Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
"Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?"
sự hi sinh đó gợi cho em những suy nghĩ,tình cảm: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
"Ra thế
Lượm ơi !..."
=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
"Thôi rồi, Lượm ơi !"
=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
"Lượm ơi, còn không ?"
=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
"Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?"
sự hi sinh đó gợi cho em những suy nghĩ,tình cảm: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
"Ra thế
Lượm ơi !..."
=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
"Thôi rồi, Lượm ơi !"
=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
"Lượm ơi, còn không ?"
=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
Lượm là một bài thơ hay. Hình ảnh Lượm đã để lại trong em cảm nghĩ sâu sắc. Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ lên trước mặt người đọc hình ảnh một thiếu nhi Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn bé lắm, bé “loắt choắt” nhưng đã tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Lượm đã mang “cái xắc xinh xinh” lên đường đi công tác. Và cậu bé này đã vô cùng tự hào vì được nhập vào dòng người kháng chiến. Chân cậu bước “thoăn thoắt”, còn đầu thì “nghênh nghênh”.
Lượm là hình ảnh tiêu biểu cho những chú bé Việt Nam sinh ra trong đói nghèo. Cậu nhỏ bé, gầy gò nhưng toát lên từ dáng dấp đó là sự nhanh nhẹn, vui tươi. Lượm vui vì cuộc cách mạng đã đem lại tự do, bình đẳng cho người nghèo. Đối với Lượm, cách mạng là một ngày hội lớn:
Vui lắm chú à
Thích hơn ở nhà.
Hình ảnh Lượm để lại trong em niềm vui, sự luyến tiếc: Giá như em cũng được tham gia cuộc kháng chiến như Lượm thì sung sướng biết bao. Nhà thơ tiếp tục gợi lên vẻ đẹp của Lượm:
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
Hình ảnh con “đường vàng” gợi em nghĩ đến một con đường rộng dài vô tận, con đường nhuộm ánh nắng mùa thu của ngày Cách mạng tháng Tám.
Trên con đường đó, Lượm như một con chim nhỏ đang nhảy nhót. Thật đẹp, thật đáng yêu. Nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hồn nhiên của chú bé Lượm trong cuộc sống đời thường. Trong chiến đâu,
Lượm còn mang vẻ đẹp của người chiến sĩ dũng cảm. Khi có lệnh, Lượm đã thể hiện tinh thần của người lính:.
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
“Đạn bay vèo vèo" nhưng Lượm vẫn lao “vụt” lên. Lượm không sợ “hiểm nghèo” bởi thư đề: "Thượng khẩn”, Lúc này chỉ chậm giây phút là có thể trả giá đắt bằng xương máu của các anh bộ đội thân yêu. Là người liên lạc Lượm phải thực hiện ngay lệnh cấp trên, phải “vụt” lên để truyền đạt tin tức dù phải hy sinh cũng không được chậm trễ.
Và, đau xót thay, đạn địch “bay vèo vèo" như thế thì làm sao thoát được, nên Lượm đã ngã xuống:
Nhà thơ nghẹn ngào. Và em cùng không cầm được nước mắt. Chú bé đáng yêu đó đã vĩnh viễn ra đi.
Em nghĩ đến cậu bé làng Gióng, Trần Quốc Toảán, Kim Đồng Trong cuộc kháng chiến củ dân tộc, biết bao thiếu nhi Việt Nam ta đã ngã xuống, Họ là những tấm gương sáng cho muôn đời sau.
Thánh Gióng bay lên trời. con Lượm thì:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Cho đến lúc hy sinh, Lượm vẫn mang vẻ đẹp trọn vẹn. Người con của làng quê lúc chết vẫn gắn bó với quê hương, vẫn "nằm trên lúa và bàn tay vẫn "nắm chặt” bông lúa. Lượm ra đi thanh thản. Lượm nằm xuống trên cánh đồng lúa đang “thơm mùi sữa". Và đứa con yêu của quê hương vần còn mãi với ruộng đồng:
Hồn bay giữa đồng
Và Lượm lại hiện lên thật đáng yêu trong khổ cuối:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh ..
Lượm đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời gian từ đó đến nay đã gần nửa thế kỷ nhưng hiện lên trước mắt em là người bạn cùng trang lứa. Những con người như Lượm không già, những con người đó trẻ mãi với thời gian, sống nguyên vẹn trong lòng hậu thế.
