K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2023

Sự gia tăng dân số có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu dân số tăng nhanh mà không có sự điều chỉnh phù hợp, sẽ dẫn đến áp lực lớn về tài nguyên, môi trường, hạ tầng và các nguồn lực khác. Điều này có thể gây ra các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thiếu nước, thiếu thực phẩm, tăng động đất, tắc nghẽn giao thông, tăng tội phạm và các vấn đề xã hội khác.
Để khắc phục tình trạng này, cần có các giải pháp như:
- Điều chỉnh chính sách dân số: Tăng cường giáo dục và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích người dân sinh con đúng quy định và hạn chế sinh con quá đông.
- Phát triển kinh tế: Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế, tạo ra việc làm và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Nâng cao chất lượng đời sống: Cải thiện hạ tầng, giáo dục, y tế và các dịch vụ khác để tăng cường chất lượng đời sống của người dân, giúp họ có thể sống tốt hơn và không cần sinh con quá đông để đảm bảo sự sống.
- Bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững.
- Tăng cường quản lý và kiểm soát dân số: Tăng cường quản lý và kiểm soát dân số, đảm bảo rằng tốc độ tăng trưởng dân số được kiểm soát và phù hợp với khả năng phát triển của tỉnh.

7 tháng 11 2021

giúp em với ạ !

 

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

4 tháng 12 2016

* Nguyên nhân là do

- tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao ( do kt pt,do y tế và kh-kt tiến bộ có điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe đảm bảo chất lượng cuộc sống)

- Do quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ còn phổ biến ở người dân => việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa chiệt để đặc biệt ở nông thoon vùng núi

- Do nền kinh tế sản xuất lạc hậu cần nhiều lao động

* Hậu quả

- Thiếu lương thực thực phẩm

- Thiếu đất ở,việc làm gây rối loạn trật tự xã hội ,cạn kiệt tài nguyên ô nhiễm môi trường,gây sức ép về y tế vh gd.......

* Biện pháp

- Thực hiện triệt để kế hoạch hóa gia đình

- Giảm tỉ lệ sinh

- Phát triển kinh ttees tạo việc làm cho người lao động

- Phát triển giáo dục để tăng nhận thức cho người dân

Có gì sai sót mong m.n bỏ qua nha và chô mk xin nx !!

13 tháng 12 2016

nguyên nhân

-gia tăng tự nhiên cao

-số người trong độ tuổi sinh đẻ còn chiếm tỉ trọng cao

-còn nhiều qua niệm lạc hậu trong hôn nhân

-đời sống vật chất được cai thiện (y tế , khoa học kĩ thuật ....)

-quy mô dân số đông : 90trieeuj người , mỗi năm tăng 1,1 triệu lao động

-chiến tranh đã lùi xa nên tỉ lệ tử giảm đi rất nhiều

Hậu quả

-Dân số tăng nhanh đã gây sức ép cho kinh tế xã hội, sức ép cho việc giải quyết lương thực thực phẩm vs đời sống

-gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm

-Ùn tắc giao thông

-tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

-môi trường bị suy thoái

Hướng khắc phục:

-áp dụng tốt kế hoạch hóa gia đình giảm tỉ lệ gia tăng dân số

 

9 tháng 5 2016

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

28 tháng 12 2020

*Thuận lợi:

– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…

– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

* Khó khăn:

– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.

– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

16 tháng 11 2021

- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

16 tháng 11 2021

- Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.

+ Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...

+ Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.

Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ=> thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt -may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí...

16 tháng 10 2023

Câu 1:
1. Ngành thủy sản:

- Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Sản lượng thủy sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
- Ngành thủy sản góp phần quan trọng vào nền kinh tế quốc gia, cung cấp công việc cho hàng triệu người dân và đóng góp vào xuất khẩu của Việt Nam.

2. Ngành lâm nghiệp:
- Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của Việt Nam.
- Sản xuất gỗ và các sản phẩm liên quan từ ngành lâm nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào xuất khẩu của Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc khai thác nguồn tài nguyên rừng cần được quản lý bền vững để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành này.

3. Ngành lúa:
- Là nguồn thực phẩm chính của người dân Việt Nam, ngành lúa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng với sự phát triển công nghệ đã giúp tăng năng suất và chất lượng lúa.
- Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa hàng đầu thế giới.

16 tháng 10 2023

Câu 2:

Sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm cả các yếu tố Điều kiện tự nhiên và Kinh tế - Xã hội. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển công nghiệp ở nước ta:

1. Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Với vị trí gần biển và nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển công nghiệp xuất khẩu.
- Tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, thủy điện) góp phần quan trọng vào phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

2. Kinh tế - Xã hội:
- Chính sách và Quy định: Chính sách hỗ trợ của chính phủ, đặc biệt là các chính sách thuế, đầu tư và thương mại, ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển công nghiệp.
- Hạ tầng: Sự phát triển và cải thiện hạ tầng về giao thông, viễn thông, điện lực và nước sạch là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp.
- Lao động: Sự có mặt của lao động giỏi và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

3. Công nghệ và Đổi mới:
- Việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Sự đổi mới và sáng tạo trong các quy trình sản xuất và sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp.

4. Hội nhập và thị trường:
- Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định EVFTA (EU - Việt Nam Free Trade Agreement) đã mở ra cơ hội mới cho sự phát triển công nghiệp ở Việt Nam.