Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
Câu 6:
Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).
Trong lãnh địa các công trình xây dựng chủ yếu trong lãnh địa gồm:
\(+\)Các pháo đài kiên cố,có hào sâu tường cao bao quanh
\(+\)Nhà kho,nhà thờ dinh thự chuồng trại
\(+\)Xung quanh là rừng ao nước đòng cỏ nơi canh tác và khu ở của nông nô
Những thành tựu về kĩ thuật
Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước Việt Nam. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (ngưới Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành công tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng".
Những thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước Việt Nam bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.
Những việc làm của nhà trần đẻ phục hồi kinh tế là:
- nông nghiệp: đắp đê, khai khản đất hoang
-Thủ công nghiệp: sản xuất vật dụng phục vụ cho triều đình, nhà nước sản xuất thủ công nghiệp phục vụ nhân đân
-thương nghiệp: mở rộng các hệ thống buôn bán ở trong và ngoài nước
2) đắp đê để phát triển nông nghiệp, ngăn chặn việc lũ lụt ruộng vườn, phá hoại mùa màn. Làm kinh tế phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no
3) Thủ công nghiệp thời trần đang từng bước phát triển
4.- Thủ công nghiệp
+ Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí trực tiếp rất phát triển và mở rộng nhiều ngành, nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
+ Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng... Một số thợ thủ công cùng nghề tụ họp lại thành lập làng nghề, phường nghề. Các thạp gốm hoa nâu và gạch đất nung chạm khắc nổi là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.
Em co danh gia gi ve mat tien bo va han che trong nhung cai cach cua Ho Quy Ly o the ki XV ?
Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Em co nhan xet, danh gia gi ve nhan vat Ho Quy Ly?
Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) từ đó rút ra nhận xét Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.Nguồn: loigiaihay
Nhà Tiền Lê lấy một số ruộng đất ở địa phương làm ruộng tịch (ruộng vua) như Bố Hải Khẩu (Thái Bình), Đỗ Động (Bắc Giang), Đọi Sơn (Hà Nam). Vào đầu xuân vua thực hiện lễ cấy tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, lần đầu tiên vào năm 987[5]. Triều đình sử dụng người tù tội hoặc nông dân làm nghĩa vụ lao dịch cày cấy, toàn bộ sản lượng thu hoạch về kho của triều đình[2].
Angkor Vat là khu quần thể kiến trúc nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Hãy cùng tìm hiểu những điều đặc biệt của kiến trúc này nhé:
Angkor Vat là khu quần thể kien truc canh quan nổi tiếng và trở thành biểu tượng của đất nước Campuchia. Hãy cùng tìm hiểu những điều đặc biệt của kiến trúc này nhé:
Nằm về phía Đông Nam thành Yasodhara -pura, Ăngco Vat tọa lạc trên một khuôn viên có hình gần vuông 1.500m X 1.300m, xung quanh có hào rộng và khá sâu, phải dùng nhiều bậc thang mới xuống được tới mặt nước. Khác với lệ thường quay cổng hướng Đông, cổng chính của đền Ăngco Vat quay hướng Tây – về hướng đô thành. Một con đường dài tới 350m, rộng 9,5m nối từ cổng tới chân đền, hai bên có hai hàng lan can đá chạm hình rắn.
Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.
Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².
Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.
Miêu tả đền dưới đây là miêu tả từ ngoài vào, từ dưới lên và từ thấp lên cao và được chia làm các khu vực.
Chu vi đền là 6 km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.
Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên.
Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độc cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Đền Angkor không phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.
Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat là những phiến đá xanh, ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích xưa truyện cổ mà các chuyên gia nói rằng xuất phát từ sử thi Ấn Độ Mahabharata và Ramayana.
Tầng 1: Địa ngục
Có thể nói Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Với bề cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II- người tạo dựng ngôi đền. Nhờ được bảo vệ bởi bức trần và mái hành lang chạy xuyên suốt, bức tranh dường như còn nguyên vẹn và như mới. Phía trong cùng của bức tranh là cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara... Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng trên nguyên tắc, sắp xếp đá trước, sau đó các kiến trúc sư mới bắt đầu điêu khắc. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở. Tầng nhất của Angkor có các hồ nước dùng cho vua tắm rửa, tẩy rửa tội lỗi và thoát y hiện nay đã khô cạn nước và nhằm bảo vệ cho di tích.
Tầng 2: Trần gian
Là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành bao bọc, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát hước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ các vị thần Visnu giáo to lớn bằng đá đen nhưng lại bị người dân Campuchia hiện tại lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng nhưPhật giáo. Tại tầng 2 có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng bóng loáng do du khách nghịch ngợm sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.
Tầng 3: Thiên đàng
Là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65m. Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đàng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên dốc đứng gần như 45 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Nó không dành cho những du khách tim mạch và những người lớn tuổi. Đã xảy ra tai nạn đối với du khách và nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý Angkor chính là việc phải xây dựng một cầu thang sắt có tay vịn và bục gỗ che chắn nhằm bảo vệ di tích. Bốn mặt của tháp đã được xây dựng một tháp có cầu thang sắt đi lên. Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng như mình đang đánh trống, gian phòng này nếu nhìn từ bên ngoài vào thì được thiết kế ở phía bên trái. Với rất nhiều các tiên nữ được điêu khắc trên tường thì có một tiên nữ há miệng nhe bốn cái răng do cô này mắc cỡ mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình bên phải sát cánh cửa.
Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa củaCampuchia.
hay