Hình ảnh Lượm để lại trong em nhiều xúc động, gợi em suy nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước, chiến tranh không còn nữa nhưng công cuộc xây dựng đất nước còn khó khăn. Em phải đóng góp như thế nào để đáng là cháu ngoan Bác Hổ.
3.
Hình ảnh con người được hiện lên trong bức tranh thiên nhiên rất đẹp. Trong cơn mưa dữ dội, con người đã hiện lên vẻ rộng lớn, hùng vĩ và bất chấp trước cơn mưa :
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
Ở đây có sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Một bên là mưa, sấm, chớp dữ dội, một bên là sự chủ động bình tĩnh của con người. Phải chăng tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền tôn cao tư thế của con người. Con người ở đây là Người cha đi cày về. Đi cày là một công việc bình thường và quen thuộc ở làng quê đã được hiện lên, nổi bật với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng. Điệp từ đội được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối bài đã làm cho con người trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.
Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em.
Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.
Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.
Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.
Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.
Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.
Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.
Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.
Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”.
Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…
Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.
Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.
Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình
Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:
“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.
Bạn tham khảo nha (có thể rút gọn nếu thấy dài quá)
Lượm được nhà thơ Tố Hữu sáng tác năm 1947 in trong tập Việt Bắc. Bài thơ là câu chuyện kể về một chú đồng chí nhỏ với tinh thần chiến đấu dũng cảm, hồn nhiên yêu đời, đã hy sinh trên đường làm nhiệm vụ tại Huế trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã đọng lại trong em nhiều cảm xúc tiếc thương, cảm phục trước một cậu bé liên lạc tuổi nhỏ nhưng gan dạ và anh hùng.
Chú bé liên lạc nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên như chú chim non sổ lồng mang trong mình bao hoài bão, ước mơ của tuổi trẻ. Ấy vậy mà trong phút đã nằm xuống nơi đồng lúa bát ngát, Tố Hữu đã mang đến cho người đọc những nỗi sửng sốt, xót thương nghẹn ngào khi nghe tin Lượm hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ:
“Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?
Đường quê vắng về
Lúa trổ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...
Lượm ơi, còn không?”
Như thường ngày chú bé bỏ thư vào bao, băng qua mặt trận, trước mắt là biết bao hiểm nguy. Những luồng đạn của kẻ thù cứ bay “vèo vèo” nhưng người anh hùng nhỏ chẳng hề run sợ vẫn mạnh mẽ đối mặt với thử thách phía trước. Đường quê vắng vẻ được bao phủ bởi màu vàng của lúa, ánh nắng rực rỡ soi sáng hình ảnh Lượm, bóng dáng ấy nhanh thoăn thoắt, ca lô nhấp nhô trên cánh đồng bát ngát. Tuy tuổi nhỏ ấy vậy mà Lượm đã là người chiến sĩ mang trong mình tình yêu quê hương, đất nước nồng nhiệt vì “thư đề: Thượng khẩn” mà bất chấp cả sự sống “sợ chi hiểm nghèo?”. Chỉ bằng những dòng thơ mộc mạc, giản đơn của nhà thơ Tố Hữu đã khiến cho em cảm thấy rất đỗi khâm phục, tự hào về tinh thần quả cảm của chú bé liên lạc nhưng cũng rất lo lắng cho sự an nguy của cậu bé bởi vì xung quanh cậu đều là nguy hiểm trực chờ, nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt với mịt mù khói lửa của bom đạn.
Mạch thơ hồn nhiên, vui tươi bỗng như chững lại bằng những dấu chấm lửng, chú bé đã trúng đạn “bỗng loè chớp đỏ”. Viên đạn xuyên qua người Lượm, em bàng hoàng sửng sốt mong cho đó chẳng phải sự thật, chú bé còn quá nhỏ với cả tương lai phía trước giờ đây lại đành bỏ mạng nơi chiến trường còn nỗi đau đớn, xót xa nào hơn cho một cuộc đời dang dở. Người chiến sĩ nhỏ giờ đây nằm giữa cánh đồng vắng, dòng máu anh hùng đỏ tươi đang tuôn chảy, tay nắm chặt những bông lúa vàng tươi. Chú bé hy sinh trong vòng tay quê hương, bao quanh bởi thiên nhiên đất trời, mùa lúa thơm lừng tất cả như dang vòng tay đón người anh hùng trở về với đất mẹ. Đau xót thay! Lượm đã ra đi thật rồi, cảm xúc đau xót, tiếc thương như bóp nghẹn trái tim em nhưng em biết chú bé không rời xa quê hương hồn chú vẫn “bay giữa đồng” như lưu luyến cuộc đời ngắn ngủi. Chú bé nằm giữa cánh đồng như chìm vào giấc ngủ ngàn thu, môi hé một nụ cười hồn nhiên, ngây thơ của tuổi niên thiếu. Tố Hữu viết những câu thơ như đồng cảm cùng người đọc, ông cũng xót xa đau đớn vô cùng khi phải chứng kiến cãi chết oan ức, tức tưởi của người anh hùng Lượm. Tuổi nhỏ nhưng Lượm cũng mang trong mình lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu kiên cường, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ hoà bình độc lập cho dân tộc.
