K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí H2S (đktc) rồi hòa tan hoàn toàn sản phẩm sinh ra vào 500ml dung dịch NaOH 25% (d= 1,28). Muối nào được tạo thành và nồng độ % bao nhiêu? 2. Cho S tác dụng với 16,8gam kim loại hóa trị II. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào sản phẩm phản ứng thu được 6,72 lít khí H2S (đktc). Xác định kim loại và khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng. 3. Đun nóng hỗn hợp 5,6gam bột sắt và 1,6...
Đọc tiếp

1. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí H2S (đktc) rồi hòa tan hoàn toàn sản phẩm sinh ra vào 500ml dung dịch NaOH 25% (d= 1,28). Muối nào được tạo thành và nồng độ % bao nhiêu?
2. Cho S tác dụng với 16,8gam kim loại hóa trị II. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào sản phẩm phản ứng thu được 6,72 lít khí H2S (đktc). Xác định kim loại và khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng.
3. Đun nóng hỗn hợp 5,6gam bột sắt và 1,6 gam lưu huỳnh. Cho sản phẩm tạo thành vào 500ml dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí và dung dịch A.
a) Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b) Để trung hòa axit còn dư trong A phải dùng 125ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol của axit ban đầu.
4. a) Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch sau phản ứng.
b) Cho 12,8 g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
c) Hấp thụ 0,672 lít khí SO2 (đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28% (d = 1,147 g/ml). Tính C% các chất sau phản ứng.

giải hộ em với ạ em không biết làm😪

em cảm ơn trước ạ!

2
1 tháng 4 2020

Câu 1

\(n_{H2S}=\frac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)

\(m_{dd_{NaOH}}=1,28.500=640\left(g\right)\)

\(\Rightarrow n_{NaOH}=\frac{640.25\%}{40}=4\left(mol\right)\)

\(2NaOH+H_2S\rightarrow Na_2S+2H_2O\)

0,8_______0,4______0,4____________

Dư NaOH nên chỉ tạo Na2S

\(\Rightarrow C\%_{Na2S}=\frac{0,4.78.100}{0,4.34+640}=4,77\%\)

Câu 2 :

\(n_{H2S}=0,3\left(mol\right)\)

\(RS+H_2SO_4\rightarrow RSO_4+H_2S\)

0,3____0,3______________0,3

\(\Rightarrow m_{H2SO4}=29,4\left(g\right)\)

\(R+S\underrightarrow{^{to}}RS\)

0,3_____0,3

\(\Rightarrow M_R=\frac{16,8}{0,3}=56\left(Fe\right)\)

Câu 3 :

\(n_{Fe}=0,1\left(mol\right);n_S=0,05\left(mol\right)\)

\(PTHH:Fe+S\rightarrow FeS\)

Ban đầu :__0,1_0,05

Phứng_0,05__0,05

Sau___ 0,05 ___0 ____ 0,05

Nên Fe dư

\(n_{H2S}=n_{FeS}=0,05\left(mol\right)\)

\(2n_{Fe}=2n_{H2}\Rightarrow n_{H2}=0,05\left(mol\right)\)

\(V\%_{H2S}=n\%_{H2S}=\frac{0,05}{0,1}.100\%=50\%\)

\(V\%_{H2}=100\%-50\%=50\%\)

\(n_{HCl\left(pư\right)}=2n_{H2S}+2n_{H2}=0,05.2+0,05.2=2\)

Đổi :

500ml=0,5l

125ml=0,125l

\(n_{NaOH}=0,125.0,1=0,0125\left(mol\right)\)

\(n_{NaOH}=n_{NaCl}=n_{HCl\left(dư\right)}=0,0125\left(mol\right)\)

\(\Sigma n_{HCl\left(bđ\right)}=0,0125+2=2,0125\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow CM_{HCl}=\frac{2,0125}{0,5}=4,025M\)

1 tháng 4 2020

Câu 4 dài ( Mình chưa ngắn ra cho dễ nhìn nha )

a, \(n_{SO2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)

Đổi 800ml = 8l

\(n_{NaOH}=0,8.1=0,8\left(mol\right)\)

\(\frac{n_{NaOH}}{n_{SO2}}=\frac{0,8}{0,1}=8\)

