Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!
1) Câu thơ LƯỢM ơi còn ko?là một câu hỏi tu từ đc tách ra thành một khô thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
Sau câu thơ ấy, tac giả lập lại 2 khô thơ ở doan đầu với dụng y khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của LƯỢM trong tâm hồn moi người.LƯỢM ki những sông mãi trong lòng nha thơ mà còn sống mãi với quê hương , dat nuoc.
2) trong bài thơ tác giả goi LƯỢM bằng nhiều từ khác nhau như: cháu , chu be,LƯỢM,chu đồng chí nho. Cách goi luôn thay đổi the hiện môi quan hệ thân thiết giữa tác giả và LƯỢM,đồng thời nói lên long yêu mến của tác giả dối với LƯỢM , 1 đồng chí nhỏ hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.
Bài 1
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.
Tham khảo!
Sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh được thể hiện bằng những từ ngữ được in đậm trong bảng dưới đây:
Vợ chồng người em | Vợ chồng người anh |
Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang. | Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang ra một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn |
Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên. | Người chồng tót lên chim ưng, còn người vợ vái lấy vái để chim thần |
Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào | Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm cả vàng dồn vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang |
2 trang ?? Uầy, hack não à =))) Đó giờ còn chưa từng bị bắt phải viết 2 trang
1.
- Giống nhau :
+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian.
+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Có nhiều chi tiết ( mô tả ) giống nhau : Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những khả năng phi thường.
- Khác nhau :
+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật ( mặc dù có những chi tiết tưởng tượng kì ảo )
+ Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,... Được cả người kể lẫn người nghe tin coi là không có thật ( mặc dù có những yếu tố thực tế )
- Truyện cổ tích Thạch Sanh
+ Bản truyện (theo Bùi Mạnh Nhị chủ biên)
+ Bản thơ (theo Dương Thanh Bạch)
→ Điểm giống: cả hai bản kể đều xoay quanh nhân vật Thạch Sanh với cốt truyện chính gồm các sự kiện gốc (sinh ra, bị Lý Thông lừa, giết trăn tinh, giết đại bàng tinh cứu công chúa, đánh đuổi đội quân mười tám nước chư hầu)
→ Điểm khác:
+ Bản truyện: chủ yếu là trần thuật lại các sự kiện được diễn ra, kể lại một cách khách quan, không đan xen nhiều yếu tố biểu cảm
+ Bản thơ: miêu tả chi tiết hoàn cảnh, không gian xảy ra sự kiện, các hành động nhỏ xoay quanh sự kiện chính cũng được miêu tả, đồng thời bộc lộ các suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của tác giả cũng như các nhân vật trong câu chuyện
Câu 1 : Sản xuất phát triển đã khiến đến sự phân biệt tầng lớp xã hội: xuất hiện người giàu, người nghèo, quý tộc và bình dân. Dựa trên những cơ sở đó, các giai cấp và nhà nước xã hội phương Đông đã ra đời.
- Thời gian ra đời:
+ Ai Cập: giữa thiên niên kỷ IV TCN.
+ Lưỡng Hà: thiên niên kỷ IV TCN.
+ Ấn Độ: giữa thiên niên kỷ III TCN.
+ Trung Quốc: cuối thiên niên kỷ III TCN
- Nhận xét: Các quốc gia cổ đại phương đông đều ra đời từ khoảng thiên niên kỷ IV - III TCN. Các quốc gia này là các quốc gia ra đời sớm nhất trên thế giới.
Câu 2 :
Nội dung so sánh | Người tối cổ | Người tinh khôn |
Con người | - Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân. - Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,… - Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng. | - Dáng đứng thẳng (như người ngày nay). - Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ. - Lớp lông mỏng không còn. |
Công cụ sản xuất | Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. | - Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo. - Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên. |
Tổ chức xã hội | - Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người. - Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô. - Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. | - Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. - Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ. - Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn. |
Truyện truyền thuyết | Truyện cổ tích |
- Kể các nhân vật lịch sử có liên quan đến lịch sử thời quá khứ -Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử -Người kể người ,nghe tin câu truyện có thật | -Kể cuộc đời của 1 số nhân vật quen thuộc -Thể hiện quan niệm , ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh của cai thiện thắng cái ác , ỏ hiền gặp lành. -- Người kể , nghe không tin câu truyện có thật |
2, Mình không biết bạn viết thế nào nên bạn tham khảo cái này:
- Biểu hiện sức mạnh, tinh thần đánh giặc nhiệt huyết, dũng cảm, quyết chiến quyết thắng.
- Thể hiện sức mạnh của cộng đồng người Việt : Giúp dỡ về vật chất, tiếp thêm vũ khí chiến đấu để Thánh Gióng đánh tan giăc.
- Thánh Gióng hoàn thành nhiệm vụ cứu dân, cứu nước thật vẻ vang.
- Chi tiết này là hình ảnh đẹp trong tâm trí mọi người.
- sự khác nhau giữa Thạch sanh và lí thông
- Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.
- Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công.
- Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà. Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
- Kể về người là nói cho người nghe, người đọc về hành động, sự việc của người đó.
- Tả người là làm cho người nghe, người đọc hình dung được người đó là người như thế nào, ra sao.
VD:
- Kể về người: Vào một buổi sáng sớm, mẹ dắt tay tôi đi trên con đường làng quen thuộc. Mẹ nói với tôi những lời mẹ che đậy, chất chứa bao lâu nay trong lòng.
- Tả người: Cô ấy có mái tóc bồng bềnh như mây trời, đôi mắt long lanh và sâu thẳm chất chứa một nỗi buồn da diết, đôi môi hồng đỏ chúm chím nhưng lại thiếu đi bóng dáng của nụ cười tuyệt đẹp.
kể là kể những gì diễn ra về người đó
tả là tả đặc điểm về người đó