Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 3.
- Chú ý những từ ngữ miêu tả hình ảnh người lính Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,... Từ những hình ảnh trên có thể thấy, người lính Tây Tiến đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, phải chịu những căn bệnh nguy hiểm và có những người đã hi sinh. Tuy nhiên, ý chí kiên cường, sự đồng lòng, quyết tâm vẫn chưa bao giờ phai nhòa trong họ. Từ đó, tác giả muốn thể hiện sự thương cảm, ngưỡng mộ và nhớ ơn đối với công lao của những người lính.
Suy luận: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện quan đoạn thơ này?
- Cảm xúc của chủ thể trữ tình là sự nuối tiếc, xôn xao, trước những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc. Như bệnh sốt rét rừng, khiến người lính rụng tóc hay bệnh ghẻ do thiếu nước sạch hoặc côn trùng cắn, một số khác lựa chọn cách cạo trọc đầu để thuận tiện cho kháng chiến, hạn chế di chuyển và thời gian làm vệ sinh cá nhân.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như Thanh Thảo đã viết: “Những tuổi 20 ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2:
+ Trong đoạn 2, người lính hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Người lính trong đoạn 2 được sống đúng với lứa tuổi, tâm hồn và khát vọng đời thường. Nhưng sang đến đoạn 3, người lính có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thực tại, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.
Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn 3.
- Chú ý những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
Lời giải chi tiết:
- Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
+ Hai nét vẽ “không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” đã tái hiện một cách chân thực và sống động thực trạng quân đội ta những năm đầu của cuộc kháng chiến đầy gian khổ, khốc liệt khiến người lính nhiễm bệnh, xanh xao, gầy guộc.
+ Họ mang trong mình khí thế chủ động khi “không mọc tóc”, “dữ oai hùm”. Những hình ảnh tưởng chừng kì dị ấy không khiến họ trở nên xấu xí mà ngược lại còn giúp họ trở nên mạnh mẽ, dữ dằn.
+ Thể hiện lí tưởng cao đẹp, vĩ đại khi “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
+ Mang vẻ đẹp lãng mạn khi nhớ về hình bóng của người con gái – những hậu phương vững chắc đang chờ đón họ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
- So sánh với đoạn 2:
Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ, huyên náo trong đêm liên hoan đầy sắc màu, thanh âm, ánh sáng và tình người. Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3 có phần gian khổ hơn, buồn bã hơn khi quay trở về với đời sống thường ngày, đó là những cuộc hành quân gian khổ, khốc liệt. Tuy nhiên, cả hai đoạn đã giúp hình ảnh của họ hiện lên một cách đầy đủ và chân thật nhất.
- * Vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 3:
- Dáng vẻ: kì dị: không mọc tóc → gian khổ.
- Hình ảnh hùng tráng: mồ viễn xứ, áo bào thay chiếu, áo bào - cái chết sang trọng.
- Tâm hồn:
+ Ý chí, dũng cảm, trách nhiệm: tư thế dữ oai hùm; chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
+ Lãng mạn: nhớ về hình bóng người con gái (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
* Hình ảnh người lính ở đoạn 2 hiện lên với sự vui vẻ của đêm liên hoan, của không gian nhộn nhịp, tưng bừng, đầy màu sắc, ánh sáng, của không gian ấm áp tình người. Trong khi đó, hình ảnh người lính ở đoạn 3 lại trở về với thường ngày: hành quân, chiến đấu, là những hình ảnh dữ dội, khốc liệt.
Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực
- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần
→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.
- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.
- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:
+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.
+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhanh sau tay áo.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ bài thơ.
- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật “tôi”.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật “tôi” đã thể hiện tâm trạng nhớ mẹ, nhớ về những ngày xưa cùng mẹ.
- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:
+ Từ: nhớ, chửa xóa mờ.
+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo.
* Giải thích
- Lời nhận xét của Thế Lữ: “nhân từ”: hiền lành, thương người, “yên ủi”: làm dịu những đau khổ, muộn phiền
=> Khi đọc “Dưới bóng hoàng lan”, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thương giữa người với người và sự vỗ về, an ủi từ tác giả.
* Chứng minh
- Tình yêu thương
+ Tình cảm trân trọng Thanh dành cho quê hương
+ Tình cảm biết ơn, hiếu kính Thanh dành cho bà
+ Tình yêu trong sáng Thanh dành cho Nga
- Sự an ủi
+ Tác giả khiến bạn đọc cảm thấy yên bình, nhẹ nhõm khi đọc tác phẩm và tràn đầy niềm tin vào tình yêu của con người
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ 6.
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.
Đoạn thơ này như đang bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình cũng như của biết bao nhiêu thế hệ học sinh mỗi khi nhớ về kỉ niệm dưới mái trường. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về “những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Thời gian cứ thấm thoát dần qua, từ “mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy”, người học trò năm ấy vẫn giữ một thái độ trân quý đối với người thầy đã nuôi dưỡng tri thức, tâm hồn mình và mong rằng tóc thầy đừng bạn thêm nữa. Chỉ với bốn câu thơ ngắn nhưng dường như mọi tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình đã được bộc bạch và làm sáng rõ.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên qua hình ảnh: không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mơ Hà Nội dáng kiều thơm,...
=> Qua đó, hình ảnh người lính hiện lên vừa oai hùng, mãnh mẽ nhưng cũng rất lạc quan, yêu đời, vui vẻ.