K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2017

Em thử làm bài ca dao này xem sao nhé ,mình thấy hàm chứa đầy đủ phong cảnh nổi bật của HN này rồi tất cả mọi ý tứ em định diễn tả nữa đấy ,tuy nhiên hơi cổ một chút và hơi ngắn gọn nhưng ý nghĩa lắm em ạ :
Rủ nhau thăm cảnh KIẾM HỒ
Thăm cầu THÊ HÚC thăm đền NGỌC SƠN
ĐÀI NGHIÊN THÁP BÚT chưa sờn
hỏi ai gây dựng nên non nước này ?

18 tháng 11 2017

Lấy cho ba cái “đọi” đi con,
Con ngơ ngác “đọi” là gì ba nhỉ?
Ba cười lớn : thì "đọi" là cái chén,
Con cầm dùm thêm cái “rá” cho ba.
Đứng chôn chân miệng con cứ làu bàu,
“Đọi” với “rá” là gì con đâu hiểu.
Gốc QUẢNG BÌNH nhưng con nào có biết,
Tiếng quê mình vui “rứa” đó con ơi.
Và còn nữa “trục cúi” là đầu gối.
“Ót” là gáy con làm sao hiểu nổi?
“Trốc” là đầu càng thêm rối cho con.
Con gái quê ta khi tuổi còn son,
Tiếng Quảng Bình sẽ gọi là “con cấy”.
“Chí” là chấy sống ở trên cái “trốc”,
Thức ăn mốc gọi là “môốc” con à.
Dạy "mi" hoài “răng mi nỏ " nhớ ra.
“Hoọc a rứa” đúng thật là con ngốc.

Con nhoẻn miệng vò tai và bứt tóc
Tiếng quê mình khó học quá ba ơi !
Mấy từ thôi đã kêu đất, kêu trời
Còn nhiều lắm “mần răng mi” thuộc được?
Biết không thể nên con đành xuống nước.
Hè về quê học cũng được nghe ba !
Hiểu ý con ba cất tiếng cười khà,
Tiếng Quảng Bình “nhà tui” hay rứađó.
“Bây” không đẻ ở miền quê nắng gió,
nhưng gốc là từ nơi đó sinh ra.
Dù ở mô hãy nhớ lấy lời ba,
tiếng Quảng Bình gắn với "Ngài" Quảng Bình
“Ngài” Quảng Bình rồi"cụng" về Quảng Bình
Cho con theo để “bày” tiếng quê mình,
Bởi dạy mại, “hắn” vẫn nói linh tinh,
Chê hắn dốt, hắn “mần” thinh “nỏ cại”
Thôi thì cũng tại hắn còn nhỏ dại,
Chấp mần chi khung hắn “hại” nỏ về.
Lỡ mai ni hắn nỏ biết “răng rứa mô tê"
"Hại" khi"nớ" có "ngài" chê, kẻ trách.

Rồi một "bựa" hắn nách mang, tay xách,
túi, va ly chạy lách cách theo “tui”.
Hai cha con với vẻ mặt tươi vui,
Về quê nhé ! rủng rỉnh tiền trong túi.
Cả ngày trời,"đàng" không rồi "đàng" bộ
Về đến nhà hắn"nhoọc" toát mồ hôi.
Ai nói chi cũng vâng dạ cho rồi,
Bởi “nỏ” biết “mô, tê, răng, rứa,hỉ”.
Mấy người “nậy” O, Cậu cùng Dì, Dượng,
Xúm “chắc” vô hỏi hắn thấy mà thương:
“Mới đi về “có nhoọc” lắm"khung mi”
Nhớ ngồi nghỉ một “thí” rồi tắm “hí”.
Để “tau” xuống bếp nấu cho “đọi” cháo,
Cha con “bây” ăn cho khoẻ “con ngài”,
Trong “nớ” về “đàng ngái” lắm “phải khung”?
Dù “có ngái" "tau cụng mần" một chuyến...”
Khổ thân con. Hắn cứ ngồi ngơ ngác,
nỏ hiểu chi cũng gật đại cho rồi.
Gắng lên con dăm bữa nửa tháng thôi,
Con sẽ hiểu hết lời tình nghĩa đó Quê.
Quảng Bình quanh năm mưa, nắng, gió,
Vẫn còn nghèo với nhiều nỗi âu lo.
Nhưng tình người thì chẳng thước nào đo.
Trọn vẹn lắm như câu hò ví dặm ...

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

3 tháng 12 2017
Tham khảo nhé bạn : Các tác phẩm:
• Cây nhị trên sông Phố
• Chuông rung trên tháp đổ
• Kòn Trô
• Sương gió biên thuỳ
• Ngoài mưa lạnh
• Thù nhà nợ nước
• Mây trôi về Bắc
• Mười lăm năm hận sử
• Sau dãy Trường Sơn
• Xác Mu mi trên núi đá
• Răng Sa Mát
- NGUY ỄN T ẤT NHIÊN
Ông tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30-5-1952 tại xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Sau 5-1975 sống tại Hoa Kỳ. Mất ngày 3-8-1992 tại California. Lúc còn trẻ ông còn có biệt danh là Hải Khùng.
Tác phẩm đã in:
Nàng thơ trong mắt (1966, cùng với Đinh Thiên Phương)
Dấu mưa qua đất (1968, cùng với bút đoàn Tiếng Tâm Tình)
Thiên Tai (Thơ, 1970)
thơ Nguyễn Tất Nhiên (Thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á - Paris in lần đầu tiên)
Những năm tình lận đận ( tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam)
Chuông mơ (Thơ từ năm 1972-1987, Nhà xuất bản Văn Nghệ - California)
NHÀ VĂN HOÀNG VĂN BỔN
Tiểu sử:
Tên thật: Hoàng Văn Bổn
Sinh năm: 1930
Bút danh: Hoàng Văn Bổn
Nơi sinh: Vĩnh Cửu- Đồng Nai
Thể loại: tiểu thuyết
Các tác phẩm:
• Vỡ đất (1952)
• Bông hường bông cúc (1957)
• Mùa mưa (1960)
• Tướng Lâm Kì Đạt (1962)
• Trên mảnh đất này (1962)
• Hàm Rồng (1968)
Giải thưởng văn chương:
• Giải thưởng văn học nghệ thuật Bộ quốc phòng cho những kịch bản phim về đề tài chiến tranh cách mạng (1985).
• Giải bông sen bạc cho kịch bản “Trên chuyến tàu miền Tây tổ quốc” và “Trận địa bên sông Gấm”.
• Giải bông sen vàng cho kịch bản phim “Chiến đấu giữ đảo quê hương” ,“ Hàm Rồng” và “Chiến thắng xuân 1975 lịch sử”.
• Giải bông sen vàng, giải liên hoan phim quốc tế Lai Xích cho phim “Những cô gái C3 quân giải phóng” và “Lịch sử không lặp lại”
- BÌNH NGUYÊN LỘC
Bình Nguyên Lộc, tên thật là TÔ Văn Tuấn, là một nhà văn lớn Nam Bộ, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1914 tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mĩ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) ; cha là Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ và mẹ là Dương Thị Mão. Ngoài bút hiệu trên, ông còn kí các bút danh: Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn.
Sau 1975, ông ngưng cầm bút vì bệnh nặng. Tháng 10 năm 1985, ông được gia đình bảo lãnh sang Hoa Kì chữa bệnh. Đến ngày 7 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, thọ 74 tuổi.
* "Giải thưởng Văn chương", Thế giới Tự do, số 4 tập X trang 11.
• Giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc ( thể loại Văn ) năm 1959
] Truyện Ngắn & Tiểu Thuyết
• Câu Dầm, truyện ngắn, Tuần báo Thanh Niên - 1943, Sài Gòn
• Nhốt Gió, tập truyện, nxb Thời Thế - 1950, Sài Gòn
• Đò Dọc, tiểu thuyết, nxb Bến Nghé - 1958, Sài Gòn
• Gieo Gió Gặt Bão, tiểu thuyết, nxb Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
• Tân Liêu Trai, tập truyện (ký bút danh Phong Ngạn), nxb Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
• Ký Thác, tập truyện, nxb Bến Nghé - 1960, Sài Gòn
• Nhện Chờ Mối Ai, tiểu thuyết, nxb Nam Cường - 1962, Sài Gòn
• Ái Ân Thâu Ngắn Cho Dài Tiếc Thương, tiểu thuyết, nxb Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
• Bóng Ai Qua Ngoài Song Cửa, tiểu thuyết, nxb Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
• Bí Mật Của Nàng, tiểu thuyết, nxb Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
3 tháng 12 2017

Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...

