K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2022

Tham khảo:

 

Nhóm chính động vật lưỡng cư đầu tiên đã phát triển vào kỷ Devon, cách nay khoảng 370 triệu năm, từ Sarcopterygii tương tự như cá vây tay và cá phổi hiện đại,[2] chúng đã tiến hóa các vây thùy giống chân nhiều đốt với các ngón cho phép chúng lê dọc theo đáy biển. Một vài loài cá đã phát triển phổi nguyên thủy giúp chúng hít thởi không khí trong các hồ tù đọng của đầm lầy kỷ Devon có oxy thấp. Chúng cũng có thể sử dụng các vây thùy mạnh mẽ của chúng để đưa cơ thể chúng lên khỏi mặt nước và "đi" trên đất khô trong trường hợp cần thiết. Cuối cùng vây xương của chúng có thể đã tiến hóa thành các chi và chúng có thể trở thành tổ tiên của tất cả các loài động vật bốn chân, bao gồm lưỡng cư hiện đại, bò sát, chim, và thú. Thay vì có thể trườn trên đất, nhiều loài cá dạng bốn chân tiền sử này vẫn mất nhiều thời gian của chúng sống dưới nước. Chúng đã bắt đầu phát triển phổi, nhưng vẫn thở qua mang là chủ yếu.[3]

Ichthyostega là một trong những nhóm lưỡng cư nguyên thủy đầu tiên có hai lỗ mũi và phổi hoạt động hiệu quả. Nó có 4 chi, cổ, một đuôi có vây và hộp sọ rất giống với nhóm cá vây thùy Eusthenopteron.[2] Động vật lưỡng cư tiến hóa thích nghi với môi trường cho phép chúng rời khỏi môi trường nước trong thời gian dài. Phổi của chúng được cải tiến và khung xương của chúng trở nên nặng và chắc hơn, có khả năng chịu đựng cùng với sự gia tăng trọng lượng khi chúng sống trên đất liền. Chúng đã phát triển "tay" và "chân" với 4 hoặc 5 ngón;[4] da của chúng biến đổi để có thể duy trì các chất dịch và chống khô.[3] Xương hyomandibula của cá ở vùng xương móng nằm phía sau mang đã giảm bớt về kích thước và trở thành bệ đỡ cho tai động vật lưỡng cư, một đặc điểm thích nghi cần thiết cho các động vật sống trên cạn.[5] Mối quan hệ giữa động vật lưỡng cư và cá teleost là cấu trúc đa nếp gấp của răng và các cặp xương chẩm ở phía sau đầu, ngoài ra, các đặc điểm này không thể tìm thấy bất kỳ nơi đâu trong giới động vật.[6]

 Diplocaulus là chi lưỡng cư thủy sinh lớn.

Vào cuối kỷ Devon (cách nay 360 triệu năm), biển, sông và hồ được lấp đầy các sinh vật trong khi đất liền chủ yếu là các thực vật thời kỳ đầu mà không đó động vật có xương sống,[6] mặc dù một số nhóm như Ichthyostega, có thể thỉnh thoảng chúng cũng ra khỏi môi trường nước. Người ta cho rằng chúng có thể đã trườn bằng 2 chi trước, để kéo phần sau của chúng tương tự như cách mà voi biển làm.[4] Vào đầu kỷ Cacbon (cách nay 360 đến 345 triệu năm), khí hậu trở nên ướt và nóng. Các đầm lầy mở rộng với sự phát triển của rêu, dương xỉ, horsetail và calamites. Các động vật chân khớp thở bằng không khí đã tiến hóa và xâm chiếm đất liền, trên đất liền chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho các động vật lưỡng cư ăn thịt và bắt đầu cho sự thích nghi môi trường trên cạn. Không có động vật bốn chân nào khác trên đất liền và các động vật lưỡng cư nằm trên mắc xích cao nhất của chuỗi thức ăn, nằm ở vị trí sinh thái hiện tại của cá sấu. Mặc dù đã có các chi và khả năng hít thở không khí, hầu hết chúng vẫn có cơ thể thon dài và đuôi khỏe.[6] Chúng là các loài săn mồi hàng đầu trên đất liền, đôi khi chiều dài chúng đạt đến vài mét, chúng săn các côn trùng lớn của thời kỳ này và một số loài cá trong nước. Chúng vẫn cần phải trở lại môi trường nước để đẻ trứng không vỏ, và thậm chí các loài lưỡng cư hiện đại nhất có giai đoạn ấu trùng hoàn toàn trong môi trường nước với mang giống như tổ tiên cá của chúng. Sự phát triển trứng có màng ối, là màng chống khô, cho phép bò sát sinh sản trên cạn và cho phép chúng thống trị hệ sinh thái trong giai đoạn sau đó.[2]

