Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau trận Cầu Giấy lần 1(1873) và Cầu Giấy lần 2 (19-5-1883) vì lúc này sau khi thất bại, tinh thần lực lượng quân Pháp đang hoang mang lo sợ, nếu triều đình Huê dồn tổng lực để cùng với nhân dân đánh giặc thì rất có thể quân Pháp đã bị đuổi ra khỏi lãnh thổ nước ta.
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1- 9-1858,quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân Triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả.
=> Làm thất bại âm mưu "Đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét- pê- răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10- 12- 1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông,...
- Từ năm 1867- 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
- Ban đầu:
+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...
+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp).
Tham Khảo ạ
- 1-9-1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân đã phối hợp với quân triều đình chống trả quyết liệt, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. Nhưng lúc này triều đình lại không phát huy sức mạnh của dân tộc để đánh bại Pháp hoàn toàn ngay từ ngày đầu xâm lược mà để Pháp chiếm được bán đảo Sơn Trà.- Năm 1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 quân, phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10 km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hòa trong tư thế “thủ hiểm”.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của ta. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan Pháp và binh lính bị giết tại trận. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, quân ta thì hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
- Ngày 19-5-1883, hơn 500 quân Pháp kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Ri-vi-e cùng nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với pháp.
* Nhận xét về thái độ chống Pháp của nhà Nguyễn:
- Không kiên quyết đánh Pháp. Khi Pháp mở rộng chiến tranh cũng không cùng nhân dân chống Pháp mà còn ngăn cản nhân dân chống giặc, luôn ảo tưởng thương lượng, từng bước thỏa hiệp, kí hiệp ước đầu hàng bán nước.
-Với thái độ không kiên quyết, nhà Nguyễn đã từ bỏ con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc, sợ dân hơn sợ giặc.
- Vừa đánh vừa thương lượng cầu hòa, không chớp thời cơ đánh Pháp, đặt quyền lợi dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc.
Nhà Nguyễn đã đẩy nước ta từ mất nước không tất yếu trở thành tất yếu.
Refer:
Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884), nhà Nguyễn đã có rất nhiều cơ hội để có thể đánh Pháp giành độc lập, nhưng nhà Nguyễn đã bỏ lỡ - 1-9-1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân đã phối hợp với quân triều đình chống trả quyết liệt, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Trận đánh gây tiếng vang lớn nhất khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất là trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21-12-1873). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đã làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Ngược lại, làm cho thực dân Pháp hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. Đây là cơ hội thuận lợi để triều đình tổ chức phản công nhưng triều đình lại bỏ qua và đi vào con đường thương thuyết với người Pháp kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
Đáp án cần chọn là: C
Tham khảo
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ…Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi…Những bài học về “khoan thư sức dân” “thực túc binh thường” của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược