K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2018

Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. An Dương Vương chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. An Dương Vương quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hòa với An Dương Vương, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần.
Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ được gặp Mỵ Châu, con gái yêu của An Dương Vương, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần. Trọng Thuỷ đem lòng yêu dấu Mỵ Châu, Mỵ Châu dần dần cũng xiêu lòng. Hai người trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà Mỵ Châu không dẫn người yêu đến xem. An Dương Vương không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ.

Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thuỷ ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dãy tường thành cao nhất. Trong câu chuyện tỷ tê, Trọng Thuỷ hỏi vợ rằng: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Mỵ Châu đáp: Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được? Trọng Thuỷ làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu. Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ cách bắn. Trọng Thuỷ chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho vợ cất đi.
Hôm sau, Trọng Thủy xin phép An Dương Vương về thăm cha. Hắn thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thuỷ giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc.
An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui. Trọng Thuỷ uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Thừa lúc bố vợ say, Trọng Thuỷ lẻn ngay vào phòng tháo lấy cái lẫy bằng móng chân thần Kim Quy và thay cái lẫy giả bằng móng rùa thường vào.

Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng: Chàng như có gì lo lắng phải không? Trọng Thuỷ đáp: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Mỵ Châu buồn rầu lặng thinh, Trọng Thuỷ nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, tôi biết đâu mà tìm? Mỵ Châu nói: Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm. Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc.

Về đất Nam Hải, Trọng Thuỷ đưa cái móng rùa vàng cho cha, Triệu Đà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng: “Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta”. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc.
Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, đèo Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỵ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.
Đường núi gập ghềnh hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn lối nào chạy, An Dương Vương liền hướng ra biến, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo An Dương Vương rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhảy xuống biểu tự vẫn.

Quân của Triệu Đà kéo vào chiếm đóng Loa thành, còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Trọng Thuỷ khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà xưa kia Mỵ Châu thường tắm.
Ngày nay, ở làng cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương, còn cái giếng gọi là giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết chết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai ấy đem về rửa bằng nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.

30 tháng 11 2016

Truyện Mỵ Châu- Trọng Thủy phản ánh sự tham lam của Triệu Đà và sự mê muội của Mỵ Châu cùng với những yếu tố li kì đưa An Dương Vương và cái kết không thể ngờ đến. Qua đây, em rút ra kinh nghiệm cần phải xem xét sự việc một cách kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết quả và quyết định điều đó.

23 tháng 12 2018

Câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy phản ánh việc Mỵ Châu mê trai bán nước.

5 tháng 5 2022
        Văn Lang         Âu Lạc
a.Thời  gian ra đờiThế kỉ VII TCN Năm 214 TCN
b.Đứng đầu nhà nước   Hùng Vương Vua
c.Kinh đô  Phong Châu  Phong Khê
d.Quốc phòng Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại chiến đấu Có quân đội, vũ khí hùng mạnh

 

5 tháng 5 2022

 

Nước Văn Lang 

Nước Âu Lạc 

 

 

 

 

 

a.Thời gian ra đời. 

- Thế kỉ VII TCN. 

- Thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên 

 

 

b. Đứng đầu nhà nước. 

-  Hùng vương (vua Hùng).  

 

- An Dương Vương.  

 

c. Kinh đô 

- Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ hiện nay).  

 

- Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). 

 

d. Quốc phòng 

- Chưa có quân đội, khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.  

 

- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.  

 

 

23 tháng 11 2017

Trong học thuyết tiến hóa đầy sơ hở của Darwin, con người được cho là bắt nguồn từ cỏ cây dưới nước, bò sát lưỡng cư rồi thành vượn, từ đó tiến hóa thành con người.

Con người vẫn hoàn toàn yên tâm mình có nguồn gốc từ động vật như vậy trong suốt những năm đầu của thế kỷ 20, cho tới khi liên tiếp được các nhà khoa học phát hiện ra là học thuyết này chứa đựng quá nhiều những chi tiết sai lầm và sơ hở, rằng con người nhiều khả năng là một sinh mệnh đặc biệt, hoàn toàn độc lập không liên quan đến loài khỉ vượn. Con người cũng có nhiều đặc điểm mà động vật dẫu có tiến hóa hàng triệu triệu năm nữa cũng không thể tiến gần được.