Trong suốt kỷ Trias (cách nay 250 đến 200 triệu năm), bò sát đã bắt đầu cạnh tranh với động vật lưỡng cư, làm cho sự sụt giảm về kích thước và độ quan trọng của động vật lưỡng cư trong sinh quyển. Theo dữ liệu hóa thạch, Lissamphibia, là nhóm bao gồm tất cả các động vật lưỡng cư hiện đại và là nhánh duy nhất còn sinh tồn, có thể đã rẽ nhánh từ các nhóm đã tuyệt chủng là Temnospondyli và Lepospondyli vào một thời điểm giữa Cacbon muộn và Trias sớm. Sự tương đối hiếm các bằng chứng hóa thạch gây khó khăn trong việc xác định chính xác thời điểm rẽ nhánh,[3] nhưng nghiên cứu phân tử gần đây nhất dựa trên multilocus sequence typing, đề xuất rằng động vật lưỡng cư xuất hiện từ Cacbon muộn/Pecmi sớm.[7]

 Temnospondyli Eryops có các chi mạnh mẽ để nâng đỡ cơ thể chúng trên cạn

Mối quan hệ giữa nguồn gốc và tiến hóa giữa 3 nhóm chính của động vật lưỡng cư là vấn đề vẫn còn tranh cãi. Một nghiên cứu phát sinh loài phân tử năm 2005 dựa trên việc phân tích rDNA đề nghị rằng kỳ giông và ếch giun có quan hệ gần hơn so với các loài trong bộ không đuôi. Nó cũng cho thấy rằng sự phân nhánh của 3 nhóm này đã diễn ra trong Đại Cổ sinh (Paleozoi) hoặc đầu Đại Trung sinh (Mesozoi) (cách nay khoảng 250 triệu năm), trước khi siêu lục địa Pangaea tan rã và ngay sau khi sự phân nhánh của chính từ các vây thùy. Sự diễn ra ngắn trong giai đoạn này, và sự phân nhánh nhanh chóng có thể làm cho sự khan hiếm tương đối của các hóa thạch lưỡng cư nguyên thủy.[8] Có một khoảng trống lớn về hóa thạch nhưng sự phát hiện ra ếch nguyên thủy vào Permi sớm ở Texas năm 2008 đã cung cấp một liên kết bị mất đi với những đặc điểm của ếch hiện đại. Phân tích phân tử đề nghị rằng sự phân nhánh ếch-kỳ giông đã diễn ra sớm hơn so với các bằng chứng cổ sinh vật.[9]

Do chúng tiến hóa từ cá phổi, động vật lưỡng cư phải thích nghi với việc sống trên cạn bao gồm cả việc phát triển các công cụ cần thiết cho việc di chuyển mới. Trong nước, việc chuyển động của đuôi theo phương ngang giúp chúng tiến về phía trước, nhưng trên cạn cơ chế khác biệt. Cột sống, các chi, gen chân tay và cơ bắp phải cần đủ khỏe để nâng chúng lên khỏi mặt đất để vận động và ăn. Con trưởng thành trên cạn bắt đầu thoái hóa hệ thống đường biên của chúng và thích nghi hệ cảm giác của chúng để nhận được kích thích qua môi trường không khí. Chúng cần phát triển những phương pháp mới để điều chỉnh thân nhiệt để đối phó với sự dao động nhiệt độ môi trường xung quanh. Chúng đã phát triển các thói quen thích hợp với sinh sản trong môi trường trên cạn. Da của chúng tiếp xúc với các tia cực tím mà trước kia các tia này bị hấp thụ] trong môi trường nước. Do vậy, da đã bị thay đổi để có thể bảo vệ tốt hơn và chống sự mất nước quá nhiều.[10]

9 tháng 2 2022

Ối chà dài khủng khiếp lấy ý chính thôi bn :))

9 tháng 2 2022

refer

Lớp chim tiến hóa hơn lớp lưỡng cư là:

+) Là động vật hằng nhiệt;

+) Tim 4 ngăn;

+) Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi;

+) Trứng có vỏ đá vôi;

+) Sống hoàn toàn trên cạn;

+) Hô hấp hoàn toàn bằng phổi.

9 tháng 2 2022

Tham khảo:

 

Lớp chim tiến hóa hơn lớp lưỡng cư là:

+) Là động vật hằng nhiệt;

+) Tim 4 ngăn;

+) Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi;

+) Trứng có vỏ đá vôi;

+) Sống hoàn toàn trên cạn;

+) Hô hấp hoàn toàn bằng phổi.

