chặn đứng lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách. Nhà quản lý cần có các biện pháp, công cụ làm lành mạnh môi trường Facebook, gia đình, thầy cô,… quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để sử dụng Facebook một cách hữu ích. Giới trẻ cần có ý thức cao khi sử dụng, tỉnh táo, làm chủ bản thân, không sử dụng Facebook cho những mục đích thiếu lành mạnh.
Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.
Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.
Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiến có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.
H
iện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quan net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.
Một khi đã sa vào trò chơi điệnu tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.
Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.
Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…
Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.
Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.
Thú vui giải trí chứ k phải gảme bạn ạ