Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm ấy, giặc Nguyên – Mông xâm lược nước Đại Việt ta. Thế giặc rất mạnh, đi đến đâu chúng đều gây nên biết bao tội ác. Chàng trai Yết Kiêu làm nghề đánh cá ven sông, nổi tiếng về tài bơi lặn, liền xin với cha già cho chàng nhập quân đội để diệt giặc cứu dân. Người cha buồn rầu bảo:
– Mẹ con mất sớm, cha bây giờ tàn tật, không làm gì được. Nay con lại ra đi.
Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng, chàng nghẹn ngào:
– Cha ơi, nhưng nước mất thì nhà tan. Làm trai, con không thể ngồi nhà nhìn quân giặc tàn phá đất nước mình. Con sẽ nhờ cô bác trông nom, chăm sóc cha.
Cha chàng vội nói:
– Cha hiểu chứ. Giờ đây việc đánh giặc cứu nước là cấp bách. Con cứ đi đi! Đừng lo lắng cho cha.
Yết Kiêu từ biệt cha già. Chàng đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Được nhà vua tiếp đãi, Yết Kiêu trình bày kế hoạch đánh giặc của mình:
– Hạ thần chỉ xin bệ hạ một chiếc dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì hạ thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Nhà vua gật đầu đồng ý và mĩm cười hỏi Yết Kiêu:
– Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai đã dạy ngươi được như thế?
Yết Kiêu bèn quỳ xuống trước mặt nhà vua và kiêu hãnh trả lời:
– Muôn tâu bệ hạ, người đó là cha của hạ thần! Cha của hạ thần được ông của hạ thần dạy bảo.
Nhà vua hỏi tiếp:
– Ai dạy ông của nhà ngươi?
– Vì căm thù giặc sâu sắc và noi gương người xưa mà ông của hạ thần tự học lấy.
Cảm động trước truyền thống yêu nước của nhân dân, nhà vua liền đỡ Yết Kiêu đứng dậy và truyền lệnh cho binh lính thực hiện như yêu cầu của chàng.
Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.
Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước. Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: "Để thần dùi thủng thuyền của giặc". Nhà vua lại hỏi tiếp: "Ai dạy ngươi được như thế?". Yết Kiêu kính cẩn tâu đó là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy".
Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Yết Kiêu nói với cha: "Nước mất nhà tan con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trữ về". Người cha nói với Yết Kiêu: "Con cứ yên tâm mà ra đi giết giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con".
Truyền thuyết Yết Kiêu liên quan đến sự thật lịch sử về người anh hùng yết Kiêu
Mk ở Phú Thọ => ko có sách ở Hải Dương => mk ko thể giúp đc gì cho bạn 😂😂😂
1. Đọc trích đoạn kịch "Yết Kiêu"
Yết Kiêu
a) Giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu nói chuyện với cha.
Yết Kiêu: - Con đi giết giặc đây, cha ạ!
Người cha: - Mẹ con mất sớm, cha bây giờ tàn tật không làm gì được.
Yết Kiêu: - Cha ơi! Nước mất thì nhà tan…
Người cha: - Cha hiểu chứ. Con cứ đi đi.
b) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Nhà vua: - Trầm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.
Nhà vua: - Để làm gì?
Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
Nhà vua: - Ngươi là dân thường mà phi thường. Ai dạy ngươi được như thế?
Yết Kiêu: - Muôn tâu bệ hạ, người đó là cha thần.
Nhà vua: - Ai dạy cha ngươi?
Yết Kiêu: - Ông của thần.
Nhà vua: - Ai dạy ông của ngươi?
Yết Kiêu: - Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy
2. Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện Yết Kiêu theo gợi ý sau :
a) Chia đoạn :
- Đoạn 1 : Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
- Đoạn 2 : Yết Kiêu tới kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- Đoạn 3 : Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
b) Cách trình bày : Nên chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp. Chỉ giữ lại những lời đối thoại quan trọng.
Trả lời:
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lặn. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước.” Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.”
Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan...” Ông vội ngăn lời vỗ về con: “Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha.” Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
Trong khi những trang chính sử còn ghi chép quá sơ lược về Yết Kiêu thì những truyền ngôn, truyền kỳ từ trong quá khứ được bảo lưu qua hình thức truyền miệng dân gian mà người đời sau nhận ra được những cống hiến của vị danh tướng này. Chúng tôi đã sưu tầm được 8 bản truyền thuyết trong vùng về danh tướng Yết Kiêu.