Vậy chúng ta bắt đầu đặt lại câu hỏi: Chúng ta vốn là ai? Chúng ta từ đâu tới? Rồi sẽ đi về đâu?

Nhìn lại những câu chuyện huyền sử lưu truyền từ đời này qua đời khác của mọi dân tộc trên thế giới, con người thấy rằng mình là những sinh mệnh có nguồn gốc cao quý.

Đối với thần thoại Hy Lạp cổ, con người là do Prometheus sáng tạo ra. Đối với người Do Thái, chính Giehovah đã làm điều ấy. Còn trong thần thoại cổ phương Đông, Nữ Oa tạo ra con người. Có thể thấy rằng, các câu chuyện giải thích về nguồn gốc của nhân loại đều có chung một đặc điểm: con người là do Thần tạo ra.

Mỗi dân tộc khác nhau được sáng tạo bởi những vị Thần khác nhau (do vậy có chủng người da trắng mắt xanh, da vàng mắt đen hay da đen…), và tất cả Thần đều đã tạo ra con người có hình dáng giống với chính bản thân họ. Thần ban cho con người những điều đặc biệt khiến họ vĩnh viễn phân khai với mọi tạo vật khác trên trái đất. Các Thần dùng bùn đất nơi không gian của họ để nặn ra con người và thổi hơi Tiên vào để ban cho sự sống.

Thần nâng niu và thương mến con người mà họ đã tạo ra, chăm nom cho con người từ những ngày đầu non nớt, ban cho họ mọi thứ và giúp đỡ họ vượt qua những tháng ngày khai thiên lập địa đầy khó khăn…

Huyền sử Châu Âu: Giehovah sáng tạo ra con người

đáng sáng thế, Thiên Chúa, than, Nữ Oa, Nguồn gốc loài người,

Thiên Chúa- Giehovah sáng tạo người Châu Âu. (Ảnh: Internet)

Trái đất được cho là trung tâm của vũ trụ; và loài người được vinh dự là trung tâm của Trái đất. Tại sao loài người lại được các vị Thần ban cho đặc ân như vậy? Câu trả lời là: Vì các Ngài muốn tạo ra một sinh linh đặc biệt, một sinh linh giống các Ngài. Trước đó trong vũ trụ chưa bao giờ tồn tại một loài sinh vật giống với hình dạng của Thần.

Thánh Kinh chép rằng Thiên Chúa Giehovah tạo ra đại địa và vạn vật trong 24 ngày, ngày thứ 6 Chúa nói: “Dựa theo hình tượng của chúng ta để tạo ra người đàn ông…” . Sau đó, con người vừa được tạo ra đó được thổi linh hồn vào hai lỗ mũi, trở thành một người đàn ông tên gọi là Adam. Adam đến từ tiếng Do Thái, có nguyên nghĩa là “bùn đất”.

đáng sáng thế, Thiên Chúa, than, Nữ Oa, Nguồn gốc loài người,

Vườn địa đàng, Adam và Eva (Ảnh: internet)

Ngài cũng tạo ra một khu vườn (vườn Eden hay vườn Địa Đàng) và đặt Adam ở đó, cho phép anh ăn tất cả các loại trái cây trong vườn trừ cây Thiện ác – Trái cấm. Vì thấy Adam cô đơn trong vườn Địa Đàng, Chúa đã rút một xương sườn của anh và tạo ra người phụ nữ tên gọi Eva. Ngoài ra, Chúa cũng tạo ra chim muông và thú vật. Đó là nguồn gốc của người châu Âu.

Huyền sử Hy Lạp: Thần Prometheus sáng tạo ra con người

đáng sáng thế, Thiên Chúa, than, Nữ Oa, Nguồn gốc loài người,

Prometheus đem lửa về cho con người. (Ảnh: Internet)

Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prometheus và Epimetheus được Thần Zeus giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người.

Hai anh em Prometheus đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prometheus vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình.

Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm, Prometheus cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prometheus đã tạo ra đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ “Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”.

Vì vậy ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prometheus bèn trộm lấy lửa của thần Zeus đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sưởi ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển.

đáng sáng thế, Thiên Chúa, than, Nữ Oa, Nguồn gốc loài người,

Sức mạnh của thần Zeus. (Ảnh: Internet)

Thần Zeus sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pandora, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. Athena – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pandora sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pandora biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần Aphrodite, nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pandora dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pandora.

Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người.

Huyền sử Phương Đông: Câu chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người

đáng sáng thế, Thiên Chúa, than, Nữ Oa, Nguồn gốc loài người,

Bàn Cổ khai thiên lập địa. (Ảnh: Internet)

Theo huyền sử Phương Đông, cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất sinh ra – Bàn Cổ, một người khổng lổ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả trứng đó 18 nghìn năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả trứng bị vỡ và mọi thứ tản vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết lắng xuống tạo thành mặt đất.

Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo rằng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18 nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục lớn lên đến khi Trời và Đất cách nhau 30.000 dặm. Sứ mệnh của ông chính là giữ cho Trời và Đất không hợp lại.

Đó là cách mà vũ trụ và trái đất bắt đầu, một nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu tiến nhập vào.

Sau khi ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa Trời Đất. Lúc đó, mặc dù trên mặt đất đã có sông núi cây cỏ, có động vật chim muông, các loài thú, cá, nhưng vẫn không sinh động hoạt bát, bởi vì trên Trái Đất còn chưa có loài người. Một hôm, Nữ Oa đi lại trên Mặt Đất hoang vắng tĩnh mịch, trong lòng cảm thấy rất cô đơn, bà cảm thấy phải tăng thêm thứ gì đó có sinh khí hơn cho Trời Đất.

Nữ Oa thấy sáng tạo của Bàn Cổ còn chưa hoàn chỉnh, trí tuệ của chim muông sâu cá vẫn chưa làm bà cảm thấy hài lòng. Bà cần phải sáng tạo ra sinh linh xuất sắc hơn bất cứ sự sống nào.

Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người đất theo hình dạng của mình. Những người đất này hầu như giống bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ Oa gọi họ là “Người”.

đáng sáng thế, Thiên Chúa, than, Nữ Oa, Nguồn gốc loài người,

Nữ Oa tạo ra loài người. (Ảnh: The Epoch Times)

Bà tiếp dương khí lên một số người trong đó – một loại yếu tố tính nam mạnh mẽ trong giới thiên nhiên, do đó họ đã trở thành đàn ông; còn trên một số người khác, bà lại tiếp âm khí–một loại yếu tố tính nữ hiền lành trong giới thiên nhiên, do đó họ trở thành đàn bà. Những người đàn ông đàn bà này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho Mặt Đất.

Nữ Oa muốn để loài người phân bố khắp nơi trên Mặt Đất, nhưng bà đã mệt, làm đã chậm hơn trước. Do đó, bà nghĩ ra một cách làm nhanh chóng. Bà cầm một sợi dây rơm cỏ thả xuống đáy hồ ngoáy trong bùn, cho đến khi đầu dây dính đầy bùn liền vung lên, cho bùn tung toé ra khắp nơi, những đám bùn đó biến thành những người nhỏ. Nữ Oa đã như vậy sáng tạo ra mọi người phân bố rộng trên Mặt Đất.

Trên Mặt Đất đã có người, công việc của thần Nữ Oa hầu như có thể chấm dứt rồi. Nhưng bà lại có một ý nghĩ mới: Làm thế nào mới khiến con người có thể sinh sống tốt được? Người cuối cùng thế nào cũng chết, chết đi một số, lại làm ra một số, như vậy thì phiền phức quá. Do đó, thần Nữ Oa liền ghép cặp đàn ông đàn bà với nhau, dạy họ sinh con đẻ cái, gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng đời sau. Loài người đã sinh sôi nảy nở như vậy, và ngày càng tăng lên.

