K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2021

1.Mở :

- Trong cuộc đời mỗi người sẽ có nhiều nơi để đi, nhiều đích để đến nhưng chỉ có 1 nơi để trở về, đó chính là gia đình.

2.Thân :

a.Gia đình là gì :

-Là tổ ấm, là mái nhà, là nơi mà các thành viên là những người thân ruột thịt cùng chung sống, yêu thương và bao bọc nhau vô điều kiện.

b.Vai trò của gia đình :

- Là nơi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho mỗi người.

- Là điểm tựa tinh thần, là chốn bình yên sẵn sàng che chở và giang tay đón nhận ta kể cả khi thành công hay thất bại, là động lực để ta vượt qua mọi khó khăn giông bão của cuộc đời.

- Là nơi chắp cánh ước mơ cho ta được bay cao và xa.

c.Biểu hiện : 

- Gia đình/tổ ấm ấy của ai ? Họ ở đâu ?

- Nêu ra sự gắn bó của các thành viên trong gia đình ?

- Ý nghĩa, đóng góp của gia đình họ cho xã hội ?

d.Phê phán mặt trái vấn đề :

- Lên án những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình, phê phán những người cùng 1 nhà nhưng không biết yêu thương, đùm bọc nhau...

e.Rút ra bài học :

- Về nhận thức : nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, yêu quý và trân trọng gia đình.

- Về hành động : Vun đắp tổ ấm mỗi ngày, cùng quan tâm, dành thời gian bên cha mẹ, anh chị em. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để sau này trưởng thành xây dựng 1 gia đình hạnh phúc.

Bài này mình tự làm nha. Chúc bạn học tốt !!!

 

22 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói bệnh lề mề. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân).

2. Thân bài

a. Thực trạng

Trong những cuộc họp, cuộc hẹn có thời gian, địa điểm rõ ràng nhưng nhiều người vẫn đến muộn nhiều phút thậm chí là mấy tiếng đồng hồ.

Nhiều học sinh đi học muộn, mặc kệ có chuông báo đến giờ vào lớp vẫn ung dung.

Có những người đã quá quen với thói lề mề của mọi người xung quanh nên họ tự động trừ hao đi số thời gian phải chờ đợi. (Hẹn 8 giờ hao thời gian chờ đợi vì nghĩ rằng người khác sẽ đến trễ nên 9 giờ mới có mặt).

Có không ít những cuộc họp, cuộc hẹn phải hoãn lại chỉ vì tưởng là không có hoặc không đủ người đến.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của con người chưa cao, thiếu sự tôn trọng người khác khi mà họ chỉ quý trọng thời gian của mình mà không biết quý trọng thời gian của người khác.

Khách quan: do môi trường sống, những người xung quanh có thói lề mề, trễ giờ, dần dần hình thành cho chúng ta thói quen xấu này.

 

c. Hậu quả

Tạo cho người ta một thói quen xấu là thiếu ý thức kỉ luật, không có nề nếp, quy tắc và dần dần dẫn đến lối sống tự do thái quá, vô tổ chức, vô kỉ luật.

Ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ của chính người mắc bệnh lề mề: đến gặp khách hàng trễ nên không kí được hợp đồng; bạn bè, người thân chờ đợi lâu khiến mối quan hệ ngày càng đi xuống,…

Làm mất thời gian, gây khó chịu cho những người chấp hành tốt giờ giấc vì phải đợi chờ.

Gây ra những thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế bởi với khoảng thời gian lề mề vô ích ấy, con người ta có thể làm được rất nhiều việc cho cơ quan, gia đình, xã hội.

d. Biện pháp khắc phục

Mỗi người cần tự biết tôn trọng quỹ thời gian của mình và của người khác, chủ động làm mọi việc thật đúng giờ.

Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để phạt những học sinh có thói quen đi học muộn.

Gia đình nên rèn luyện cho con em mình tính nhanh nhẹn, đúng giờ.

Cơ quan, tổ chức, xã hội có những quy định rõ ràng về mức phạt với người của tập thể mình có thói quen lề mề; đồng thời tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc đúng giờ.