Sinh ra muối Na2SO3, tính theo mol SO2

\(2NaOH+SO_2\rightarrow Na_2SO_3+H_2O\)

0,2________0,1_______0,1_____________

\(CM_{Na2SO3}=\frac{0,1}{0,8}=0,125M\)

\(CM_{NaOH\left(dư\right)}=\frac{0,8-0,2}{0,8}=0,75M\)

b,\(n_{SO2}=0,2\left(mol\right)\)

Đổi 250ml=0,25l

\(n_{NaOH}=0,25\left(mol\right)\)

\(\frac{n_{NaOH}}{n_{SO2}}=\frac{0,25}{0,2}=1,25\)

Sinh ra 2 muối NaHSO3Na2SO3

\(n_{NaHSO3}+n_{Na2SO3}=0,2\)

\(n_{NaHSO3}+2n_{Na2SO3}=0,25\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{NaHSO3}=0,15\\n_{Na2SO3}=0,05\end{matrix}\right.\)

\(m_{muoi}=m_{NaHSO3}+m_{Na2SO3}\Leftrightarrow m_{muoi}=0,15.104+0,05.126\)

\(\Rightarrow m_{muoi}=21,9\left(g\right)\)

c,\(n_{SO3}=0,03\left(mol\right)\)

\(n_{KOH}=\frac{13,95.1,147.28\%}{56}=0,08\)

\(\frac{m_{KOH}}{n_{SO2}}=\frac{0,08}{0,03}=2,67\)

Sinh ra muối K2SO3KOH

\(2KOH+SO_2\rightarrow K_2SO_3+H_2O\)

0,06_____0,03______0,03________

\(C\%_{KOH\left(Dư\right)}=\frac{\left(0,08-0,06\right).56}{13,95.1,147+0,03.64}.100\%=6,25\%\)

\(C\%_{K2SO3}=\frac{0,03.158}{13,95.1,147+0,03.64}.100\%=26,45\%\)

1. Cho 8,7 gam Manganđioxit tan trong axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được là A. 2,24 lít và 12,6 gam B. 4,48 lít và 16,2 gam C. 2,24 lít và 8,1 gam D. 2,24 lít và 1,62 gam 2.Trộn 2 khí với tỷ lệ thể tích 1:1 ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ. Hai khí đó là 2 khí nào trong số các khí sau? A. N2 và H2 B. O2 và H2 C. Cl2 và H2 ...
Đọc tiếp

1. Cho 8,7 gam Manganđioxit tan trong axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được là

A. 2,24 lít và 12,6 gam

B. 4,48 lít và 16,2 gam

C. 2,24 lít và 8,1 gam

D. 2,24 lít và 1,62 gam

2.Trộn 2 khí với tỷ lệ thể tích 1:1 ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ. Hai khí đó là 2 khí nào trong số các khí sau?

A. N2 và H2 B. O2 và H2 C. Cl2 và H2 D. Cl2 và H2S

3. Hòa tan 2,24 lít khí hiđroclorua (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch axit clohiđric có nồng độ là

A. 73% B. 7,3% C. 2,15% D. 7,874%

4. Khi cho 10,5 gam Natri iotua vào 50 ml dung dịch nước Brom 0,5M. Khối lượng Natri bromua thu được là

A. 3,45 gram

B. 4,67 gram

C. 5,15 gram

D. 8,75 gram

5. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam kim loại R trong khí clo dư thu được 32,5 gam muối clorua. Nếu hòa tan hoàn toàn lượng kim loại R trên trong dung dịch HCl dư thì thể tích H2 thu được ở đktc là

A. 6,72 l B. 2,24 l C. 8,96 l D. 4,48 l

1
24 tháng 3 2020

1. Cho 8,7 gam Manganđioxit tan trong axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được là

A. 2,24 lít và 12,6 gam

B. 4,48 lít và 16,2 gam

C. 2,24 lít và 8,1 gam

D. 2,24 lít và 1,62 gam

Giải

Sơ đồ: \(MnO_2+4HCl\rightarrow MnCl_2+Cl_2+2H_2O\)

\(\Rightarrow n_{MnO}=n_{Cl2}=n_{MnO2}=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow V=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)

\(\Rightarrow m_{MnCl2}=12,6\left(g\right)\)

2.Trộn 2 khí với tỷ lệ thể tích 1:1 ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ. Hai khí đó là 2 khí nào trong số các khí sau?

