Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Vua đưa ra điều kiện kén rể.
- Đoạn 2 (tiếp ... đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần, Sơn Tinh thắng.
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và quy luật thất bại.
Tóm tắt:
Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bố cục như đã chia trong phần trên. Truyện gắn với thời đại dựng nước của dân tộc – thời Hùng Vương (cách nay 4000 năm, kéo dài chừng 2000 năm).
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo với ý nghĩa tượng trưng:
- Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay phía tây,…”; bốc đồi, dời núi, “dựng thành lũy đất” tượng trưng khát vọng và khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Thủy Tinh: “Gọi gió”, “hô mưa”, làm dông bão rung chuyển đất trời tượng trưng mưa bão, thiên tai uy hiếp cuộc sống con người.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của con người.
Luyện tập
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể lại truyện dựa trên phần tóm tắt ở trên.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ truyện ta thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, rất quan trọng và cần được sự ủng hộ của toàn xã hội.
Câu 3* (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích trầu cau, Sự tích dưa hấu...
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
- Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát: gợi cho tôi những cảm xúc sâu lắng.
- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.
- Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.
- Phần thân đoạn gồm các câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Nội dung của câu kết đoạn nói về bài học thấm thía mà người viết nhận được khi đọc bài ca dao này.
Trong đoạn thơ tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cổ Tô của Nguyễn Tuân, tác giả đã sử dụng phép tu từ so sánh. Tác giả đã ví mặt trời lên như một quả trứng thiên nhiên, còn chân trời như một mân lễ phẩm tiến ra từ bình minh. Qua đó, ta có thể dễ dàng nhận thấy cách so sánh của tác giả rất độc đáo và đặc sắc. Tác giả muốn nhấn mạnh cảnh mặt trời lên trên biển, rực rỡ và tráng lệ. Qua đó thể hiện tài quan sát của nhà văn và tài sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
Câu chuyện xoay quanh 2 nhân vật là người anh trai và cô em gái tên là Kiều Phương. Sau khi chú Tiến Lê phát hiện ra tài năng hội họa thiên bẩm của người em gái, thì cô trở thành trung tâm chú ý của cả gia đình. Điều đó vô tình khiến cho người anh trở nên mặc cảm, tự ti và ghen ghét với em gái mình. Và cậu đã đơn phương cáu giận với em gái mình. Cho đến khi cậu nhìn thấy mình trong bức tranh của em gái, thì những mặc cảm tự ti ấy mới dần biến mất. Tình anh em ruột thịt lại trở về vẹn toàn như lúc đầu.
Tác phầm: Bức tranh của em gái tôi
Tác giả: Tạ Duy Anh
Xuất xứ: Bản nhạc con đà điểu
Thể loại: Truyện ngắn
Phương thức biểu đạt (PTBĐ): Tự sự + Biểu cảm + Miêu tả
Bố cục: 4 phần: + Phần 1: Từ đầu đến có vẻ vui lắm
+ Phần 2: Nhưng mọi bí mật đến phát huy tài năng
+ Phần 3: Kể từ hôm đó đến như chọc tức tôi
+ Phần 4: Phần còn lại
* Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả: thật dũng mãnh và phi thường.
* Những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:
- Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
- Hành động: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
* Những so sánh tiêu biểu:
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc.
- Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
* Ý nghĩa của hình ảnh so sánh Dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng, không sợ nguy hiểm, khó khăn, làm chủ thiên nhiên của con người.