3. Kết bài

Khái quát lại tác hại của bệnh lề mề đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

28 tháng 12 2021

                                Dàn ý bài Bếp Lửa-Bằng Việt

I. Mở bài: giới thiệu về bài thơ Bếp lửa.

Trong gia đình, thì mỗi gia đình sẽ có những thành viên khác nhau, có những điểm nổi bật khác nhau. Có gia đình làm nông, có gia đình làm giáo viên, có gia đình làm nhân viên hoặc các nghề khác. Trong gia đình bạn có thể ba, mẹ, ông bà, cháu, cậu, chú,…. Mọi người thân trong gia đình là một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người có thể đối với ta một cách khác nhau, thể hiện tình cảm khác nhau. Một tình cảm rất thiêng liêng được thể hiện qua bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đó là tình bà cháu.

II. Thân bài: phân tích bài thơ Bếp lửa:

1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

Tình cảm của bà cháu rất sâu đậm, gắn liền với hình ảnh bếp lửa.Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, quen thuộc và thân thương.Người bà đã chắc chiu tình cảm của mình qua bếp lửa.

2. Cảm nghĩ về bà và về bếp lửa:

- Hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp bên bà:

Thời thơ ấu luôn lẻo đẽo theo bà.Người luôn mùi khóc.Nhem nhuốc vì than củi.Cuộc sống nghèo khó những không bao giờ quên.

- Hồi tưởng những kỉ niềm bên bà:

Hình ảnh cứ quấn quýt bên bà.Tám năm hít khói bếp.Tình cảm bà cháu rất quấn quýt.Sự hi sinh vô bờ của bà dành cho người cháu thân yêu.

- Cảm nghĩ về cuộc đời bà:

Cuộc đời vất vả, khó khăn.Yêu bà hơn.

- Nỗi niềm thương nhớ bà:

Tình yêu và nhớ bà mãnh liệt trong tâm hồn cháu.Dù đi xa những cháu vẫn hướng về bà.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa.

                   Dàn ý bài Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận

I. Mở bài:

Giới thiệu về bài thơ đoàn thuyền đánh cá.

II. Thân bài: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người đi biển:

Đoàn thuyền ra khơi vào buổi đêm.Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong đêm tối những hình ảnh hết sức gần gũi và thân thương.Con người ra khơi rất háo hức, lạc quan và niềm hi vọng mới, hi vọng về ngày mai sẽ được nhiều cá.

2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:

Cảnh không gian mênh mông, rộng lớn nhưng đoàn thuyền cũng lớn lao và hùng vĩ không kém.Đánh cá giống như một trận chiến hết sức oanh liệt và hào hùng.Đoàn thuyền giữa biển khơi rộng lớn hết sức hào hùng và oai hùng.Niềm hăng hái và mê say của những người dân trong việc đánh bắt cá.

3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về:

Sự nhịp nhàng và đồng bộ của đoàn thuyền.Những tiếng hát như sự hối thúc và thể hiện sự chiến thắng sau một đêm làm việc mệt nhọc.Cảnh tượng thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, con người cũng trở nên oai hùng.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Đoàn thuyền đánh cá.

tham khảo:

Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Biết là tiếp thu, mở mang, có thêm kiến thức về tự nhiên, xã hội, con người. Nhờ học, con người có những hiểu biết phong phú, đa dạng về mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội; tự làm giàu kho tri thức của mình trong các lĩnh vực tạo được vốn sống sâu sắc.
Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là qua những kiến thức đó, con người có khả năng hiểu biết bản chất về con người và tự nhận thức về bản thân. Nói cách khác, nhờ học con người có thể “biết người”-“biết mình”.Học để làm là mục đích tiếp theo của việc học. Làm là vận dụng kiến thức, hiểu biết có được vào thực tế cuộc sống. Đây là nội dung thể hiện mục đích thiết thực nhất của việc học: “Học đi đôi với hành”.Học mà không làm thì kiến thức có được không tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần mới cho bản thân và cho xã hội.Học để tự khẳng định mình là mục đích sau cùng của việc học. Tự khẳng định mình là tạo lập được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình trong cuộc đời. Mỗi con người chỉ có thể khẳng định mình khi có hiểu biết, có năng lực hành động, có khả năng chung sống.Việc học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì thế, cần xác định vai trò của việc học tập một cách rõ ràng, cần xác định mình học những gì (nội dung thiết thực) và phải học như thế nào (lựa chọn phương pháp, cách thức học phù hợp, hiệu quả). Học là nhiệm vụ suốt đời.