Truyền thuyết thứ nhất: Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế, là con trai ông Phạm Hữu Hiệu, làm nghề đánh cá. Nhà nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ Hữu Thế đã phải lăn lộn trên sông nước kiếm ăn, nuôi mẹ. Một hôm, về Lôi Động, ông đi gánh nước, thấy hai con trâu húc nhau chí mạng. Vốn có sức khỏe, Hữu Thế hạ đôi thùng gánh nước, dùng đòn ống vụt vài miếng thượng hạ. Chỗ đất trâu đứng tìm thấy hai chiếc lông, đó là lông trâu thần. Cầm lên nhìn, tự nhiên Hữu Thế thấy máu bừng lên mặt. Ông chạy ra ao, lao xuống nước, nước rẽ đôi. Hữu Thế vội nuốt vào bụng. Từ đó thân thể cường tráng, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng.
Truyền thuyết thứ hai: Tục truyền Yết Kiêu có sức mạnh đẩy ngã trâu, vác hai vai hai cối đá thủng, cầm thêm hai tay hai cối giò, đi từ trên bờ xuống ao bùn rồi lại từ ao bùn dễ dàng lên bờ, đập hết sân lúa trong một buổi tối. Làng Quát xưa có một cây cổ thụ đã hai trăm năm. Một cơn bão bay cối đá từ bờ rãnh bên này sang bờ rãnh bên kia, làm đổ cây trên một đống lớn. Dân làng hô hào các phe giáp ra phát cành đào gốc đem về chống một gian đình đã siêu vẹo. Yết Kiêu lúc ấy ở trong đám dân sắp đi làm, ra giữa sân đình, giơ hai tay lên trời, nói lớn: “Thưa dân làng, tôi xin một mình nhận công việc của các giáp. Chỉ xin cho một số dao to với ít người thu dọn cành lá, tôi sẽ làm xong trong buổi sáng nay”.
Trong chốc lát, tay ôm dao, Yết Kiêu phát cành lớn như phát củ chuối. Một lát cành lá đã ngổn ngang, các người phụ việc chưa kịp dọn hết thì chàng đã tay mai tay cuốc đào phăng phăng đất ở gốc cây. Hai tay lên gân với những bắp thịt cuồn cuộn, chàng đưa thân cây lên vai chạy một mạch về cửa đình.
Khi chàng bơi, không ai theo kịp. Bơi ngửa thì cả ngày cả đêm như nằm chơi. Chàng lặn và đi ở lòng sông làm việc như làm ở trên cạn. Người thời bấy giờ thường gọi chàng là con vua Thủy Tề hoặc con thần rái cá.
Truyền thuyết thứ ba: Tài năng Hữu Thế ngày một nổi tiếng. Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu. Cùng với Dã Tượng, Yết Kiêu lập nhiều công lớn. Trong trận Bãi Tân, Hưng Đạo Vương dùng thuyền, có hai gia nô của ông là Yết Kiêu và Dã Tượng cùng đi. Đến Bãi Tân, Trần Quốc Tuấn giao cho Yết Kiêu ở lại giữ thuyền, còn Dã Tượng thì theo hộ vệ. Quân của Trần Quốc Tuấn không sao cản nổi bước tiến của quân giặc, trở lại đường cũ thì có phần nguy hiểm nên Trần Quốc Tuấn định theo đường núi mà rút lui. Dã Tượng thấy vậy liền thưa: “Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không chịu rời thuyền”. Trần Quốc Tuấn trở lại Bãi Tân, quả thấy Yết Kiêu đang cắm thuyền đợi, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xảy đến. Vừa mừng vừa cảm động, Trần Quốc Tuấn nói: “Chim hồng hộc bay được cao và xa là nhờ sáu cái trụ xương cánh, nếu không khác gì chim thường”.
Truyền thuyết thứ tư: Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánh cướp Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm. Lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì. Sau giặc chăng lưới vây bắt được Yết Kiêu. Chúng hỏi ông: “Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày?”. Ông đáp: “Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay, họ vẫn ẩn nấp ở dưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông tha tôi ra tôi sẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt”. Bọn giặc hí hửng, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước. Quân giặc đành trơ mắt nhìn nhau căm tức.
Truyền thuyết thứ năm: Một lần Yết Kiêu bị giặc bắt. Bất ngờ ông xuống tấn khiến thuyền lật úp. Quân giặc chờ mãi không thấy ông nổi lên, rà đáy sông, buông lưới, không thấy gì. Về sau ông kể lúc đó, có con cá thần lượn qua, ông leo lên mình cá, bơi nhanh khỏi vòng vây.
Truyền thuyết thứ sáu: Lần khác, ngồi trên chiếc thuyền bị bao vây bởi quân giặc, Yết Kiêu nghĩ ra một kế. Ông ngửa mặt nhìn lên trời và bảo: “Các anh về trước nhé”. Tướng giặc vô cùng ngạc nhiên bởi lúc đó trên trời chỉ có đôi hạc hồng. Hắn tra hỏi thì được trả lời Yết Kiêu là em của đôi hạc đó và hai anh em đang nói chuyện với nhau. Bọn giặc yêu cầu Yết Kiêu gọi anh xuống. Yết Kiêu ra điều kiện phải cởi trói thì mới gọi. Tướng giặc đồng ý và nhân cơ hội đó, Yết Kiêu lặn một hơi xuống nước.