Bình Nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên.[2] Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972). Theo giấy khai sinh, Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ông sinh ít nhất một năm trước ngày ghi trong giấy khai sinh, nghĩa là năm 1914, nhưng không rõ có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Nhà ông chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét và con sông in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này như truyện ngắn Ðồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ (viết và đăng báo ở California,Mỹ)..

Từ năm 1919 đến 1920, ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Sau đó Bình Nguyên Lộc học trường tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện tiếng Pháp để thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trường Pétrus Ký và lấy bằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài phần thứ nhất) năm 193. Tuy nhiên, có tài liệu nói ông đậu bằng Thành chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế khủng hoảng. Cũng có tài liệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.

Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ông kết bạn với những tác giả khác viết cho báo Thanh niên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tư, Lâm Thao Huỳnh Văn Phương, Dương Tử Giang, Nguyễn Tấn Sĩ... Vào khoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai (khởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hương đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm được Xuân Diệu, Huy Cận và vài nhà văn khác tán thưởng, nhưng sau đó bị thất lạc trong chiến tranh.

Truyện ngắn và tiểu thuyết :

  • Câu dầm, truyện ngắn, tuần báo Thanh niên - 1943, Sài Gòn
  • Nhốt gió, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Thế - 1950, Sài Gòn
  • Đò dọc, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1958, Sài Gòn
  • Gieo gió gặt bão, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
  • Tân Liêu Trai, tập truyện (ký bút danh Phong Ngạn), Nhà xuất bản Bến Nghé - 1959, Sài Gòn
  • Ký thác, tập truyện, Nhà xuất bản Bến Nghé - 1960, Sài Gòn
  • Nhện chờ mối ai, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1962, Sài Gòn
  • Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Bóng ai qua ngoài song cửa, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Bí mật của nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Hoa hậu Bồ Đào, Nhà xuất bản Sống Mới - 1963, Sài Gòn
  • Mối tình cuối cùng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thế Kỷ - 1963, Sài Gòn
  • Nửa đêm trăng sụp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Nam Cường - 1963, Sài Gòn
  • Tâm trạng hồng, tập truyện, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
  • Xô ngã bức tường rêu, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Sống Vui - 1963, Sài Gòn
  • Đừng hỏi tại sao, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tia Sáng - 1965, Sài Gòn
  • Mùa thu nhớ tằm, tập truyện, Nhà xuất bản Phù Sa - 1965, Sài Gòn
  • Uống lộn thuốc tiên, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1965, Sài Gòn
  • Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, tạp bút, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1966, Sài Gòn
  • Tình đất, tập truyện, Nhà xuất bản Thời Mới, 1966, Sài Gòn
  • Nụ cười nước mắt học trò, tập truyện, Nhà xuất bản Trương Gia - 1967, Sài Gòn
  • Quán Tai Heo, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn Xương - 1967, Sài Gòn
  • Thầm lặng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương -1967, Sài Gòn
  • Diễm Phượng, tập truyện, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
  • Đèn Cần Giờ - 1968, Sài Gòn
  • Một chàng hai nàng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thụy Hương - 1968, Sài Gòn
  • Sau đêm bố ráp, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Thịnh Ký - 1968, Sài Gòn
  • Trăm nhớ ngàn thương, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Miền Nam - 1968, Sài Gòn
  • Khi Từ Thức về trần, truyện, Nhà xuất bản Văn Uyển - 1969, Sài Gòn
  • Nhìn xuân người khác, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tiến Bộ - 1969, Sài Gòn
  • Món nợ thiêng liêng, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Ánh Sáng - 1969, Sài Gòn
  • Cuống rún chưa lìa, tập truyện, Nhà xuất bản Lá Bối - 1969, Sài Gòn
  • Lương tâm kẻ trộm, truyện ngắn, tạp chí Hương Quê - 1971, Sài Gòn.
  • Lữ đoàn Mông Đen, Nhà xuất bản Xuân Thu - 2001, Hoa Kỳ
  • Tỳ vết tâm linh
  • ...