Câu hỏi tu từ “Lượm ơi còn không?” được tác giả tách thành một khổ thơ riêng biệt gợi cho em những suy nghĩ trăn trở về sự tồn tại của chú bé: Còn hay đã mất thật rồi? Và nhà thơ Tố Hữu đã khéo léo trả lời bằng những câu thơ cuối bài:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chán thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng.”
Những câu thơ như lời khẳng định Lượm vẫn mãi tồn tại trong lòng mỗi người dân Việt Nam, sống mãi với quê hương đất nước. Bài thơ đã kết thúc nhưng lời thơ lại mở ra vẫn còn dư âm mãi trong lòng em bóng hình một chú bé liên lạc hồn nhiên ngây thơ mà dũng cảm. Chú bé Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc như một tượng đài bất diệt về tuổi trẻ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương đất nước.
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại cho em thật nhiều ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh chú bé Lượm như đại diện cho cả thế hệ thiếu niên Việt Nam thời kỳ kháng chiến, tấm gương ấy như có sức mạnh lan toả cổ vũ tinh thần đấu tranh giữ gìn hoà bình cho dân tộc của những thế hệ thanh thiếu niên sau này.
Tham khảo nka ~:
"Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi lượm ơi"
Câu thơ này luôn vang vang bên tai của tôi. Dù chỉ hai câu thơ nhỏ nhưng nó để lại trong lòng người đọc biết bao nhiêu cảm xúc lâng lâng, bồi hồi khi nhớ về " Lượm", chú bé liên lạc nhỏ tuổi đã hi sinh trong một kháng chiến chống giặc. Tố Hữu một tác giả của cách mạng, mỗi bài thơ của ông đều để lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc khó mà có thể nói thành lời. Nhiều tác phẩm hay là vậy, nhưng với tôi, Lượm là bài thơ đã để lại trong tôi những kỉ niệm và những kí ức đẹp về chú bé Lượm. Thật xúc động!. Bài thơ đã nêu lên được hình ảnh chú bé lượm dũng cảm, hăng hái tham gia công tác kháng chiến khi còn rất nhỏ tuổi, điều đó đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương đất nước, mong tổ quốc độc lập của lượm. Chẳng những thế, Lượm còn là một cậu bé rất ngây ngô, hồn nhiên đúng lứa tuổi, yêu đời.
" Chú bé loắt choắt
Cái chắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoát
cái đầu ngênh ngênh"
Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn nhưng đã góp phần nào tạo nên những hình ảnh đẹp của lượm. Đến những khổ thơ cuối
Vụt qua mặt trận,
đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Các câu thơ sau đã thể hiện rõ hình ảnh dũng cảm của lượm, vượt qua những nơi có súng đạn nhưng lượm vẫn không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ cao cả ấy, đã giúp cậu bé vượt qua nỗi sợ chết chóc, vì tổ quốc, quê hương, đã tiếp thêm sức mạnh cho cậu bé lượm vuwotj qua nơi nhuy hiểm, nơi có thể khiến lượm hi sinh bất cứ lúc nào. Nhưng:
Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!
Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,
Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.
Lượm đã hi sinh cực anh dũng trên đất mẹ. Linh hồn bé bỏng của lượm hòa quyện vào hương lúa non trên đồng đã trở thành chi tiết thể hện tình cảm lượm dành cho quê hương, khiến ai cũng cảm thấy xúc động.
Lượm ơi, còn không?
Câu thơ này tác giả như không thể tin rằng lượm đã hi sinh, ông đã rất haongr hốt khi thốt ra câu thơ này. lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn mãi với non sông, tổ quốc
Hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ : Lượm đã hi sinh dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản. Lượm không còn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Lượm còn sống mãi với quê hương .
TK#
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
TK:
Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.