Truyền thuyết thứ bảy: Yết Kiêu đi sứ, được vua Nguyên phục tài, qúy đức. Vua Nguyên bỏ cả hiềm khích, cho công chúa và chục nàng hầu đến hầu hạ. Vua lệnh cho công chúa là phải có con với tướng nhà Trần và có thể thì giữ chân Yết Kiêu lại. Công chúa đem lòng yêu thương. Khi Yết Kiêu mãn hạn ra về, nàng công chúa ngày ngày mặt mày ủ ê, sầu thảm rồi ốm nặng. Nhà vua lo lắng đưa công chúa sang Đại Việt, cầu hôn Yết Kiêu. Sang đến nơi thì hay tin Yết Kiêu tạ thế, công chúa liền quyên sinh trên đất Đại Việt. Yết Kiêu hay tin, thương người con gái xứ Tàu nhẹ dạ. Đời sau, ở đền Quát, dân làng cũng lấy đá tạc chín nàng hầu và hai vệ sĩ để thờ vọng hương hồn nàng công chúa đã trao mối chân tình với Yết Kiêu.
Truyền thuyết thứ tám: Một lần, Yết Kiêu đem một toán quân đến mai phục trong bụi lau sậy ven bờ sông, nơi đoàn thuyền giặc Nguyên đậu. Rồi một mình ông dùng chiếc khoan nhọn, khoan các đáy thuyền của chúng. Cứ khoan xong một lỗ, ông lại lấy giẻ đút nút dùng dây một đầu buộc vào nút giẻ đầu kia giòng lên bờ. Chờ cho giặc ngủ say, Yết Kiêu giật các đầu dây, nước ùa vào thuyền, thuyền bị đắm. Bọn giặc tỉnh dậy nhốn nháo. Yết Kiêu cho hiệu nổi quân reo. Còn ông nhảy lên thuyền túm cổ tên Phạm Nhan lôi tuột xuống sông, kéo hắn vào bờ. Trận đánh kết thúc, nghĩa quân toàn thắng, Phạm Nhan bị chém đầu tại bãi bơi Kiếp Bạc. Vua Trần thăng cho Yết Kiêu chức "Đệ nhất bộ đô soái thủy quân".
Khi ban bổng lộc, Vua hỏi: "Tướng Yết Kiêu muốn bổng lộc gì?" Ông thưa: "Điều thứ nhất thần xin là bệ hạ ban phúc cho dân ấp Hạ Bì được tự do hành nghề chài lưới từ đầu sông ở thượng nguồn tới cửa sông giáp biển. Thứ hai, bệ hạ ban ơn cho mỗi hộ khi hành nghề ở đâu cũng được sử dụng 3 thước đất phơi chài lưới đồ nghề và kéo sợi quay tơ, ngoài ra thần không xin gì thêm".
Vua Trần khen Yết Kiêu là người nhân nghĩa và y ban. Từ đó, dân làng Hạ Bì làm nghề chài lưới cứ theo các triền sông trải dài ra sinh sống. Hiện nay, dân các Hà còn sinh cơ lập nghiệp ở khắp nơi tạo ra thành nhiều Hà phụ, thuộc một số xã theo các sông, lạch.
Những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian đã tô đậm tài năng sông nước phi thường của Yết Kiêu. Nhân dân luôn nhớ đến một vị võ tướng oai phong với chiếc dùi cầm chắc trong tay – thứ vũ khí lợi hại được Yết Kiêu dùng để lập công khi đánh trận trên sông nước và một tuổi thơ hiếu động.
Trong đền Quát hiện còn một số hiện vật quí mà chính những cụ già trong làng cho biết chúng gắn bó mật thiết với cuộc đời Yết Kiêu như mõ cáo, mõ cá… Mỗi một đồ thờ cúng đều có một tích đi kèm để giải thích.
Trong những dịp lễ hội, người làng Hạ Bì có dịp ôn lại bài học luyện quân rèn tài của vị thủy tướng quân. Lễ hội chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cao đẹp thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Nét đặc biệt nhất và hấp dẫn nhất của lễ hội đền Quát là hội bơi chải: Ngày bơi chải, nhân dân thập phương kéo về đông vui, nhộn nhịp, màu cờ sắc áo rực rỡ, trong đình ngoài đền rộn rã tiếng chào hát, nhiều trò vui sôi động cả vùng như: đi cầu thùm, đấu vật, cờ bỏi, chọi gà, tam cúc điếm… thu hút đông đảo nhân dân tham dự.
Với hiện trạng di tích và các truyền thuyết lưu truyền nơi đây cùng các sinh hoạt lễ hội được nhân dân bảo tồn, lễ hội đền Quát được đánh giá là một trong những lễ hội cổ truyền tiêu biểu của Hải Dương.