Truyện dài chưa in :

  • Bọn xé rào
  • Bóng ma dĩ vãng
  • Bưởi Biên Hòa
  • Con khỉ đột trò xiếc
  • Con quỷ ban trưa
  • Cô Sáu Nam Vang
  • Cuồng ca thế kỷ
  • Ðôi giày cũ chữ Phạn
  • Gái mẹ
  • Giấu tận đáy lòng
  • Hai kiếp nhả tơ
  • Hổ phách thời gian
  • Hột cơm Ngô chúa
  • Khi chim lìa tổ lạnh
  • Luật rừng
  • Lưỡi dao cùn
  • Mà vẫn chưa nguôi hình bóng cũ
  • Món nợ thiêng liêng
  • Một chuyến ra khơi
  • Muôn triệu năm xưa
  • Ngõ 25
  • Ngụy Khôi
  • người đẹp bến Ninh Kiều
  • Người săn ảo ảnh
  • Quang Trung du Bắc
  • Suối đổi lốt
  • Thuyền trưởng sông Lô
  • Trử La bến cũ
  • Trọng Thủy-Mị Ðường
  • Sở đoản của đàn ông
  • Trai cưới gái nào
  • Quật mồ người đẹp
  • Xóm Ðề Bô
  • ...

Nghiên cứu :

  • Ca dao
  • Cổ văn chú giải
  • Luận thuyết y học
  • Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, khảo luận, Nhà xuất bản Bách Bộc - 1971, Sài Gòn
  • Thổ ngơi Đồng Nai
  • Từ vựng đối chiếu 10 ngàn từ - 1971, Sài Gòn
  • Từ vựng danh từ Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn - 1972, Sài Gòn
  • Lột trần Việt ngữ, khảo luận ngôn ngữ Việt, Nhà xuất bản Nguồn Xưa - 1972, Sài Gòn

Thơ:

  • Thơ tay trái
  • Việt sử trường ca
  • Thơ Ba Mén (tiểu thuyết thơ).

Bài 2: cho đoạn văn          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong...
Đọc tiếp

Bài 2: cho đoạn văn

          Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta gấm vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế, mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời góc bể cũng luôn hướng về Tổ quốc thân yêu với niềm tự hào sâu sắc.

a. Xác định các trường từ vựng được sử dụng trong đoạn văn?

b. Xác định cấu trúc ngữ pháp của các câu trong đoạn văn?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Hãy cho biết trong chương trình Ngữ văn 8 (đến thời điểm đã học), những văn bản nào có nội dung thể hiện sâu sắc tình yêu đối với quê hương đất nước?

đ. Em hãy viết 1 bài văn thuyết minh về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài 3: Cho đoạn văn:

         Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đau từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.

a. Chỉ ra các lỗi trong đoạn văn và sửa lại cho đúng.

b. Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có câu chủ đề, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

c. Em biết gì về nhân vật được nói đến trong đoạn văn? Hãy viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu) giới thiệu về nhân vật ấy.

Bài 4: Bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân có đoạn:

Quê hương mỗi người chỉ một,

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ,

Sẽ không lớn nổi thành người.

Dựa vào ý thơ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của quê hương đối với tâm hồn mỗi con người (khoảng 1 trang giấy thi)

1
3 tháng 3 2021
Ko bt nha bạn
25 tháng 11 2018
Họ tên Bút danh (nếu có) Năm sinh - Năm mất Tác phẩm chính
Nguyễn Đình Thi 1924 – 2003 Bên bờ sông Lô (truyện), Bài thơ Hắc Hải (thơ),…
Nguyễn Tuân 1910 – 1987 Vang bóng một thời , Sông Đà,…
Nguyễn Sen Tô Hoài 1920 - 2014 Dế Mèn phiêu lưu kí, Miền Tây, …
25 tháng 11 2018

Bài thơ: Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da...

Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!

Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.