Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề:
+ Kinh nghiệm tự nhiên.
+ Cách ứng xử.
Câu tucj ngữ
Học thầy ko tày học bn
Ko thầy đố mày làm nên
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè
- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
Truyện ngụ ngôn và tục ngữ luôn là kho tàng tri thức, kinh nghiệm dân gian tự bao đời nay. Những truyện ngụ ngôn và tục ngữ ấy luôn khuyên răn con người, giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp. Sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài 6, em đã có cho mình được những điều bổ ích, giúp em vững vàng hơn trong cuộc sống. Em đã biết cần phải có chính kiến và quyết đoán. Em cũng biết sống ở đời phải có nghĩa, có trước có sau. Em cũng biết hiểu biết của con người so với thế giới mãi mãi là hạn chế, vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi và phải luôn giữ thái độ khiêm tốn. Em cũng biết được cần phải chăm chỉ mới có thể đạt kết quả xứng đáng, mới có thể có được thành công. Những triết lí này, trong cuộc sống ngày nay vẫn luôn được nhắc đến, hóa ra lại có tự ngàn xưa, được ông cha ta để lại trong kho tàng truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hai câu tục ngữ trên đã nói lên tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam.Trong bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, nhân dân ta đã thể hiện tinh thần đoàn kết , yêu thương để chiến thắng giặc ngoại xâm, dựng nên cuộc sống ấm no hạnh phúc.Bài học về tinh thần đoàn kết đã thấm sâu trong xương máu, tâm hồn của nhân dân, kết tinh lại thành câu ca dao, tục ngữ như một niềm tin về chân lí sâu sắc mà cao đẹp:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
"Một cây" không thể làm nên núi ,nên rừng được, đó là một hiển nhiên mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, Nhưng"ba cây" tượng trưng cho nhiều cây, sẽ làm nên hòn núi cao. Chụm lại và tạo nên một hòn núi, đồng sức đồng lòng sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
Mảnh đất màu mỡ bên sông Hồng , sông Cửu Long... ngày càng giàu có, phát huy một tinh thần đoàn kết, dũng cảm vỡ đất khai hoang để có nên cuộc sống ấm no, yên bình. Con đê bên sông Hồng, sông Thái Bình... sừng sững như bức trường thành ngăn lũ ngăn lụt, bảo vệ những mảnh đất màu mỡ thẳng cánh cò bay là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết và ý chí của con người Việt Nam qua hàng ngàn năm lao động , quyết tâm chiến thắng thiên tai
Phieu hoc tap 1:
(1)ve thien nhien,hien tuong.
(2)dua vao nhung su viec trog thuc te,cs cua con nguoi xung quanh.
(3)giup ta biet cach van dung tu nhien,thien nhien,thien van,...de du doan ap dung vao cs
Phieu hoc tap so 2:
(1)ve lao dong,san xuat
cau 2,3 deu giong nhu phieu hoc tap 1
Học tập - tài sản vô giá của con người. Giúp ta mở mang trí óc, biết bao điều hay, bổ ích về thế giới xunh quanh ta. Học, học nữa, học mãi - là một trong những lời khuyên hay của Lê-nin, răn dạy cho chúng ta cách học tập. Học không bao giờ là hết cả, sẽ có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải học hỏi, vậy nên đừng bao giờ nghĩ rằng học mãi cũng sẽ hết thôi, nhưng thật sự học là vô tận. Nếu ai có hỏi bạn rằng: Tại sao chúng ta cần phải học?. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu không cố gắng học tập, chúng ta sẽ không theo kịp sự phát triển của thời đại mới- công nghệ thông tin này. Sẽ không có kiến thức, sự hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống đầy rẫy những chông gai, thử thách. Và để có thể thành công chúng ta phải học. Học từ đâu ư?. Có rất nhiều nguồn thông tin đem đến cho chúng ta kiến thức. Như chúng ta phải học trong sách, học từ những chuyến đi xa, học từ mọi người xunh quanh, thầy cô, bạn bè. Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải có niềm say mệ với việc học, như vậy việc tiếp thu, lĩnh ngộ tri thức sẽ dễ dàng hơn. Hãy học đúng cách, sống đúng nghĩa để cuộc đời của bạn tươi đẹp hơn, luôn luôn ngập tràn sắc nắng vàng.
Một mặt người bang mười mặt của
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.
Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.
Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.
Đoạn văn tham khảo:
A và B đang chia sẻ với nhau về những định hướng nghề nghiệp. A hỏi:
- B, sau này cậu định làm nghề gì?
- Mẹ tớ bảo tớ học tốt tiếng Anh. Sau này tớ có thể làm cô giáo hoặc phiên dịch viên. Nhưng tớ vẫn đang lo.
- Cậu lo điều gì?
- Tớ lo là tớ không thể dạy cho người khác hiểu hoặc tớ không phiên dịch nhanh được.
- Đừng lo! Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi mà!
* Bài nói tham khảo:
Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.
Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp.
Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Có thể lựa chọn truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn của các dân tộc khác trên thế giới.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý
+ Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán…
+ Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng tranh ảnh minh họa như thế nào, giong điệu và biểu cảm thế nào?
- Lập dàn ý
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.
+ Thân bài: kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.
+ Kết bài: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.
Bước 3: Trình bày
- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp
- Nói to, rõ ràng
- Phân bố thời gian nới hợp lý
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Trong vai trò của người nói: ghi nhận câu hỏi và nhận xét của người nói và đưa ra phản hồi thỏa đáng
- Trong vai trò người nghe: nêu nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc người trình bày bổ sung.
* Nhóm tục ngữ về thiên nhiên, dự báo thời tiết:
- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa.
- Chớp đằng tây, mưa dây bão giật.
- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
* Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người:
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
- Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.