A. N2 và H2 B. O2 và H2 C. Cl2 và H2 D. Cl2 và H2S

P/s : Phản ứng nổ của hỗn hợp Cl2, H2 1:1

3. Hòa tan 2,24 lít khí hiđroclorua (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch axit clohiđric có nồng độ là

A. 73% B. 7,3% C. 2,15% D. 7,874%

Giải :

\(n_{HCl}=0,1\left(mol\right)\)

\(C\%_{HCl}=\frac{0,1.36,5}{0,1.36,5+46,35}.100\%=7,3\%\)

4. Khi cho 10,5 gam Natri iotua vào 50 ml dung dịch nước Brom 0,5M. Khối lượng Natri bromua thu được là

A. 3,45 gram

B. 4,67 gram

C. 5,15 gram

D. 8,75 gram

Giải :

\(n_{NaI}=0,07\left(mol\right)\)

\(n_{Br2}=0,025\left(mol\right)\)

\(Br_2+2NaI\rightarrow2NaBr+I_2\)

\(\Rightarrow\) Dư NaI. Tạo 0,05 mol NaBr

\(\Rightarrow m_{NaBr}=5,15\left(g\right)\)

5. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam kim loại R trong khí clo dư thu được 32,5 gam muối clorua. Nếu hòa tan hoàn toàn lượng kim loại R trên trong dung dịch HCl dư thì thể tích H2 thu được ở đktc là

A. 6,72 l B. 2,24 l C. 8,96 l D. 4,48 l

Giải :

\(m_{Cl2}=32,5-11,2=21,3\left(g\right)\)

\(\Rightarrow n_{Cl2}=0,3\left(mol\right)\)

\(2R+xCl_2\rightarrow2RCl_x\)

\(n_R=\frac{0,6}{x}\left(mol\right)\)

\(M_R=\frac{11,2x}{0,6}=\frac{56x}{3}\)

\(x=3\Rightarrow M_R=56\left(Fe\right)\)

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

\(\Rightarrow n_{H2}=n_{Fe}=0,2\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow V=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)

20 tháng 12 2019

Hỏi đáp Hóa học

12 tháng 9 2019
https://i.imgur.com/Oy5OJoG.jpg
13 tháng 4 2020

a,\(n_{Fe}=\frac{5,6}{56}=0,1\left(mol\right)\)

\(n_S=\frac{1,6}{32}=0,05\left(mol\right)\)

\(PTHH:Fe+S\rightarrow FeS\)

\(FeS+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2S\)

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

Ta có:

\(n_{FeS}=n_S=0,05\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_{Fe}=0,1-0,05=0,05\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow n_{H2S}=n_{H2}=0,05\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\%V_{H2S}=\%V_{H2}=50\%\)

b,\(NaOH+HCl\rightarrow NaCl+H_2O\)

\(n_{NaOH}=0,2.1=0,2\left(mol\right)\)

\(n_{HCl}=0,2+0,05.2+0,05.2=0,4\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow CM_{HCl}=\frac{0,4}{0,5}=0,8M\)

1) Khi trộn 200ml dung dịch hcl 1M với 300 ml dung dịch HCL 4M thì thu được dung dịch mới có nồng độ là : 2) chất là muối canxi của halogen. Cho dung dịch chứa 0,2 g X tác dụng với dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 g kết tủa halogen. x là công thức phân tử nào ? 3) cho một lương dư kmno4 vào 25 ml dd hcl 8M. thể tích khí clo sinh ra là: 4) cho 14,2 gam kmno4 tác dụng hoàn toàn vào dd hcl đặc, dư. Thể...
Đọc tiếp

1) Khi trộn 200ml dung dịch hcl 1M với 300 ml dung dịch HCL 4M thì thu được dung dịch mới có nồng độ là :

2) chất là muối canxi của halogen. Cho dung dịch chứa 0,2 g X tác dụng với dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 g kết tủa halogen. x là công thức phân tử nào ?

