K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2017

Trả lời:
1. Khái niệm KN:
Khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.(Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).
2. Khái niệm Tố Cáo:
“là việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.(Khoản 2, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo).
3. Giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
4. Khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.

- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:

+ Về thẩm quyền

+ Về trình tự giải quyết.

- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

7 tháng 3 2017

* Giống nhau:

- Đều là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp , thể hiện bản chất của dân , do dân , vì dân của nhà nước ta .

- Quyền khiếu nại và tố cáo tạo cơ sở pháp lý đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích cho bản thân mình và lợi ích chung cho toàn xã hội .

- Thông qua quyền khiếu nại và quyền tô cáo , công dân có thể góp phần dám sát các hoạt động của cán bộ , cơ quan nhà nước , góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước , phục vụ tốt hơn lợi ích của nhân dân.

* Khác nhau :

Đặc điểm phân biệt Quyền khiếu nại Quyền tố cáo

Người thực hiện

( ai có quyền thực hiện )

Công dân , cơ quan , tổ chức có quyền và lợi ích liên quan ( Nếu là công dân thì phải đủ 18 tuổi , nếu chưa đủ 18 tuổi thì phải có người đại diện ). Tất cả mọi công dân.
Đối tượng Các quyết định hành chính hoặc việc làm hành chính. Các việc làm vi phạm pháp luật.

Cơ sở

( Vì sao lại khiếu nại , tố các ?)

Gây thiệt hại cho bản thân , cơ quan tổ chức. Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích nhà nước , tập thể hoặc công dân .
Mục đích Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm . Bảo vệ, ngăn chặn mọi sự xâm phạm đến lợi ích của nhà nước , tập thể , công dân .

28 tháng 4 2023

nêu điểm giống khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo của công dân

12 tháng 1 2017

Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, đạo đức con người,làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật xh, suy thoái giống nòi . Luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Là con đg nhanh nhất dẫn đến bệnh HIV/AIDS một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

13 tháng 1 2017

Ma túy và cờ bạc mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Tệ nạn xã hội này là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội khác và là con đường ngắn nhất để đi đến với tội ác . Nó làm băng hoại các giá trị đạo đức , gây rối loạn trật tự xã hội , gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình , làm suy thoái giống nòi .

12 tháng 12 2017

bản thân em đã thực hiện khá tốt bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình
- những điểm tốt: biết yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ.+ yêu thương anh chị em+ ko ngược đãi ông bà, cha mẹ, anh chị em,....
- những điểm chưa tốt : đôi khi còn chưa nghe lời bố mẹ+ đôi lúc quát mắng em trai
- khắc phục : em sẽ cố gắng chăm ngoan, vâng lời ông bà, cha mẹ, yêu thươg anh chị em trog nhà ....

6 tháng 3 2017

Mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 515 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quyền của bên đi mượn tài sản, theo đó bạn sẽ có những quyền sau:

- Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận.

-Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận.

-Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Điều 514 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ của bên đi mượn tài sản, theo đó bạn phải có những nghĩa vụ sau đối với anh bạn:

-Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

-Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;

-Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;

-Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

17 tháng 12 2018

* Pháp luật là các quy tắc xử sự chung , có tính bắt buộc , do Nhà nước ban hành , được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục , cưỡng chế

* Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội ( nhà trường , cơ sở sản xuất , cơ quan , ... ) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng , hiệu quả trong công việc

18 tháng 12 2018

Thanks bn