Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tác phẩm/đoạn trích | tác giả | thể loại | hoàn cảnh sáng tác | nội dung chính | đặc sắc nghệ thuật |
làng | kim lân | truyện ngắn | năm 1945 trong thời kỳ đầu cuộc k/c chống Pháp | nó về tình yêu làng cuả, yêu quê của ông Hai | miêu tả tâm lý của nhân vậtôn qua hành động, ngôn ngữ |
lặng lẽ sa pa | truyện ngắn | năm 1972 khi tác giả đi công tác tại Lào \Cai | thể hiện sự ca ngợi những con người hi sinh thầm lặng, đóng góp công sức của mik cho đất nước | ||
Thứ tự | Tên văn bản | tác giả | năm sáng tác | nội dung và nghệ thuật chính |
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | TK 16 |
Nội dung: Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ PK, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. - Nghệ thuật: Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự và trữ tình… |
2 | Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14) | Nhóm tác giả: Ngô gia văn phái |
Đầu TK 19 |
- Nội dung: Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống - Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả, chi tiết cụ thể, khắc họa nhân vật |
3 | Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) | Nguyễn Du | Đầu TK 19 |
- Nội dung: + Giá trị hiện thực: Là bức tranh hiện thực về một XH bất công, tàn bạo. + Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người; lên án, tố cáo những thế lực xấu xa,… - Nghệ thuật: + Kết tinh thành tựu văn học dân tộc về ngôn ngữ, thể loại. + Thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ,… |
b, Truyện thơ thường là thơ lục bát, có tính nhạc, vần điệu, truyện thơ có sự việc, đối thoại, miêu tả, tình huống giống với truyện tự sự
Tham khảo:
a, Bài làm:
STT |
Tên văn bảuâtn đoạn trích |
Thể loại ( truyện kí, truyện thơ, kí, tiểu thuyết chương hồi) |
Tác giả |
Nội dung chủ yếu |
Đặc sắc về nghệ thuật |
1 |
Chuyện người con gái Nam Xương |
Truyện truyền kỳ mạn lục |
Nguyễn Dữ |
Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến |
Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn |
2 |
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh |
tùy bút |
Phạm Đình Hổ |
Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến |
Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn |
3 |
Hoàng Lê nhất thống chí |
cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. |
Ngô gia văn phái |
Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. |
Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động |
4 |
Truyện Kiều |
truyện Nôm bác học |
Nguyễn Du |
Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người |
Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc |
5 |
Truyện Lục Vân Tiên |
Truyện thơ Nôm |
Nguyễn Đình Chiểu |
Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài |
Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động |
b, Truyện thơ thường là thơ lục bát, có tính nhạc, vần điệu, truyện thơ có sự việc, đối thoại, miêu tả, tình huống giống với truyện tự sự
c, Kiều trước khi gia biến, lưu lạc: là người con gái sinh ra trong gia đình "bậc trung", sống kín đáo, được tôn trọng, vừa thông minh, xinh đẹp vừa tài năng, sống trong cảnh "êm đềm chướng rủ màn che" chưa vướng bụi trần.
- Kiều sau khi gia biến, lưu lạc: bị trao qua bán lại, bị hắt hủi, chà đạp về nhân phẩm, tâm hồn đa sầu đa cảm ấy càng ý thức và tủi hờn cho thân phận nhỏ bé bị chà đạp của mình.
=> Câu thơ "Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" cho thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đối với thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.
d, Truyện truyền kì là một loại hình tự sự bằng văn xuôi, thuộc văn học viết. Theo Thi pháp văn học trung đại Việt Nam thì truyện truyền kì Trung Quốc thường có bố cục gồm ba phần:
- a) Mở đầu: giới thiệu nhân vật (tên họ, quê quán, tính tình phẩm hạnh)
- b) Kể chuyện: kể các chuyện kì ngộ, lạ lùng
- c) Kết thúc: nêu lí do kể chuyện.
Các tác giả Việt Nam theo truyền thống truyền kì Trung Quốc, nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.
Các chi tiết kì ảo trong truyện Người con gái Nam Xương là:
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến và gặp, trò chuyện với Vũ Nương; được trở về dương thế.
- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
Ý nghĩa các yếu tố kì trong bài:
- Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.
- Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
- Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được minh oan.
- Khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với sự bi thảm của người phụ nữ trong xã hội
e, Những chân dung những nhân vật lịch sử tương phản trong đoạn trích hổi thứ 14 của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đã đem lại bức tranh sống động, gay cấn vê' biến động lịch sử cuối thế kỉ XVIII và mở ra cái nhìn lịch sử qua những cá nhân cụ thể. Sự đối lập khắc họa rõ nét hình ảnh giữa người anh hùng Quang trung và lũ bè đảng bán nước cướp nước. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung được khắc hoạ đậm nét với tính cách mạnh mẽ, với trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, với tài dụng binh như thần. Ông vừa là người tổ chức, vừa là linh hồn của những chiến công vĩ đại. Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ càng trở lên chói lòa anh dũng bao nhiêu thì hình ảnh vụ vua Lê Chiêu Thống và bè lũ bán nước càng trở nên thảm hại bấy nhiêu. Vua Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. Khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt” trông đến thật hèn kém, thảm hai vô cùng.
g, VD: Khi miêu tả Thúy Vân:
"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da”
(Truyền Kiều- Nguyễn Du)
=> Qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu.
Nghĩa tình son sắt của Vũ Nương dành cho gia đình nhà chồng. | Phần 1 (từ đầu đến "cha mẹ đẻ mình") |
Nỗi oan khuất của Vũ Nương. | Phần 2 (từ tiếp theo đến "việc đã trót qua rồi" |
Vũ Nương được giải oan. | Phần 3 còn lại |