K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
20 tháng 11 2023

- Các em lựa chọn cung đường đi, các địa điểm du lịch sao cho phù hợp. Các em có thể lên kế hoạch đi tham quan ở những nơi mà các em thích như: Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, vịnh Hạ Long, biển Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau,…

- Ví dụ: Một cung đường đi 3 ngày 4 đêm như sau: Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng – Yên Bái – Sa Pa – Lai Châu – Điện Biên – Hà Nội.

+ Hà Nội: Bảo tàng các Dân tộc, Văn Miếu, Hồ Gươm, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên,...

+ Lạng Sơn: Động Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị,…

+ Cao Bằng: Suối Lê Nin, núi Các Mác, Thác Bản Giốc, Đèo Khau Liêu, Hang Cốc Bó,…

+ Yên Bái: Ruộng bậc thang, Suối nước nóng, Cánh đồng Mường Lò, Suối Giàng,…

+ Sa Pa: Bản Cát Cát, Cổng Trời Sa Pa, Bản Lao Chải, Đèo Ô Quý Hồ, Núi Hàm Rồng,…

+ Lai Châu: Cao nguyên Sìn Hồ, Bạch Mộc Lương Tử, Cánh đồng Mường Than,…

+ Điện Biên: Đồi A1, Hầm Đờ Cát, Bảo tàng Điện Biên, Thành Bản Phủ, Đèo Phan Đin,…

26 tháng 10 2023

Trả lời: Điểm danh thắng mà em muốn đến là: Quần thể bách xanh cổ thụ, Đền Thượng và tháp Bảo Thiên.
loading...

9 tháng 1 2023

a. Em sẽ phải đi qua các đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

b. Em chọn đường đi theo vĩ tuyến trong khoảng từ 50 - 60oN. Vì đây là con đường biển có thể đi thẳng mà không bị chắn bởi các bờ lục địa nên sẽ là con đường ngắn nhất và nước biển không bị đóng băng. 

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”:

+ “Tiên học lễ” có nghĩa là: việc đầu tiên khi bắt đầu sự học là mỗi người phải học các đức tính tốt đẹp, học cách cư xử, đối nhân xử thế…. Học và tu dưỡng đạo đức để trở thảnh người tốt, người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, hiểu lễ nghĩa…

+ “Hậu học văn” có nghĩa là: sau khi học, tu dưỡng về đạo đức mới học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức…

=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến những kiến thức văn hóa.

- Em đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì: đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng nhân cách của mỗi con người: cho dù một người tài giỏi, có hiểu biết sâu rộng nhưng phẩm chất đạo đức không tốt; thì những kiến thức họ có được sẽ dễ mang lại những điều xấu, không có lợi cho mọi người xung quanh. Tuy đề cao việc tu dưỡng đạo đức, song chúng ta cũng cần học tập, trau dồi tri thức. Bởi, nếu một người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không học hỏi kiến thức văn hóa thì không giúp ích được nhiều cho bản thân và xã hội.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

Em đang sinh sống ở Hà Nội, có  di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hỏa Lò, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với mục đích giam giữ tù nhân và những tội phạm chính trị. Nhà tù Hỏa Lò có diện tích lên đến 12.000 m², nơi đây chính là một trong những nhà tù lớn và kiên cố nhất Đông Dương thời điểm bấy giờ.

Sự kiện lịch sử quan trọng đó là vào tháng 3/1945, hàng trăm chiến sỹ cộng sản đã nắm bắt và lợi dụng thời cơ,  gần trăm tù chính trị "thăng thiên" qua tường thoát ra ngoài, trên 100 tù chính trị đã vượt ngục theo đường cống ngầm. Những ngày sau đó, lính Nhật có nới lỏng hơn, cho người nhà đến thăm tù nhân khá đông, kẻ ra người vào thăm nuôi khá lộn xộn. Lợi dụng tình hình này, tổ chức đã bí mật tuồn những bộ quần áo thường, cho anh chị em tù chính trị cải trang, trà trộn với đoàn người vào thăm nuôi, trốn thoát ra ngoài bằng đường cổng chính. Sau khi thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò, các chiến sỹ cộng sản nhanh chóng trở về các địa phương, khẩn trương tổ chức chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

- Học sinh tự lựa chọn và sắp xếp các sự kiện quan trọng của cá nhân.

- Có thể tham khảo mẫu dưới đây:

23 tháng 3 2022

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử".

bảo vệ di tích lịch sử

Tham khảo

Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

 

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán "Tiền vương bất vong" (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền.

Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương Lăng" (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là "Cây di sản" cấp quốc gia.

Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua "đã mở nước xưng vương", kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

8 tháng 11 2021

3 loại kí hiệu

8 tháng 11 2021

Câu 1. Để thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ, người ta thường sử dụng mấy loại kí hiệu?

A. 6.                                                                  B. 5.

C. 4.                                                                          D. 3.