24 tháng 11 2018

* Đặt vấn đề: Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ ... kinh tế mới” (3 cầu đầu)

* Giải quyết vấn đề:

- Luận cứ 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.

   + Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.

   + Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càng nổi trội.

- Luận cứ 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

   + Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

   + Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế trí thức.

- Luận cứ 3: Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới.

   + Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

   + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.

   + Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.

   + Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”.

* Kết thúc vấn đề:

Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

6 tháng 5 2021

     "Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ". Câu văn trên đã khuyên ta được phần nào về ý nghĩa trong cuộc sống.Và bạn có biết để hoàn thành được những thành công lớn trong cuộc đời, bạn pjải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhặt nhất.

        Thời đại bây giờ, đã có rất nhiều con người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Nhưng chẳng có con đường nào bằng phẳng, chẳng có con đườn nào trải đầy hoa hồng mà lại dẫn đến vinh quang, họ không thể bắt đầu những thứ lớn lao ngay được. Chính vậy, họ phải cố gắng khi họ còn rất " bé", và sau đó, khi họ thành công, họ trở thành một thứ lớn hơn nhiều. Và khi họ đã "lớn" hơn, họ sẽ thấy những gì nhỏ bé thật là đáng quý.

       Nghe có vẻ hơi khó hiểu, vậy để em lấy một ví dụ dễ hiểu hơn. Khi cìn là học sinh, các bạn ai cũng mong ước là một học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè quý mến. Nhưng làm sao mà có thể học giỏi ngay được. Các bạn phải học lại từ những kiến thức cơ bản và dễ dàng nhất. Cũng như phòng giáo dục đã cho chúng ta học lớp 1 dễ trước, rồi mới đến lớp 2, lớp 3,.....sau, như thế dần dần ta sẽ biết thêm nhiều kiến thức một cách dễ dàng hơn. Chứ nếu cho một đứa trẻ lớp 1 làm 1 bài toán lớp 7 thì sao, tất nhiên là em ấy sẽ không làm được rồi. Mọi người cũng vậy, hãy bết trân tọng những gì nhỏ bé vì nó chính là khởi nguồn của tất cả.

       Có thể mọi người còn nhớ, nhưng có khi mọi người đã quên. Em, xin lấy một ví dụ rất đỗi thân quen với mọi người để mọi người hiểu. Khi mới vào hoc24, mỗi người đều có câu trả lời, câu hỏi, GP,SP, người theo dõi, Đang theo dõi đều bắt đầu từ con số 0. Nhưng rồi thời gian dần trôi đi, kiến thức của các bạn đã càng nhiều, khiến các khái niệm trên ngày càng tăng. Nhưng khi đó, liệu các bạn còn nhớ vạch xuất phát của mình, đó là con số không. Ngay cả em cũng đã quên cho đến khi em nhìn thấy bài viết này của cô. Em đã nhớ lại những khó khăn, những con số GP tưởng chừng ít ỏi nhưng hồi đó đối với em cũng là rất nhiều. Em đã bỏ lại những thứ đó sau lưng để tiếp tục tiến về phía trước.Bây giờ, em đã biết trân trọng điểm GP xuất phát của mình. Mọi người à, dù chúng ta có vĩ đãi hay tuyệt vời đến đâu thì quá khứ của chúng ta cũng đều rất nhỏ bé, hãy biết trân trọng những gì nhỏ bé nhất. Tất cả những gì nhỏ bé đều bị cho là vô nghĩa và vô dụng nhưng thật không thể không phủ nhận rằng liệ những gì to lớn mà ta ngưỡng mộ có bắt nguồn từ những gì nhỏ bé không.

