K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2

        Là dòng dõi của Tiên Rồng
Nhân dân Đồng Tháp ta không biết quỳ

8 tháng 9 2018

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

- Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi

Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo

- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

1. "Ai vô Châu Đốc em thương
Nước phèn, kinh cạn vấn vương tháng ngày."

2. "Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ kinh Vĩnh Tế, vía Bà núi Sam."

3. " Đèo nào cao bằng đèo Châu Đốc
Dốc nào cao bằng dốc Nam Vang
Đói no em chịu chùng chàng
Xuống sông ra biển lên ngàn cũng theo."

4. "Người An Giang thật thà chất phác
Cảnh An Giang man mác hữu tình."

5. " Đất An Giang phù sa màu mỡ
Người An Giang muôn thuở hiền lành"

Thiên nhiên tại mảnh đất An Giang vô cùng trù phú và đa dạng khiến lòng người đã chót yêu sẽ mãi đem lòng nhung nhớ. Tuy nhiên bên cạnh thuận lời là đất đai màu mỡ thì An Giang đang phải đối mặt với khó khăn là tình trạng xâm nhập mặn. Nhưng vượt lên tất cả, con người An Giang muôn thuở hiền lành, nghĩa tình thủy chung vẫn gắn bó với mảnh đất nơi đây và xây dựng quê hương mình trở thành một trong những vùng phát triển nhất tại đồng bằng sông Cửu Long

24 tháng 12 2017

Một số bài ca dao hài hước:

- Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.

- Gái sao chồng đánh chẳng chừa

Đi chợ vẫn giữ cùi dừa, bánh đa.

- Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

- Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn đề tài:

+ Viết tham khảo ở trên đã gợi ý một đề tài nghiên cứu cụ thể dựa vào các văn bản vừa học, bạn có thể viết bài nghiên cứu về hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại nhân vật tri huyện qua cảnh tuần huyện đường chấm Ngoài ra, bạn có thể nghĩ tới một số đề tài khác như hai chấm nội dung thường gặp trong các tích chèo, tuồng, múa rối nước; một hình tượng nhân vật hay một lớp màn nổi bật trong chèo, tuồng; đạo cụ của chèo phải tuồng múa rối nước; vũ điệu trong chèo, tuồng chiếc quạt trong chèo; mặt nạ tuồng; hình thức xưng danh của nhân vật; cách bài trí sân khấu chèo phải tuồng; trống và các loại nhạc cụ khác của chèo, tuồng;   việc vận dụng từ ngữ,i thành ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo; ...

+ Đề tài được lựa chọn nên gắn liền với một vấn đề nào đó (tức là câu hỏi nghiên cứu ) còn khiến bạn băn khoăn tìm lời đáp, từng gây cho bạn ít nhiều khó khăn khi bạn muốn đến với các loại hình sân khấu dân gian.

+ Đề tài có thể được nảy sinh qua trao đổi với bạn bè hoặc người khác, thích hoặc không thích các loại hình sân khấu dân gian. Những ý kiến khen phải chê đều có thể gợi nhiều suy nghĩ và mở đường cho việc nghiên cứu, khám phá.

Thu thập thông tin:

Để có được những ý tưởng và luận điểm cần thiết cho báo cáo nghiên cứu, cần tìm đọc/ xem các tài liệu, sách, báo, các phương tiện thông tin và truyền thông… có liên quan để nắm được những ý kiến bàn luận đã có. Cũng có thể gặp trực tiếp các nghệ nhân, diễn viên để học hỏi, tham khảo ý kiến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đề cương tham khảo hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại

* Đặt vấn đề: 

- Nêu lí do, mục đích, nhiệm vụ của đề tài

+ Chèo từ lâu đã là một loại hình nghệ thuật dân gian đại diện cho tiếng nói của những người dân bình thường trong xã hội xưa, là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người dưới chế độ phong kiến.

+ “Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học trung học phổ thông. “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc.

+ Sự sáng tạo của dân gian trong lớp trò “Xuý Vân giả dại” đã phả hơi thờ nhân văn vào tác phẩm, vào nhân vật. Hình tượng Xúy Vân mang lại tư tưởng mới mẻ, vượt ra khỏi phong tục lễ giáo truyền thống.

Giải quyết vấn đề:

a. Khái quát nhân vật trong Chèo:

- Đặc điểm chung của chèo

- Đặc điểm các nhân vật nữ trong chèo:

+ Nữ chính

+ Nữ lệch

+ Nữ pha

b. Nhân vật Xúy Vân: 

- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc.

- Xúy Vân phải chịu những bất công đau khổ nhưng vẫn giữ gìn phẩm hạnh.

- Xúy Vân phá bỏ những lễ giáo phong kiến, phá cách táo bạo tự tìm hạnh phúc cho bản thân.

- Bi kịch Xúy Vân: từ giả điên trở thành điên   

- Lí giải nguyên nhân dẫn tới bi kịch 

* Kết luận: 

- Hình tượng Xúy Vân là hình tượng mang tính sáng tạo và cũng gây nhiều tranh cãi trong văn học.

- Nhân vật đáng trách nhưng đáng thương nhiều hơn.

- Phản ánh thực trạng xã hội thời xưa với những bất công của người phụ nữ.

- Liên hệ 1 số nhân vật tác phẩm khác.

1 tháng 10 2019

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu.

16 tháng 9 2020

Ca dao

+ Mẹ là đất nước là hoa

Mẹ là chân lí soi con sáng ngời.

+ Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

    Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

+ Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

+ Mẹ vầng trăng sáng thiên thu

Soi đường con bước lăng du hải hà.

+ Đố ai lặn xuống vực sâu,

Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

+ Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi.

+ Con về quỳ giữa quê hương

Thầm hôn lên những bước đường mẹ qua.

+ Muốn sang thì bắc Cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Tục ngữ

- Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau.

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Ăn cháo đá bát.

- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Giận cá chém thớt.

- Học thầy không tày học bạn

- Khôn ba năm dại một giờ.

- Không thầy đố mày làm nên.

!!!CHÚC HỌC TỐT!!!

16 tháng 9 2020

1.Khó mà biết lẽ biết trời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang

2.Nước lớn rồi lại nước ròng,
Đố ai bắt được con còng trong hang.

3.Lên non cho biết non cao,
Xuống biển cầm sào cho biết cạn sâu.

4.Muốn máy thì phải có kim,
Muốn hay ắt phải đi tìm người xưa.

5.Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

12 tháng 3 2022

em có thể làm theo dàn ý như sau:

a. Mở đoạn:

- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lý

- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.

b. Thân đoạn:

- Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao....; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể).

- Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ....của người lao động. Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta":

Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng) Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng) Tình cảm gia đình (dẫn chứng) Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng) Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng) Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng) Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng) Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng) Tình thầy trò (dẫn chứng) Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng)

c. Kết đoạn:

- Đánh giá khái quát lại vấn đề

- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.