K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2019

Đáp án B

20 tháng 12 2019

Đáp án B

15 tháng 7 2018

   - Cuối năm 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh đối với các thuộc địa Bắc Mĩ. Thực dân Anh ra lệnh đóng cảng Bô-xtơn, làm ngưng trệ các hoạt động thương mại, nạn thất nghiệp lan tràn. Tháng 4-1774, Anh ban bố 5 đạo luật đàn áp, gây nên phong trào đấu tranh chống Anh mạnh mẽ.

   - Từ 5-9 đến 26-10-1774, tại Phi-la-đen-phi-a đã diễn ra Đại hội lục địa lần thứ nhất, các đại biểu nhất trí yêu cầu mà Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Vua Anh không chấp nhận mà còn chuẩn bị trừng phạt.

   - Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc đã nổ ra. Lúc đầu quân khởi nghĩa chịu nhiều thất bại vì lực lượng non yếu, thiếu sự tổ chức chặt chẽ; đến đầu năm 1776, quân khởi nghĩa chiếm được Bô-xtơn.

24 tháng 3 2016

a. Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc. Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, đóng đồ đạc, rèn luyện vũ khí cho lãnh chúa. Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa còn như một pháp đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ....

- Trong lãnh địa thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, trao đổi buôn bán chỉ là thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động tranh lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ...

- Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

* Nguyên nhân người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa.

Đời sống của nông nô cực khổ: bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.

b. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lí vào các thế kỉ XV-XVI vào sự giao lưu quốc tế.

- Đem lại hiểu biết mới về Trài đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

- Tuy nhiên phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của nước ta.

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, trong các thế kỉ XVI-XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến với Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị ở nước ta.

- Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến truyền đạo ở nước ta, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, hình thành nên chữ quốc ngữ.

- Các nước tư bản phương Tây, tiêu biểu là Pháp bắt đầu nhòm ngó và âm mưu xâm lược nước ta.

6 tháng 2 2018

a. Nội dung, đặc điểm của lãnh địa phong kiến.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc. Nông nô trong lãnh địa nhận ruộng để cày cấy và nộp tô, bị buộc chặt vào lãnh chúa. Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, đóng đồ đạc, rèn luyện vũ khí cho lãnh chúa. Lãnh chúa và nông nô về cơ bản không phải mua bán, trao đổi với bên ngoài.

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập: lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính; có quân đội, chế độ thuế khóa, tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa còn như một pháp đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ....

- Trong lãnh địa thủ công nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp, trao đổi buôn bán chỉ là thứ yếu. Thủ công nghiệp chỉ hoạt động tranh lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ...

- Lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

* Nguyên nhân người nông nô lại đứng lên đấu tranh chống lại lãnh chúa.

Đời sống của nông nô cực khổ: bị lãnh chúa bóc lột tô thuế nặng nề, lại bị lãnh chúa đánh đập tàn nhẫn.

b. Vai trò của các cuộc phát kiến địa lí vào các thế kỉ XV-XVI vào sự giao lưu quốc tế.

- Đem lại hiểu biết mới về Trài đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

- Tuy nhiên phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đối với sự phát triển của nước ta.

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, trong các thế kỉ XVI-XVIII, thuyền buôn châu Âu tìm đến với Đại Việt ngày một nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển. Góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hưng thịnh của một số đô thị ở nước ta.

- Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo đến truyền đạo ở nước ta, thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông - Tây, hình thành nên chữ quốc ngữ.

- Các nước tư bản phương Tây, tiêu biểu là Pháp bắt đầu nhòm ngó và âm mưu xâm lược nước ta.

28 tháng 12 2019

- Đời sống nhân dân ấm no,hạnh phúc

- Trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.

16 tháng 8 2018

- Phát triển tập trung, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.

- Hỗ trợ nhau trong sản xuất

- Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm

- Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

29 tháng 4 2019

- Thuật luyện kim ra đời đã đưa các bộ lạc trên đất nước ta vào thời đại sơ kì đồng thau, làm tiền đề cho sự chuyển biến xã hội sau đó.

- Thuật luyện kim ra đời kéo theo sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước,

- Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đã tạo nên năng suất lao động ngày càng cao trong xã hội. Trên cơ sở đó hình thành những nền văn hóa lớn vào cuối thời nguyên thủy.

12 tháng 4 2017

Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 - 4000 năm :

- Mặc dù công cụ lao động bằng đồng còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các công cụ lao động song đã tạo tiền đề cho bước phát triển mạnh mẽ về vật chất và tinh thần của con người lúc bấy giờ.

- Thuật luyện kim ra đời đã dẫn đến một cuộc cách mạng về công cụ lao động, làm cho năng suất lao động cao hơn, tạo điều kiện cho con người khai phá đất đai, mở rộng địa bàn cư trú, phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước và các nghề thủ công.

- Kim loại ra đời đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong xã hội như sự thay đổi vai trò trong gia đình giữa đàn ông và phụ nữ, làm cho sự phân hoá xã hội sâu sắc hơn và đây là yếu tố dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở nước ta để chuẩn bị đưa con người sang một thời đại mới.



19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.