9 tháng 2 2022

đúng

9 tháng 2 2022

đúng

Câu 38: Sắp xếp các lớp động vật : cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú theo thứ tự tiến hóa dần từ trái qua phải:

A. Cá - bò sát- lưỡng cư – thú – chim

B. Lưỡng cư - bò sát – cá – chim – thú

C. Cá – lưỡng cư – bò sát – chim – thú

D. Bò sát – cá – chim – thú- lưỡng cư

9 tháng 2 2022

Sự tiến hóa của lớp cá là tim hai ngăn, máu đỏ thẫm, sống dưới nước, là động vật biến nhiệt.

9 tháng 2 2022

Tham khảo

tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, hệ tuần hoàn kín

Câu 10: Động vật có xương sống bao gồm:A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim ,thúB. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thúC. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thúD. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thúCâu 11: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên ?A. Động vật cung cấp nguyên liêu phúc vụ cho đời sốngB. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sứcC. Động vật giúp con người bảo...
Đọc tiếp

Câu 10: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim ,thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 11: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên ?
A. Động vật cung cấp nguyên liêu phúc vụ cho đời sống
B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức
C. Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng
D. Động vật giúp thụ phấn và phát tám hạt cây
Câu 12: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh ?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch
B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 14: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là ?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa
C. Xuất hiện vùng da có dạng trong, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức

2
21 tháng 4 2022

Câu 10: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim ,thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 11: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên ?
A. Động vật cung cấp nguyên liêu phúc vụ cho đời sống
B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức
C. Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng
D. Động vật giúp thụ phấn và phát tám hạt cây
Câu 12: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh ?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch
B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 14: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là ?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa
C. Xuất hiện vùng da có dạng trong, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức

Câu 1. Động vật có xương sống bao gồm:A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.                 B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.      D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.Câu 2. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?A. Hoang mạc.                                  B. Rừng ôn đới.   C. Rừng mưa nhiệt đới.                     D. Đài nguyên.Câu 3. Sinh cảnh nào...
Đọc tiếp

Câu 1. Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.                 

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.      

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 2. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc.                                  B. Rừng ôn đới.   

C. Rừng mưa nhiệt đới.                     D. Đài nguyên.

Câu 3. Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên.                               B. Rừng mưa nhiệt đới.    

C. Hoang mạc.                                            D. Rừng ôn đới.

Câu 4. Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?

A. Cá mập.                                       B. Cá đuối.                         

C. Cá voi.                                                   D. Cá nhám.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?

A. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi.

B. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh.

C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng.

2
3 tháng 5 2022

A

C

C

C

B

3 tháng 5 2022

1a2c3c4c5b

27 tháng 2 2022

tham khảo :~(sai thì xóa)
- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. - Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh: ruồi, muỗi….. - Lưỡng cư có giá trị làm thuốc: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật. - Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

27 tháng 2 2022
I. ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI

Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm 3 bộ:

1.Bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.

 

2.Bộ Lưỡng cư không đuôi: Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương, và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về đêm.

3. Bộ Lưỡng cư không chân: Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêm.

II. ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH

- Một số đại diện Lưỡng cư điển hình ở Việt Nam

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọnLý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọnLý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọnLý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọnLý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọn

Bảng: Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư

Tên đại diệnĐặc điểm nơi sốngHoạt độngTập tính tự vệ
1. Cá cóc Tam ĐảoSống chủ yếu trong nướcChủ yếu hoạt động về ban đêmTrốn chạy, ẩn nấp
2.Ễnh ương lớnƯa sống ở nước hơnBan đêmDọa nạt
3. Cóc nhàƯa sống trên cạn hơnChiều và đêmTiết nhựa độc
4. Ếch câyChủ yếu sống trên cây, bụi câyChủ yếu về ban đêmTrốn chạy, ẩn nấp
5. Ếch giunSống chui luồn trong hang đất xốpCả ngày và đêmTrốn chạy, ẩn nấp
III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ

Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.

- Hô hấp bằng phổi và da

- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha

- Là động vật biến nhiệt

- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.

IV. VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ

- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp.

+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.

+ Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi…

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọnLý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọn

Lưỡng cư bắt rất nhiều động vật có hại cho nông nghiệp

- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm

+ Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản

+ Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em

+ Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.

+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọn

Ếch xào xả ớt

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư hay, ngắn gọn

Ếch làm thí nghiệm

- Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.