Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh.
- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
- Tính chất:
+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Tham khảo :
- Chia sẻ một số thông tin về cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII):
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng xã hội sâu rộng. Thắng lợi của cuộc cách mạng này đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp; góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu.
+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản; diễn ra dưới hình thức: nội chiến cách mạng kết hợp với chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Quần chúng nhân dân Pháp là động lực chủ yếu thúc đẩy cách mạng tiến lên.
+ Ngày 14/7 (ngày tấn công ngục Ba-xti, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp) đã được công nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp vào năm 1880.
+ Lá cờ có ba màu đỏ, trắng và xanh dương xuất hiện trong cách mạng Pháp trở thành quốc kì của nước Cộng hòa Pháp từ năm 1946.
+ Bài ca Mác-xây-e xuất hiện trong cách mạng Pháp cũng trở thành Quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.
+ Thông điệp “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã trở thành một phần di sản của dân tộc Pháp.
- Giải thích: thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp không chỉ tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiên trình lịch sử châu Âu suốt thế kỉ XIX. Do đó, cuộc cách mạng này được ví như "cái chối khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu".
Tham khảo
* Ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi đến Việt Nam:
- Cổ vũ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Góp phần làm chuyển biến nhận thức của nhiều sĩ phu yêu nước, tiến bộ (thức thời) ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, như: Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ; Đặng Tử Kính, Đặng Thái Luân,…
- Thành công của cuộc Duy tân Minh Trị và Cách mạng Tân Hợi là hai trong những nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Ví dụ:
+ Phong trào Đông du (do Phan Bội Châu khởi xướng) diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị,…
+ Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911), năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng với ông đã thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam”.
TK
Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn thì sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự thành công của cuộc Duy tân Minh trị và cách mạng Tân Hợi đã thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...
Tham khảo
Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo
Sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng đã bị lật đổ, nhưng nỗi khổ cực vẫn đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân. Một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở Nga, đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết đại biểu công nhân, binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho các giai cấp có lợi ích đối lập nhau nên không thể cùng tồn tại. Tình hình trên đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho cách mạng Nga lúc này là: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước tình hình đó, V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời.
Tháng 7/1917, khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, khủng bố các xô viết, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, binh lính chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đêm 24/10 (tức 6/11/1917 theo dương lịch), quân khởi nghĩa đã chiếm được Pê-trô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của chính quyền tư sản. Đêm 25/10 (7/11/1917), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, thành lập bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân và nông dân Nga.
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, đồng thời mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết cũng có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, đã chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Những nét chính (thời gian, người lãnh đạo, địa điểm, cách đánh, kết quả) về trận Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ
Đặc điểm | Những nét chính |
Thời gian | 19/1/1785 |
Người lãnh đạo | Nguyễn Huệ |
Địa điểm | Khúc sông Tiền, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (nay thuộc Tiền Giang) |
Cách đánh | Nghi binh, nhử quân Xiêm vào trận địa mai phục, nghĩa quân bất ngờ chặn đánh, kết hợp thuyền, bề đốt cháy thuyền giặc |
Kết quả | Trong 1 ngày, thắng lợi hoàn toàn |
Tham khảo
- Tầng lớp quý tộc mới là một trong những lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh đi đến thành công.
- Tuy nhiên, chính sự tham gia của tầng lớp quý tộc là một trong những nguyên nhân đưa đến tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng tư sản Anh. Vì:
+ Tầng lớp quý tộc mới muốn lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế để tự do sản xuất và kinh doanh, nhưng tinh thần chống phong kiến của họ không triệt để.
+ Quý tộc mới không quyết tâm xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến mà họ chỉ muốn cải tạo nền quân chủ chuyên chế sao cho phù hợp với lợi ích của mình.
=> Do đó, thể chế chính trị của nước Anh sau cách mạng là quân chủ lập hiến.