K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2017

Phong trào Cần Vương là phong trảo yêu nước chống Pháp tiêu biểu đứng trên lập trường phong kiến, hướng tới xây dựng một nhà nước với vua hiền, tôi giỏi. Tuy nhiên sự thất bại của phong trào đã chứng tỏ sự bất lực của ngọn cờ phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc- độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến

Đáp án cần chọn là: A

15 tháng 3 2016

a. 

Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.

Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892

Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891, nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.

Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.

Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897

Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.

Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.

Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội  ước, lại tổ chức tấn công (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân. Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908

Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương. Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến. Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913

Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

 

15 tháng 3 2016

a. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào nông dân Yên Thế từ 1884 đến 1913:

- Từ 1884-1892, ở Yên Thế có hàng chục toán quân hoạt động riêng rẽ, nhiều thủ lĩnh khác nhau, có uy tín nhất là Đề Nắm, đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp ở Cao Thượng, Hố Chuối,... Tháng 4-1892 Đề Nắm bị sát hại.

- Từ 1893-1897, do Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) lãnh đạo, đây là thời kì hòa hoãn giữa nghĩa quân và thực dân Pháp: Giảng hòa lần thứ nhất nhằm tranh thủ thời gian củng cố lực lượng, nghĩa quân là chủ 4 tổng ở Bắc Giang... Nhưng sau đó Pháp bội ước lại tổ chức tấn công. Đề Thám giảng hòa lần thứ hai (12-1897).

- Từ 1898-1908, trong suốt 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất vừa tích cực luyện tập quân sự. Căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về...

- Tư 1909-1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác, tháng 2-1913 Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.

b. Phong trào nông dân Yên Thế tồn tại trong thời gian dài 30 năm, vì:

- Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của nghĩa quân, sự ủng hộ của nhân dân.

- Sự chỉ huy mưu trí, tài giỏi, sáng tạo đứng đầu là Hoàng Hoa Thám:

+ Địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, tiêu hao địch, nghĩa quân lại không tự bó mình trong đại bản doanh Phồn Xương, khi cần di chuyển trên địa bàn rộng lớn, biết tránh chỗ mạnh của địch, biết kịp thời phân tán lực lượng để tập kích, phục kích tiêu hao lực lượng địch.

+ Sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng, giảng hòa với Pháp. Tranh thủ thời gian hòa hoãn nghĩa quân củng cố đồn trại, mua vũ khí, sản xuất, mộ thêm quân... chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến đấu mới.

+ Các đánh giặc độc đáo, bí mật, cơ động bất ngờ, hiệu quả cao.

- Thực dân Pháp muốn tạm thời đình chiến với nghĩa quân để đối phó với phong trào Cần vương và để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Từ đó dẫn đến cuộc thương lượng, giảng hòa của nghĩa quân và thực dân Pháp.

c. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế.

* Nguyên nhân thất bại:

- Tương quan lực lượng chênh lệch (sau khi phong trào Cần vương thất bại Pháp có điều kiện tập trung đàn áp). Địch kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị, với thủ đoạn quân sự, dùng tay sai để tìm cách sát hại thủ lĩnh phong trào.

- Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của một lực lượng xã hội tiên tiến. Phong trào mang nặng tính địa phương nhỏ hẹp.

- Cách đánh giặc chủ yếu là phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở, đánh theo lối đánh du kích/

* Ý nghĩa lịch sử:

- Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng kéo dài gần 30 năm, đã ghi một trang vẻ vang trong một trang trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.

- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích đồng thừi thể hiện tài chỉ huy của anh hùng Đề Thám.

23 tháng 2 2021
Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu. ...⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.
23 tháng 2 2021

2)Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương

- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888

+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.

+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….

+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.

- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:

+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.

+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.

1 tháng 5 2016

2

Nội dung so sánh

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu.

Nông dân.

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân.

Nông dân.

Địa bàn hoạt động

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

2 tháng 5 2016

đề cương trường Phạm Hồng Thái  :)))

30 tháng 4 2021

*Ý nghĩa của phong traog Yên Thế:

- Khởi nghĩa Yên Thế tuy thất bại, nhưng kéo dài gần 30 năm, đã ghi một trang vẻ vang trong một trang trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta.

- Nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.

- Để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích đồng thừi thể hiện tài chỉ huy của anh hùng Đề Thám.

20 tháng 8 2019

Sở dĩ phong trào nông dân Yên Thế có thể diễn ra trong hơn 30 năm, dài hơn hẳn các cuộc khởi nghĩa cùng thời là do:

- Cùng thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn có các cuộc đấu tranh chống Pháp khác như phong trào Cần Vương, hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…nên thực dân Pháp khó có điều kiện tập trung lực lượng để đàn áp

- Phong trào diễn ra trên một địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi- vùng trung du, miền núi phía Bắc. Nơi đây có những cánh rừng rậm rạp có thể che chở cho nghĩa quân và cơ động di chuyển sang các vùng khác một cách dễ dàng

- Phương thức tác chiến linh hoạt, sử dụng lối đánh du kích, đặc biệt là biết khai thác thời gian hòa hoãn để củng cố phát triển lực lượng

- Ngoài ra còn có vai trò của giai cấp lãnh đạo - tiêu biểu là Đề Thám, sự đoàn kết giữa những người nông dân ở các vùng…

Đáp án cần chọn là: D

6 tháng 2 2017

Xuất phát từ nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là:

+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, tự phát

+ Thiếu sự lãnh đạo và đường lối cách mạng đúng đắn

+ Phương tiện, vũ khí còn thô sơ, lạc hậu

+ Hạn chế của ý thức hệ phong kiến, Khẩu hiệu Cần Vương- Giúp vua cứu nước, khôi phục lại vương triều phong kiến, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xóa bỏ giai cấp phong kiến, chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là chưa có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn. Điều này cho thấy xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo

=> Yêu cầu cấp thiết đối với cuộc đấu tranh của giải phóng dân tộc của nhân dân ta là cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.

Đáp án cần chọn là: A