3) cho một lương dư kmno4 vào 25 ml dd hcl 8M. thể tích khí clo sinh ra là:

4) cho 14,2 gam kmno4 tác dụng hoàn toàn vào dd hcl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là:

5) cho 2,24 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 9,5 gam MgX2. Nguyên tố halogen đó là :

6) Đun nóng 1 hỗn hợp gồm 2,8 gam bột fe và 0,8 gam bột S , khối lượng muối thu được sau phản ứng là :

7) Hòa tan hết 6 gam kim loại M hóa trị 2 bằng dd h2so4 loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại M là

8) tỉ khối của hỗn hợp X gồm oxi và ozon so với hiddro là 18. Phần trăm số mol của oxi và ozon có trong hỗn hợp X lần lượt là

9) hòa tan hoàn toàn 5,6 g kim loại fe trong dung dịch h2so4 loãng thu được V lít khí ở đktc, Tính V khí thu được

10)Nung nóng 2,4 gam Mg với một lượng bột S dư sau phản ứng khối lượng muối sunfua thu được là

11) hòa tan 5,6 g kim loại fe trong 200g dd h2so4 đặc dư. Tính thể tích khí tối đa thu được sau phản ứng ở đktc

12) có bao nhiêu gam So2 hình thành khi cho 128 gam S phản ứng hoàn toàn với 100 gam oxi

13) Hòa tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dd KOH 0,1m để trung hòa dd X . Công thức phân tử oleum X là công thức nào sau đây

14) Hòa tan 3,38g oleum vào nước được dung dịch Y , để trung hòa dung dịch Y cần 800ml dung dịch NaOH 0,1M. Công thức phân tử oleum

Giúp mik vs nha mn , mik sắp thi rồi huhu, cảm ơn mn ,mn làm đc câu nào thì làm giúp mik để mik hỉu hơn nha

0
26 tháng 4 2020

Câu 2:

\(\left\{{}\begin{matrix}n_{SO2}=0,5\left(mol\right)\\n_{KOH}=0,6\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

\(\frac{n_{KOH}}{n_{SO2}}=\frac{0,6}{0,5}=1,2\) nên sản phẩm có K2SO3 và KHSO3

Gọi \(\left\{{}\begin{matrix}n_{K2SO3}=a\left(mol\right)\\n_{KHSO3}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)

PTHH :

\(2KOH+SO_2\rightarrow K_2SO_3+H_2O\)

2a _____a _______a _______(mol)

\(KOH+SO_2\rightarrow KHSO_3\)

b_____b_________b______ (mol)

\(\left\{{}\begin{matrix}n_{KOH}=2a+b=0,6\\n_{SO2}=a+b=0,5\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\\b=0,4\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{K2SO3}=0,1.158=15,8\left(g\right)\\m_{KHSO3}=0,4.120=48\left(g\right)\end{matrix}\right.\)

Câu 3:

\(n_{Na2SO3}=0,6\left(mol\right)\)

PTHH :

\(Na_2SO_3+2HCl\rightarrow2NaCl+SO_2+H_2O\)

\(\Rightarrow n_{SO2}=n_{Na2SO3}=0,6\left(mol\right)\)

Để cần tối thiểu NaOH thì muối sinh ra là muối axit ( NaHSO3)

\(NaOH+SO_2\rightarrow NaHSO_3\)

0,6 ______0,6_________

\(\Rightarrow V_{NaOH}=\frac{0,6}{1}=0,6\left(l\right)\)

Câu 4:

\(n_S=0,05\left(mol\right)\)

\(S+O_2\underrightarrow{^{to}}SO_2\)

0,05_______0,05_(mol)

a. Thí nghiệm 1 :

\(n_{SO2}=\frac{0,05}{2}=0,025\left(mol\right)\)

\(SO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaSO_3+H_2O\)

0,025_____________0,025___________(mol)

\(\Rightarrow m_{kt}=m_{CaSO3}=0,025.120=3\left(g\right)\)

b. \(n_{Ca\left(OH\right)2}=0,4.0,05=0,02\left(mol\right)\)

