K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2019

- Về kinh tế: chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài ra, còn biết đánh cá ở Biển Hồ,khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp cũng khá phát triển.

- Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực.

- Văn hóa: Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. Kiến trúc nổi tiếng với quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom.

17 tháng 9 2019

* Vương quốc Cam puchia được hình thành:

   - Ở Cam pu chia, tộc người đa số, chủ yếu là người Khơ me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu trên cao nguyên Cò rạt. Đến thế kỷ VI, vương quốc của người Khơ me hình thành lấy tên là Cam pu chia.

   - Thời kỳ phát triển của Vương quốc cam pu chia kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV còn gọi là thời kỳ Ăng co.

* Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

   - Kinh tế:

      + nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

      + Ngư nghiệp: đánh bắt cá ở Biển Hồ.

      + Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.

   - Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng covat, Ăng co Thom, khu đền Bay-on…

   - Các vua Campu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trong các thế kỷ X-XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.

* Gọi vương quốc Cam pu chia từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV là “thời kỳ Ăngco” vì:

   - Kinh đô của vương quốc là Ăng co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.

   - Ở đây, người khơ me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng điển hình là khu tháp Ăng co Vát và Ăng co Thom.

   - Khu đền tháp Ăng co là một cống hiến độc đáo của người Khơ me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.

9 tháng 4 2018

Đáp án A

12 tháng 10 2023

- Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn:

+ Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

+ Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

+ Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Ở thời cổ - trung đại, văn minh Đông Nam Á đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: tín ngưỡng – tôn giáo; văn tự - văn học; kiến trúc – điêu khắc

8 tháng 11 2017

Đáp án B

câu C

 

27 tháng 9 2017

Chọn B

Câu 1: Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?    A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).  B. Kinh thành Huế (Việt Nam).    C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia).   D. Chùa Vàng (Mi-an-ma).Câu 2: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á    A. bước đầu hình thành.                    B. bước đầu phát triển.    C. phát triển rực rỡ.                           D. tiếp tục phát...
Đọc tiếp

Câu 1: Công trình kiến trúc nào không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

    A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a). 

B. Kinh thành Huế (Việt Nam).

    C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia).  

D. Chùa Vàng (Mi-an-ma).

Câu 2: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á

    A. bước đầu hình thành.                    B. bước đầu phát triển.

    C. phát triển rực rỡ.                           D. tiếp tục phát triển.

Câu 3: Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn

    A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.   B. thế kỉ VII đến thế kỉ XV.

    C. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.           D. thế kỉ XIX đến nay.

Câu 4: Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm

    A. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.       B. tín ngưỡng phồn thực.

    C. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất.         D. Phật giáo, Nho giáo.

Câu 5: Thế kỉ XVI, tôn giáo mới du nhập từ phương Tây đến cho Đông Nam Á là

    A. Phật giáo.        B. Hin-đu giáo.     C. Hồi giáo.          D. Công giáo.

Câu 6: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII là tôn giáo có nguồn gốc từ

    A. bán đảo Ả Rập.         B. Ấn Độ.             C. Trung Quốc.     D. Địa Trung Hải.

Câu 7: Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á sử dụng

    A. chữ viết cổ của Ấn Độ.                 B. chữ Chăm cổ.

    C. chữ Khơ-me cổ.                                     C. chữ Nôm.

Câu 8: Thể loại văn học dân gian ra đời ở Đông Nam Á thời cổ trung đại là

    A. truyện ngắn.    B. kí sự.                C. tản văn.            D. thần thoại.

Câu 9: Sau khi chữ viết ra đời cư dân Đông Nam Á cổ trung đại đã tạo dựng nền văn học

    A. dân gian.                   B. viết.                  C. chữ Hán.          D. chữ Phạn.

Câu 10: Thời cổ trung đại, Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á là tôn giáo có nguồn gốc từ

    A. Trung Quốc.   B. phương Tây.     C. Ấn Độ.             D. Ả Rập.  

Câu 11: Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc

    A. Ấn Độ.            B. Trung Hoa.       C. phương Tây.     D. Nhật Bản.

0
22 tháng 11 2018

   - Thế kỷ XIII Mông Cổ xâm lược các nước Đông Nam Á. Bị dồn đẩy do cuộc tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái đã di cư ồ ạt xuống phía Nam; lập ra một quốc gia nhỏ. Đến đầu thế kỷ XIV mới thống nhất lại, lập vương quốc Thái. Sau đó, một nhóm người nói tiếng Thái khác di cư xuống vùng trung lưu sông Mê Công, gọi là người Lào lùm, lập vương quốc Lan Xang giữa thế kỷ XIX.

   - Sau khi chiến thắng quân mông cổ một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt kéo dài tới đầu thế kỷ XVIII.

   - Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:

      + Về kinh tế: hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

      + Về văn hóa: Được hình thành gắn liền với quá trình xác lập các “Quốc gia dân tộc”. Các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.