Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Có chí thì nên.
2. Thua keo này bày keo khác.
3. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
4. Ai đội đá mà sống ở đời.
5. Cần cù bù thông minh.
6. Có cứng mới đứng được đầu gió.
7. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
8. Có công mài sắt có ngày nên kim.
9. Không vào hang hổ, sao bắt được hổ.
10. Mưu cao chẳng bằng chí dày.
11. Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
12. Có chí làm quan, có có gan làm giàu.
13. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.
14. Một nắng hai sương.
15. Dẫu rằng chí thiễn tài hèn
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.(Đây là các câu ca dao tục ngữ nói về tính siêng năng kiên trì)
Câu 1 :
Những biểu hiện tôn trọng kỉ luật :
- Đi học đúng giờ
- Không nói chuyện trong giờ học
- Viết đơn xin nghỉ học
Những biểu hiện vô kỉ luật :
- Đá banh dưới lòng đường
- Nói chuyện trong giờ học
- Đi xe đạp dàn hàng trên đường
=> Những hành vi tôn trọng kỉ luật sẽ làm cho kỉ luật của nhà trường , gia đình ... có nề nếp kỉ cương tốt . Còn những hành động vô kỉ luật sẽ làm cho nề nếp và kỉ cương của nhà trường , gia đình ... không được thực hiện và xấu đi .
Câu 2 :
Mục đích học tập của em : Trở thành con ngoan , trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ và một người công dân tốt , người lao động chân chính , có đủ khả năng xây dựng quê hương đất nước .
Câu 3 :
Những việc làm của em để thể hiện lòng biết ơn của em trong những tình huống trên :
a) Em sẽ quan tâm , kêu gọi mọi người chăm sóc bà và sẽ làm những việc vừa sức mình để giúp bà .
b) Em sẽ chăm sóc ba mẹ , làm công việc nhà cho ba mẹ , động viên ba mẹ nhanh khoẻ bệnh .
Câu 4 :
Những câu ca dao , tục ngữ nói về các đức tính đã học :
- Có chí thì nên
- Cần cù bù thông minh
- Tay làm hàm nhai
- Đi thưa về gửi
- Tích tiểu thành đại
Tôn sư trọng đạo là đức tính tốt cần có ở mỗi con người. Tôn sự trọng đạo thể hiện con người có văn hóa, có đạo đức, thể hiện nhân cách của con người. Bởi sao lại thế, thầy cô là những người có công dưỡng dục chúng ta thành người và chỉ có thầy cô cho ta những kiến thức bổ ích. Và tôn sư trọng đạo đang được coi trọng, là một vấn đề nóng. Hiện nay, đa phần các bạn không tôn sự trọng đạo. Vậ, tại sao? Bạn chưa tin tưởng giáo viên, hãy tin tưởng giáo viên bạn sẽ làm được điều này, cố lên nhé!
Bác Hồ hỏi thắm bữa ăn của chị Chín, nói chuyện và chơi đùa cùng các cháu thiếu nhi.
Câu 1 : Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành quy định chung của tập thể( trường học, công ti, tổ chức,....), chấp hành mọi sự phân công của tập thể.
Câu 2: Những hành động của em thể hiện sự tôn trọng kỉ luật:
- Đi học đúng giờ
- Dừng xe trước đèn đỏ, đợi đèn xanh bật mới bắt đầu đi.
- Không sử dụng những chất gây pháo nổ.
Câu 3: Khi gặp trường hợp đó, em sẽ đến chỗ hai bạn và giảng giải cho 2 bạn:
" Các bạn làm vậy là không được, chúng ta cần chấp hành kỉ luật chung, nếu ai cũng vượt đèn đỏ như các bạn thì đèn đỏ sinh ra để làm gì? Nếu bạn vượt đèn đỏ có thể gây tai nạn giao thông cho chính các bạn hoặc người khác."
Chiếc rìu của người tiểu phu
Cuộn băng gạt thứ 12
Bác Hồ tự học ngoại ngữ
Cò trắng và Quạ đen
Tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương đem lại kết quả tốt cho mọi công việc.
Tôn trọng kỷ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà con bảo đảm lợi ích của bản thân.
Thôi, mấy bạn khỏi trả lời cũng được! Dù sao mình cũng thi xong rồi!!!
kể về một tấm gương tiêu biểu trong việc tôn trọng kỉ luật và cho biết vì sao phải tôn trọng kỉ luật
Tấm gương tiêu biểu trong tôn trọng kỉ luật là Bác Hồ(bạn tự tìm hiểu nhé vì việc làm về tôn trọng kỉ luật của Bác thì nhiều lắm)
Phải tôn trọng kỉ luật vì :
-Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kị cương.
-Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích của cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân.
Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
good luck!
Trong vô vàn những mẫu chuyện về Người, tôi thực sự tâm đắc và thấm thía trước bài học đạo đức lớn về tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa của Người qua câu chuyện: “Tấm gương gương mẫu tôn trọng luật lệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu chuyện được kể theo lời kể của các đồng chí cảnh vệ của Bác gồm Phan Văn Xoàn – Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam in trong cuốn: “Những mẫu chuyện đạo đức của Bác Hồ".
Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi (Phan Văn Xoàn - Hoàng Hữu Kháng - Hồng Nam) phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết định thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.
Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:
- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao thông bật đèn xanh để xe qua.