\(\frac{n_{SO2}}{n_{Ca\left(OH\right)2}}=\frac{0,025}{0,02}=1,25\) nên sản phẩm tạo muối CaSO3 và Ca(HSO3)2

\(Ca\left(OH\right)_2+SO_2\rightarrow CaSO_3+H_2O\)

\(Ca\left(OH\right)_2+2SO_2\rightarrow Ca\left(HSO_3\right)_2\)

- Hiện tượng : có kết tủa trắng xuất hiện

Bài1:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết vai trò của H 2 SO 4 trong các phản ứng (thể hiện tính axit hay tính oxi hóa) 1.H 2 SO 4 + Na 2 SO 3  2.H 2 SO 4 loãng + Mg  5.H 2 SO 4 + Fe(OH) 3  6.H 2 SO 4 loãng + Fe(OH) 2  7.H 2 SO 4 đặc + Fe(OH) 2  8.H 2 SO 4 đặc + Al 2 O 3  9.H 2 SO 4 đặc + FeCO 3  10.H 2 SO 4 đặc + FeS  11.H 2 SO 4 loãng + FeS  Bài2:Trong phòng thí nghiệm khí hiđro sunfua H 2 S...
Đọc tiếp

Bài1:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết vai trò của H 2 SO 4 trong các phản ứng (thể hiện tính axit hay tính
oxi hóa)

1.H 2 SO 4 + Na 2 SO 3 

2.H 2 SO 4 loãng + Mg 

5.H 2 SO 4 + Fe(OH) 3 

6.H 2 SO 4 loãng + Fe(OH) 2 

7.H 2 SO 4 đặc + Fe(OH) 2 

8.H 2 SO 4 đặc + Al 2 O 3 
9.H 2 SO 4 đặc + FeCO 3 

10.H 2 SO 4 đặc + FeS 
11.H 2 SO 4 loãng + FeS 
Bài2:Trong phòng thí nghiệm khí hiđro sunfua H 2 S được điều chế bằng cách cho muối sunfua vào dung dịch axit clohidric HCl.
Nếu thay HCl bằng H 2 SO 4 đặc có điều chế được H 2 S không. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài3:Hỗn hợp muối X gồm Na 2 S và Na 2 SO 3 . Cho 100ml dung dịch H 2 SO 4 vào 16,5 gam X đun nóng, thu được hỗn hợp khí có tỷ
khối đối với H 2 là 27. Trung hòa dung dịch thu được bằng 500 ml dung dịch KOH 1M.
a.Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. b.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H 2 SO 4 .
Bài4:Giải thích tại sao axit H 2 S có tính khử. Viết 5 phương trình phản ứng để minh họa?
Bài5:Cho các chất sau: muối ăn, quặng pirit, nước, không khí các điều kiện có đủ. Viết phương trình điều chế H 2 SO 4 , Cl 2 ,
Fe 2 (SO 4 ) 3 .

Bài 7:Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau bị mất nhãn: K 2 S, KCl, K 2 SO 3 , K 2 SO 4 , KNO 3 .
Bài 8:Dung dịch X chứa hai axit: HCl 2M và H 2 SO 4 4M. Để trung hoà hết 100ml dung dịch X cần 200 gam dung dịch NaOH.
Tính nồng độ của dung dịch NaOH?
Bài9:Để trung hoà 200ml dung dịch X gồm HCl và H 2 SO 4 cần 400ml dung dịch Ba(OH) 2 , tạo ra 23,3 gam kết tủa. Cho 7,2 gam
kim loại M vào 400 ml dung dịch X thu được 6,72 lít khí duy nhất (ở đktc). Dung dịch thu được sau phản ứng cần 200ml dung
dịch Ba(OH) 2 nói trên để trung hoà hết. Tìm nồng độ của HCl, H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 và kim loại M.
Bài 10:Chỉ được dùng quỳ tím, hãy phân biệt các dung dịch bị mất nhãn sau: MgSO 4 , HCl, BaCl 2 , NaCl, KOH.

GIÚP MK MỘT SỐ CÂU VỚI NHA, MK CẢM ƠN

1
15 tháng 4 2020

hóa lớp 10 khó thế

15 tháng 4 2020

khó lắm bn ơi, bài bạn làm dc giải giúp mk nha, mk cảm ơn