Thần Nông – Thủy tổ Tộc Việt

đáng sáng thế, Thiên Chúa, than, Nữ Oa, Nguồn gốc loài người,

Thần Nông nếm thử các loại thảo dược (Ảnh: Internet)

Tiếp sau đó, khi trời phân chia Nam Bắc (tộc Việt ở phía Nam, Trung Quốc là đất Bắc), theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị kế nhiệm của Nữ Oa là Thần Nông, còn gọi là vua Viêm Đế, hay Ngũ Cốc Tiên Đế, được xem là thủy tổ của người Việt.

Phần lời tựa trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép:“Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có kể rõ lai lịch ba đời này: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông (vua Viêm Đế), đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục.

Tiếp sau đó, Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức Trung Quốc, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam –(tức đất Việt, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Quốc gia đầu tiên của tộc người Việt vậy là có tên Xích Quỷ.

Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh trăm người con trai.

****

Trong các câu chuyện huyền sử, vũ trụ được mô tả rộng lớn mênh mang, chư Thần Phật nhiều vô số. Mỗi chủng người đều có một lịch sử khác nhau, do chính những vị Thần của họ sáng tạo ra, ban cho họ hình dáng giống mình và ban cho họ sự sống, dẫn dắt họ từ những ngày đầu khai sáng địa cầu này.

Đó là câu chuyện về khởi nguồn của các chủng người khác nhau trên Trái Đất từ ngày khai thiên lập địa.

19 tháng 2 2023

Xây thành cổ loa

Tui chỉ biết cái đó thôi. 

19 tháng 2 2023

1, Con rồng cháu tiên

2, Sơn tinh - thủy tinh 

3, Thánh Gióng

4, Bánh chưng, bánh giầy

6 tháng 12 2016

1.Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
 

Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

6 tháng 12 2016

2.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

 

12 tháng 12 2016

- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 

12 tháng 12 2016

Đây là nhà nước Văn Lang mừ =.=

1 tháng 3 2022

B

A

A

1 tháng 3 2022

4. C

5. D

6. A

5 tháng 5 2016

TỤC NGỮ: 
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. 
- Học ăn học nói, học gói học mở. 
- Học hay cày biết. 
- Học một biết mười. 
- Học thầy chẳng tầy học bạn. 
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu. 
- Ăn vóc học hay. 
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt. 
- Có cày có thóc, có học có chữ. 
- Có học, có khôn. 
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. 
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng. 
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết. 
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn. 
- Hay học thì sang, hay làm thì có. 
- Học để làm người. 
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi. 
- Học khôn đến chết, học nết đến già. 
CA DAO: 
- Học là học biết giữ giàng 
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung. 
- Làm người mà được khôn ngoan 
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay 
Nghề gì đã có trong tay 
Mai sau rồi cũng có ngày ích to. 
- Học là học để làm người 
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. 
- Học trò học hiếu học trung 
Học cho đến mực anh hùng mới thôi. 
- Học là học để mà hành 
Vừa hành vừa học mới thành người khôn. 
- Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài 
Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi. 
DANH NGÔN: 
- Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa. 
( N. CRÚP-XCAI-A ) 
- Học, học nữa, học mãi. 
( V.I.LÊ-NIN ) 
- Bất kì người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi học. 
( PA-SCAN ) 
- Chúng ta phải tiếp thu và học tập ở những người đi trước chúng ta và cả những người đồng thời với chúng ta. Ngay cả thiên tài cực kì vĩ đại cũng không thể tiến xa được nếu chỉ muốn lấy mọi thứ từ thế giới nội tâm của riêng mình. 
( G. GỚT ) 
- Con người phải suốt đời trau dồi cho mình có kiến thức ngày càng rộng thêm. 
( A. LU-NA-SÁC-XKI ) 
- Người học trò mà không định vượt thầy thì thật đáng thương. 
( LÊ-Ô-NA ) 
- Người hỏi về điều mình chưa biết là nhà bác học; người xấu hổ không dám hỏi là kẻ thù của chính mình. 
( A. NA-VÔI )

5 tháng 5 2016

1. Học, học nữa,học mãi
2.Học thầy không tày học bạn
3.Học ăn học nóihọc gói học mở
4.Học một biết mười