     Một cuộc sống luôn tràn đầy những điều ước, những ước mơ. Chúng đều bắt nguồn từ những gì nhỏ bé nhất, vì thế hãy biết trân trọng những điều nhỏ bé, hãy biết đến ý nghĩa của những thứ nhỏ bé

Anh An nổi tiếng, chị Hoa mới vào được sâu bít, những nhà bác học đại tài mới phát minh ra những món đồ công nghệ mới có nhiều ứng dụng vào cuộc sống, Trấn Thành mới mua thêm vài cái xế hộp bạc tỷ,...Những tin tức chấn động làm xôn xao dư luận về những việc làm lớn lao, cao cả. Nó kích thích chúng ta cũng muốn được làm những việc lớn lao cao cả đó, được trở thành người nổi tiếng, được mang tiếng nói và câu chuyện của mình lan tỏa yêu thương tới toàn thể nhân loại thế giới, muốn được trở thành siêu anh hùng giải cứu những mảnh đời bất hạnh bảo vệ chính nghĩa,...Nhưng liệu rằng chúng ta có còn nhớ, cuộc sống của chúng ta có thể đạt được những thứ vĩ mô, lớn lao, cao cả ấy nhưng tạo thành cuộc sống của chúng ta lại là những điều rất nhỏ.

 

Để tạo được những thành công, để làm nên những điều phi thường trước hết bạn phải đi từ con số không, bạn phải trải quá một quá trình cố gắng, phấn đấu và khổ luyện để có được một thành tựu vững chắc và lâu bền. Và quá trình ấy đích thị là có xuất phải đơn sơ, mộc mạc, nhỏ bé. Một ví dụ đơn giản nhé, trước khi thành công với danh hiệu họa sĩ tài ba thế giới thì Lê-ô-na-đơ Vanh-xi đã phải học vẽ từ những quả trứng, ông tập vẽ trứng hơn một tháng sao cho chỉn chu và chắc chắn nhất. Một minh chứng đơn giản hơn đi, có phải trước khi đi thi Đại học, để làm được những câu vận dụng cao, mọi người cũng đều trải qua giải đoạn học lí thuyết hay làm những bài tập mức độ thông hiểu và vận dụng thấp chứ nhỉ? Những thử đơn giản, nhỏ bé ấy đã góp phần tạo nên cuộc sống của chúng ta.

Với cuộc sống gia đình, bè bạn cũng thế, nếu họ chỉ quan tâm "Ngày mai ăn ở nhà hàng nào? Bạn có chơi với những đứa dùng hàng hiệu hay không?,..." thì bạn đã chọn sai người bạn, người đồng hành rồi đấy. Cá nhân tôi nghĩ không phải những cái lớn lao đi ăn nhà hàng, ở khách sạn 5 sao, đi du lịch nước ngoài năm châu bốn bể,...mới là hạnh phúc mà gia đình, bạn bè có thể sắp xếp thời gian ngày một bữa cơm chung có thể ra tiệm bình dân ăn, cũng có thể nấu nướng tại nhà, chắc chắn bữa ăn đó sẽ gắn kết mọi người lại, mang đến nhiều tiếng cười và cực kì đáng giá, tạo nên những khoảnh khắc và kí ức tốt đẹp trong cuộc đời của mỗi chúng ta.

Điều tôi nói không phải rằng chúng ta chỉ nên quan tâm vào những điều nhỏ bé và không để tâm những thứ lớn lao, mà đã là con người chúng ta cần trân trọng những điều nhỏ bé xung quanh ta, từng mối quan hệ tuy bé nhưng đáng giá,...để cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn và có mục tiêu phấn đấu để đạt được những cái vĩ mô hơn, lớn lao hơn, vĩ đại hơn cần thiết cho mỗi người. Nếu làm được điều ấy, chắn chắn bạn sẽ thành công.

6 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

b. Hậu quả

Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.

Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

c. Giải pháp

Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

 

Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.

Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

3. Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.

6 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

I. Mở bài

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.

II. Thân bài

- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….

- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?

- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

 

- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

III. Kết bài

Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.